Câu cổ ngữ “Môn đang hộ đối”, hiện nay thường được phát âm là “Môn đăng hộ đối”, cho rằng trai gái đến với nhau, điều kiện kinh tế, địa vị xã hội của hai bên có tương đồng thì hôn nhân mới phù hợp, hạnh phúc. Ý nghĩa gốc của câu nói còn ẩn chứa những câu chuyện sâu xa hơn.

“Môn đang (đương)” và “Hộ đối” nghĩa là gì?

Theo Thuyết văn giải tự, chữ Môn (門) được ghép thành từ 2 chữ Hộ (戶) đối nhau. Diễn đạt theo ngữ pháp xưa “門當戶對” sẽ là “Môn đang hộ đối”, có thể hiểu một cách mộc mạc là hai bên có cân đối thì khi khép lại mới kín kẽ, mới là cái cửa. Nhưng trong thuật ngữ kiến trúc và xây dựng cổ thì “môn đang” và “hộ đối” là hai bộ phận cấu thành của một cửa lớn. Phân tích ra sẽ thấy nội dung rộng lớn hơn nữa, chứ không chỉ là sự vừa khít của hai cánh cửa.

Môn đăng hộ đối phiên âm từ tiếng Hán 门当户对 (Méndānghùduì) là câu thành ngữ chỉ việc 2 gia đình trong quan hệ thông gia, nhà trai và nhà gái là tương xứng với nhau về mặt địa vị xã hội và tài sản, đều là những gia đình quyền quý, giàu có, theo quan niệm hôn nhân thời phong kiến.

Môn đăng hộ đối (门当户对)
Theo nghĩa Hán Việt:Môn (门): cửa
Đăng (当): đèn (hoặc lên)
Hộ (户): nhà
Đối (对): cặp tương xứng, đối xứng

Môn đăng hộ đối ý nói từ ngoài cửa cho đến trong nhà đều tương xứng. Tuy nhiên, quan niệm chọn thông gia này chỉ phổ biến trong thời phong kiến, ngày nay thì quan niệm này đã dần được thay thế bằng xứng đôi vừa lứa, hai người trai và gái yêu nhau, hợp nhau, thì là sẽ tiến đến hôn nhân, chứ không phụ thuộc vào điều kiện gia đình môn đăng hộ đối như trước đây nữa.

“Môn” và “Hộ” trên cơ thể người

Một số huyệt vị trên cơ thể cũng dùng “Môn” và “Hộ” để đặt tên, bởi theo quan điểm của Trung y, những huyệt đó là chỗ để Thần khí xuất ra, đương nhiên cũng đồng thời là nơi tà khí nhập vào nên nó giống như cái cửa. Những huyệt vị này đại đa số có chức năng kiểm soát sự khép mở, lên xuống, xuất nhập. Huyệt vị lấy “Môn” để đặt tên đều là chỉ những đầu mối then chốt lớn nơi ra vào khí cơ của thân thể, chúng có tác dụng chủ yếu trong việc khai thông nối liền âm dương.

Ví dụ như huyệt Chương Môn là hội của tạng, là cửa cho khí của 5 tạng xuất nhập. Huyệt ở đầu xương sườn tự do thứ 11. Khi người ta tức giận, Chương Môn sẽ đau. Chúng ta có thể dùng mồi ngải cứu vị trí này khoảng 10 phút, sẽ thuyên giảm. Mát-xa huyệt đạo này có thể hỗ trợ trị liệu các chứng đau tức ngực, chướng bụng, nôn mửa, tiêu chảy, tiêu hóa kém…

Trên đường kinh Phế của thân thể có huyệt vị vô cùng quan trọng là Vân môn. Đây là huyệt thứ hai của Phế kinh. Vân chỉ hơi nước, Môn là nơi ra vào. Trên thân thể người, Phế khí giống như hơi nước ra vào qua cửa. Huyệt ở bờ dưới xương đòn gánh, nơi chỗ lõm ngang cơ ngực to, giữa cơ Delta, nơi có gian sườn 1, cách đường ngực 6 thốn (1 thốn bằng khoảng  3,3cm), trên huyệt Trung Phủ 1,6 thốn. Huyệt có tác dụng tuyên thông Phế khí.

Còn một huyệt khác tên Khí hộ ở phía dưới huyệt Trung Phủ (là nơi xuất phát của kinh Phế, Phế chủ khí). Do huyệt được coi là nơi cửa ra vào của khí nên tên là Khí hộ. Nó ở sát dưới xương đòn, dưới huyệt Khuyết Bồn 1 thốn, cách đường giữa ngực 4 thốn. Trị lưng và ngực đau, khó thở, nấc, suyễn, khí quản viêm.

Qua đó có thể thấy, sự phân biệt “môn” và “hộ” từ trong kiến trúc cho tới y khoa đều thể hiện sự khác biệt về mức độ quan trọng, phẩm cấp, lớn nhỏ. Nên “môn đang, hộ đối” không có nghĩa là người nhà có môn đang thì kết duyên với người nhà có hộ đối.