Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

“Bà Quại” nghe thật gần gũi thân thương

Dân Nam kỳ hễ thấy ai luống tuổi cỡ ông bà mình thì đều kêu hết thảy là: Quại (Ngoại)

Chớ ít khi nào kêu là Nội

Bị “Bà Quại” nghe nó gần gũi thân thương hơn, vì bà nội có thể không nhìn cháu nội chớ bà ngoại lúc nào cũng dang tay đón nhận đứa cháu của mình cho dù nó là đứa con không ai nhìn nhận ,

Bị cháu ngoại thì chắc là cháu mình còn cháu nội là còn phải xét lại không tự nhiên mà người ta có câu: “thắng về nội “thúi” về ngoại”.

Con gái chữa hoang có con cũng “dzìa” quại
Cháu không được gia đình nội nhìn nhận cũng dzìa quại
Con gái bị gia đình chồng ruồng rẫy cũng ẵm con dzìa quại
Con gái chẳng may làm goá phụ cũng dzìa quại

Thiệt đúng: “Cháu bà nội mà tội bà quại”

Nên trong tâm tưởng người ta coi bà quại gần gũi tình cảm hơn.

Nhìn đâu cũng thấy bóng dáng bà quại đầu đội khăn rằn lưng còng da nhăn lững thững mang bó rau về luộc cho tụi nhỏ chấm mắm nêm ăn cơm mà chảy nước mắt.

Nhưng hễ chửi cha nhau thì người ta lại lôi bà Nội ra chửi nào là: Mụ Nội mày, Bà nội cha mày.

Với bị mấy ông “cha” cũng ta bà quá, tật mê gái hay lấy bậy rồi bỏ vợ con bơ vơ không cha không họ hàng để bà quại nuôi thấy mụ nội nên con nít nó mến bà quại hơn!

Thiệt ra cũng hõng phải bà nội hong thương cháu, nhưng do xã hội xưa bà mẹ chồng và nàng dâu hay có khoảng cách với nhau nên cũng vì thế mà không thân với cháu nội bằng cháu ngoại. Khoảng cách tâm lý nó sễ làm tình cảm con người lợt lạc.

Còn cháu ngoại là cháu của con gái mình đẻ ra rành rành, thương con gái từ đó phải thương luôn cháu “quại”.

Khi con gái có con là hủ hỉ bên con nhiều hơn cho nên nói gì con cũng nghe, cái khoảng cách giữa con dâu và mẹ chồng thì chắc phải có nhưng với mẹ ruột thì không.

Mẹ ruột mắng la con gái thì con gái buồn bực nhưng chỉ vài ngày thì quên nhưng nếu mẹ chồng mắng la con dâu cũng cùng 1 nguyên nhân thì nàng dâu sẽ để bụng không bao giờ quên !!!! Chính vì thế mà khi lấy chồng rồi con gái vẫn hướng lòng về mẹ ruột hơn, điều này rất ảnh hưởng đến con cái, chúng cũng hướng lòng về bà ngoại hơn.

Tội nghiệp bà nội cho dù cũng thương cháu nội y hệt bà ngoại nhưng lại không được có cơ hội như bà ngoại.

Trên thực tế bây giờ có nhiều mẹ chồng thương con dâu như con gái, và cũng có nhiều trường hợp người mẹ ghét bỏ con gái ruột của mình.

Vì sao cả thế giới phải ngưỡng mộ về cách người Đức dạy con

Bạn có biết ở Đức, việc các bậc phụ huynh ép trẻ em học hành khi chúng chưa đến tuổi đi học bị cấm? Tất nhiên, không phải là người...

Hùng Lân – Nhạc sĩ của những bài hùng ca Việt

Ngày 17/09 là ngày mất của hai nhạc sĩ thuộc hàng cổ thụ của nền tân nhạc Việt Nam: Lê Thương và Hùng Lân. Nhạc sĩ Hùng Lân sinh ngày...

Nhà cổ Tấn Ký – ngôi nhà cổ đẹp nhất Hội An

Không chỉ giữ được kiến trúc nguyên bản sau 200 năm, nội thất của Nhà cổ Tấn Ký còn quy tụ những món đồ cổ rất giá trị, gốm các...

Nghĩa của “vóc” trong “ăn vóc học hay”

Trên Hồn Việt số 65 (tháng 12/2012), ông Nguyễn Quảng Tuân có trả lời độc giả Ba Bụt (Cao Lãnh, Đồng Tháp) về câu “Ăn vóc học hay”. Thực ra...

Phải chăng ” lời chào cao hơn mâm cỗ “?

Trong tiếng Việt từ "chào" thường đi đôi với từ "hỏi" và từ "mời", cách chào hỏi, chào mời, chào thưa ở mỗi địa phương có một phong tục khác,...

Cháo lòng Sài Gòn

Bây giờ đi ăn cháo lòng tôi rụt rè gọi tim thôi, không dám rờ tới gan, ruột, dồi gì hết mà vẫn vừa ăn vừa hồi hộp. Cả cơ...

Có hay không Vòng luân hồi?

Hoài nghi về cuộc sống của con người sau cái chết vẫn là câu hỏi thường trực bỏ ngỏ đối với toàn thể nhân loại... Từ hàng nghìn năm nay,...

Ông Khai Trí của ‘Sài Gòn, một thời vang bóng’

Cách đây 13 năm khi nghe tin ông chủ nhà sách Khai Trí Nguyễn Hùng Trương mất đi, giới yêu sách Sài Gòn ai cũng bùi ngùi thương mến. Ngày...

Những câu nói sâu sắc về cuộc đời

"Life is too deep for words" - cuộc sống quá "sâu" để có thể diễn tả bằng lời. "Life is too deep for words" - cuộc sống quá "sâu" để có...

Kỳ tích mở cõi của chúa Nguyễn

Việc đem Sài Gòn và vùng đất Nam bộ về cho Tổ Quốc một cách hòa bình và hợp pháp là công lao vĩ đại của Chúa Sãi Nguyễn Phúc...

Nha trang – thời tôi mới lớn

Nha Trang lúc nào cũng đẹp, nhưng với tôi Nha Trang đẹp nhất ở vào cái thời tôi mới lớn. Dường như lúc ấy biển xanh hơn, bầu trời trong...

Chơi chữ – thú chơi tao nhã, dí dỏm của người Việt

Chơi chữ là một phép tu từ từ vựng, lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ đẻ tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu...

Exit mobile version