Nhu cầu về tái chế đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết khi mà mức độ ô nhiễm môi trường đang ở mức đáng báo động. Các khối băng cực đang tan chảy với tốc độ chưa từng thấy, và mực nước biển tăng từ sáu đến tám inch trong mười năm qua, đã cho chúng ta thấy nhiều mối nguy hại từ thiên nhiên đang đe dọa cuộc sống của chúng ta. Vì thế, chúng ta buộc phải hành động ngay, làm những việc kể cả những việc nhỏ nhất, để góp phần bảo vệ môi trường, trong đó không thể thiếu việc tái chế rác thải. Hôm nay, Thủ thuật – Tái chế sẽ đưa ra một vài ý tưởng, thủ thuật tái chế rác để có thể phát huy tối đa việc tận dụng rác thải bảo vệ môi trường nhé!

Nhựa là một trong những thứ có “công” trong việc góp phần vào việc ô nhiễm môi trường, có thể nói đa số rác thải đến từ nhựa, một phần vì chúng rất khó phân hủy. Theo nghiên cứu, nhựa thậm chí có thể mất tới 1000 năm để phân hủy. Đó cũng là lý do vì sao chúng ta phải tái chế thật nhiều từ nhựa. Mà không chỉ là nhựa, hãy tái chế cả những vật liệu khác nữa. Từ những chai nhựa, bạn có thể tạo ra rất nhiều thứ cần thiết cho cuộc sống hằng ngày mà có khi cả bạn cũng chưa từng nghĩ tới.

Tái chế can nhựa đựng xăng dầu thành bình treo trồng cây

Thủ thuật tái chế can nhựa thành bình trồng cây

Thủ thuật tái chế can nhựa thành bình trồng cây

Cho dù bạn chỉ có 5 phút rảnh tay, đừng lo, chỉ với khoảng thời gian ấy bạn đã có thể biến hình một chiếc can nhựa đựng xăng dầu thành bình treo trồng cây rồi. Tùy vào kích thước bình treo bạn mong muốn là bao, trồng nhiều cây hay là ít cây trong một bình, hoặc cũng có thể có gì dùng đấy. Can nhựa có nhiều kích thước như 10 lít, 20 lít.

Để tạo được một bình trao, bạn sử dụng kéo, rạch một đường từ giữa can nhựa. Tiếp đó, bạn cắt đi 5/6 nửa phần dưới đáy can nhựa, chỉ để lại 1 mặt can nhựa nối liền với nửa thân trên. Chỉ thế thôi, bạn đã có một bình nhựa treo trồng cây rồi.

Để hoàn hảo hơn, bạn hãy đục 2 lỗ nơi mặt còn lại kia để có thể lấy giấy thép quấn bình treo vào bờ rào trong vườn bạn. Và cũng đừng quên đục vài lỗ dưới nắp can nhựa để cây được thông thoáng hơn, không bị bí bách và nhờ đó, cây bạn trồng sẽ luôn tươi xanh, tràn đầy sức sống nhé!

Thủ thuật tái chế chai Coca nhựa thành hộp đựng quà

Hộp nhựa đựng quà từ vỏ chai coca

Hộp nhựa đựng quà từ vỏ chai coca

Thay vì dùng giấy gói quà quá nhàm chán, không được độc lạ hoặc sử dụng các túi đựng quà tốn quà nhiều chi phí, bạn có thể tái chế chai Coca nhựa, một loại thức uống hết sức quen thuộc với chúng ta, nhất là trong mùa hè này.

Để sở hữu một hộp đựng quà vô cùng bắt mắt, hãy cắt chai Coca nhựa thành 2 phần, phần đáy chiếm ⅔ chai. Sau đấy, giữ nguyên phần chân của chai nhựa Coca, và chia phần trên làm 8 phần bằng nhau tương đương với 4 chân của chai. Giờ thì, chúng ta chỉ cần bỏ quà vào, rồi gập 8 phần trên chân chai vào cho vừa khít, rồi lấy ruy băng cố định chúng lại cho thật xinh xắn là đã hoàn thành hộp quà vô cùng xinh xắn rồi. Bạn có thể gấp sao, và tô sơn huỳnh quang lên rồi bỏ vào trong hộp để chúng có thể phát sáng vào mỗi khi đêm xuống và chúng ta tắt điện này.

Từ chai nhựa thành giá đựng đồ trang sức

Bạn là một người yêu thích đồ trang sức, sở hữu chúng rất nhiều nhưng lại chưa có gì để trưng bày chúng, cũng như dễ dàng hơn trong việc lựa chọn chúng dễ dàng mỗi ngày vì quá lẫn vào nhau. Vậy thì bây giờ hãy cùng chúng mình làm một cây đựng/treo đồ trang sức tiện dụng cho bản thân mình nào.

Hãy chuẩn bị vài chai nhựa, tốt nhất là chai Coca nhựa hoặc Pepsi nhựa 1,5 lít để có thể tạo thanh treo trang sức đẹp nhất có thể. Tiếp đến, hãy kiếm một thanh sắt dài khoảng 50 đến 75 cm, hoặc dài theo mong muốn của bạn cùng một vài ốc vít để cố định. Cắt đôi phần chân của chai nhựa, chỉ lấy phần đấy. Sau đấy, đục một lỗ vào chính giữa phần vừa cắt vừa với đường kính của thanh sắt, rồi sử dụng các ốc vít để cố định trên dưới của đáy chai với thanh sắt để không bị tuột. Mỗi phần đáy chai hãy cách nhau khoảng 10 cm để nhìn thoáng và dễ dàng để các đồ trang sức hơn. Sử dụng 1 đáy chai đã cắt ra rồi úp ngược lại để làm chân của thanh treo đồ trang sức nhằm giúp thanh treo có thể đứng được.

Nếu bạn muốn nó có màu sắc sôi động hơn thì bạn có phun sơn theo sở thích, mong muốn của mình. Và thế là giá đựng đồ trang sức đã hoàn thành rồi, hãy lấy những đồ trang sức của bạn treo lên nó nào.

» Các bạn có thể quan tâm: Khi tái chế đồ bỏ đi không còn là khó khăn

Khuôn làm bánh quy, bánh nướng

Khuôn làm bánh

Khuôn làm bánh

Với những người yêu thích làm bánh, thì hẳn các bạn không thể thiếu các khuôn làm bánh quy, bánh nướng nhỉ? Thay vì dùng một số tiền không nhỏ để mua, bạn có thể sử dụng các lon bia, lon nước ngọt mà bạn đã uống hết để làm chúng. Bởi vì các lon bia, lon nước ngọt được làm từ nhôm, nó mỏng nên giúp chúng ta dễ dàng tạo ra các khuôn hình có hình dạng khác nhau.

Hãy sử dụng kéo cắt các lon nhôm thành nhiều phần khác nhau theo hình tròn với các chiều cao khác nhau tùy vào nhu cầu làm bánh của bạn. Sau đấy, bạn có thể uốn nắn các hình tròn này theo các hình mình yêu thích như hình át bích, hình quân tép (chuồn), hình trái tim, hình ngôi sao 5 cánh,… Và thế là bạn đã có những khuôn bánh nướng bánh vô cùng xinh xắn, tiện lợi rồi. Bạn cũng không còn phải lo lắng rằng ở các cửa hàng không có khuôn bánh hình dạng bạn thích nữa nữa rồi.

Giá đỡ điện thoại khi sạc

Giá đỡ điện thoại

Giá đỡ điện thoại

Điện thoại dường như đã trở thành một đồ vật không thể thiếu với mỗi người, vì vậy mà những gì liên quan đến nó cũng được chú trọng hơn bao giờ hết. Ví như giá đỡ điện thoại khi sạc, nghe có vẻ hơi khó mường tượng nhưng khi bạn đã làm ra được nó từ việc tái chế chai nhựa, bạn sẽ thấy nó có bao nhiêu tiện dụng.

Hãy tận dụng chai dầu gội đã sử dụng hết của bạn, tốt nhất hãy sử dụng những chai dầu gội hình bản dẹp. Đầu tiên, bạn hãy cắt phần nắp chai dầu gội đi, rồi cắt đi một nửa phần trên thân chai, chỉ để lại một mặt nối liền với phần còn lại. Tiếp theo, ở mặt còn lại kia, hãy cắt/ đục một khuôn hình vuông hơi nhích ở phần phía trên. Mục đích của việc cắt một khuôn hình vuông này là nhằm treo nó vào cục sạc. Từ đó bạn đã có một giá đỡ điện thoại khi sạc vô cùng tiện dụng, nhất là khi ổ cắm của bạn quá cao so với chiều dài dây sạc điện thoại khiến cho bạn bất tiện trong việc sạc cũng như hạn chế các mối nguy hại tiềm năng cho cáp sạc và điện thoại di động của bạn.

Tái chế chai nhựa thành bình tưới nước

Chỉ cần với trí tưởng tượng và óc sáng tạo của bạn thân, bạn có thể tạo ra bất cứ thứ gì mong muốn chỉ từ một chai nhựa. Giờ thì, hãy cùng nhau tạo nên một bình tưới nước để giúp cho vườn cây của bạn trở nên tràn đầy sức sống hơn.

Hãy lấy một chai nhựa, đúng thế chỉ với một chai nhựa, tuy nhiên nếu có thể hãy cố gắng kiếm một chai nhựa có phần miệng chai có đường kính bằng hoặc nhỉnh một ít so với ống nước nhựa dẻo để có thể dễ dàng cố định phần đầu ống nước với chai nước. Sau đấy, bạn hãy đục thật nhiều lỗ nhỏ lên trên thân chai để nước khi bơm vào có thể tỏa ra mọi phía, giúp cho bạn đỡ phải vất vả trong việc kéo lê ống nước nhựa đi khắp vườn để tưới cây.

Thật dễ dàng thực hiện nhưng lại cho ra một thứ có hiệu quả không thể ngờ đúng không nào? Là một người yêu cây và cũng như yêu thích việc chăm sóc cây thì bình tưới nước này là một thứ không thể thiếu, cũng như giúp cho bạn rất nhiều và tiết kiệm sức lực biết bao nhiêu.

» Bạn có thể quan tâm: Thủ thuật tái chế rác thải chỉ trong vòng 5 phút

Tái chế chai nhựa thành lọ trồng cây để nơi góc bàn

Trang trí, bày đủ thứ lên góc làm việc luôn là việc yêu thích của nhiều người, nhất là khi một góc làm việc hợp mắt có thể cho bạn hiệu quả làm việc cao hơn.

Để tạo ra một lọ trồng cây xinh xắn, hãy chuẩn bị một băng đĩa nhựa và một chai nhựa. Cắt chai nhựa làm đôi sau đấy sử dụng phần trên của chai, cố định phần nắp chai với băng đĩa để có thể giúp cho lọ trồng cây cân bằng và đứng thẳng được. Và thế là chúng ta đã có một lọ trồng cây cực xinh, nếu muốn bạn có thể trang trí thêm bên ngoài lọ theo ý muốn của mình. Sơn đen thân chai và phần băng đĩa cố định nhằm tạo ra một lọ trồng cây mang phong cách lạnh lùng cũng không phải là một ý kiến tệ khi bạn là một người cá tính.

Phía trên là 7 ý tưởng về thủ thuật tái chế rác chúng mình đưa ra, hy vọng từ bài viết các bạn có thể tận dụng tối đa những chai nhựa hoặc rác thải từ các vật liệu khác để tái chế, đem chúng trở thành những thứ hữu dụng trong đời sống thường ngày của mình. Và từ đó, dù chỉ là một hành động nhỏ thôi, bạn cũng đang góp phần vào việc bảo vệ môi trường rồi đấy nhé!