Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Biên chung, biên khánh – hai nhạc cụ độc đáo của cung đình nhà Nguyễn

Sau thành công bước đầu của việc phục chế, biên chung và biên khánh tiếp tục được hoàn thiện và biểu diễn trong dàn nhạc ở các dịp lễ hội lớn tái hiện lại các hoạt động của thời nhà Nguyễn như lễ tế đàn Xã Tắc, đàn Nam Giao…

Được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, biên chung và biên khánh là hai nhạc cụ hết sức độc đáo từng được sử dung trong cung đình nhà Nguyễn xưa.

Trong hai nhạc cụ này, bộ biên khánh gồm 12 chiếc khánh hình chữ L ngược làm bằng đá núi Nhồi ở Thanh Hóa.

Mỗi chiếc khánh có độ dày mỏng khác nhau để tạo ra âm vực khác nhau khi gõ.

Bộ biên chung gồm 12 quả chuông đồng được đúc rỗng, độ dày mỏng giữa các chuông khác nhau.

Trên thân chuông đúc 5 đường gờ nổi song song tượng trưng cho ngũ hành, và đúc nổi 9 nút nhỏ ở mỗi đường gờ để làm điểm gõ chuông.

Các nút nhỏ này chính là điểm ký hiệu về “cường độ” và “trường độ” của quả chuông lúc trình tấu.

Móc treo của các quả chuông được chạm trổ tinh xảo.

Tất cả 12 chiếc chuông và chiếc khánh được treo trên một giá đỡ bằng gỗ quý sơn son thếp vàng, chia thành hai hàng trên và dưới, mỗi hàng có 6 ô lắp móc treo.

Hai đầu giá đỡ có đòn gánh chạm nổi hình đầu rồng, giúp nhạc cụ có thể di chuyển đến nơi trình diễn rất dễ dàng với hai người gánh bằng vai.

Chân giá đỡ chạm hình con nghê khá sinh động.

Vào thời nhà Nguyễn, biên chung và biên khánh cùng thuộc dàn Nhã nhạc cung đình, chỉ được đưa ra sử dụng trong những buổi tế lễ trọng đại như: lễ Đại triều ở điện Thái Hòa, lễ Tế Nam Giao, lễ Tế Xã Tắc…

Theo các nhà nghiên cứu, biên chung, biên khánh có nguồn gốc từ lâu đời trong văn hóa Trung Hoa cổ đại, về sau được du nhập vào Triều Tiên và Việt Nam.

Ở Việt Nam, hai nhạc cụ này được dùng trong dàn Nhã nhạc thời Lê (1427 – 1788) và thời Nguyễn (1802 – 1945).

Cho đến cuối thế kỷ 20, cả biên chung và biên khánh đều đã thất truyền, chỉ còn lưu giữ lại được một số bộ phận riêng lẻ và cũng không còn ai biết cách trình tấu.

Từ những năm 2010, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã phối hợp với các chuyên gia Hàn Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn truyền thống quốc gia Hàn Quốc tiến hành nghiên cứu và phục chế bộ biên chung và biên khánh.

Vào các năm 2012-2013, hai loại nhạc cụ này lần lượt được trình diễn thử nghiệm trong các sự kiện của Festival Huế.

Sau thành công bước đầu, biên chung và biên khánh tiếp tục được hoàn thiện và biểu diễn trong dàn nhạc ở các dịp lễ hội lớn tái hiện lại các hoạt động của thời nhà Nguyễn như lễ tế đàn Xã Tắc, đàn Nam Giao…

Phân biệt nhầm lẫn giữa ẩn dụ và hoán dụ

Người xưa thường nói: Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp tiếng Việt. Không chỉ ngữ pháp mà ngôn ngữ tiếng Việt cũng rất phong phú. Vì thế để...

Tìm về Đèo Ngang trong câu thơ ‘Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà…’

Trải qua các triều đại phong kiến Việt Nam, đèo Ngang đã được coi là một danh thắng của nước việt, đi vào nhiều câu ca dao và tác phẩm...

Cuộc đời cô quạnh của nhạc sĩ Thanh Bình: Con đường mình đi sao chông gai…

Nhạc sĩ Thanh Bình qua đời năm 2014 khi không có vợ con bên cạnh, chỉ có những ca khúc do ông viết thay lời đưa tiễn ông, nhất là...

Vận ngữ với thơ (Nói về tập Nhàn Ngâm của ông Tùng Thành Nguyễn Nhún)

Dạo tháng giêng năm nay, một hôm, tôi có tiếp được một cuốn sách của người ta gởi tặng, do nhà dây thép Huế giao cho. Sự ấy với tôi...

Câu “Dở như hạch” ra đời như thế nào ?

Hồi nhỏ  hay nghe câu “Dở như hạch” mà không hiểu …. “Hạch” là gì ? Chà và “Hạch” là nhóm người Chà chuyên thức đêm giữ cửa và canh...

Tại sao có chữ “Tông’ trong miếu hiệu của các vị vua Việt Nam

Việt Nam có lịch sử hình thành từ rất sớm. Trải qua tiến trình lịch sử ấy, dưới thời phong kiến, các vị vua của các triều đại đều tồn...

Lễ Gia Tiên không thể thiếu trong bộ nghi thức đón dâu Ngày Cưới

Lễ Gia Tiên luôn là phần không thể thiếu trong bộ nghi thức đón dâu Ngày Cưới. Lễ Gia Tiên được hiểu như sau: “gia” là gia đình, gia tộc...

Ba cha tám mẹ là những ai?

Theo "Thọ mai gia lễ": Ba cha là: Thân phụ: Cha sinh ra mình. Kế phụ: Sau khi cha chết, mẹ lấy chồng khác, chồng mới của mẹ là kế...

Vùng đất Lưỡng Quảng và mối quan hệ với người Việt cổ

Trong thời kỳ Chiến quốc, vương quốc Việt cũng chao đảo dưới những biến động chính trị, nhưng lộ trình văn hóa của nó vẫn khác xa văn hóa Trung...

Lăng Thiệu Trị – vẻ đẹp bị lãng quên – Phần 1

Dù có nhiều điểm tương đồng với lăng Gia Long và lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị vẫn có những nét rất riêng, có thể coi là độc nhất vô...

Những tình khúc định mệnh của Trúc Phương

Nhạc sĩ Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc. Ông sanh năm 1939 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình) ở vùng hạ lưu...

Vì sao quả chuối lại mọc cong?

Đã bao giờ bạn thắc vì sao quả chuối lại mọc cong hướng lên trời chứ không trĩu xuống hướng mặt đất chưa? Tất cả đều có lý do hết...

Exit mobile version