Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Canon in D – Bản nhạc bất hủ

Thật hiếm có tác phẩm cổ điển nào có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và dài lâu như bản nhạc Canon in D của Johann Pachelbel.

Canon in D hay còn có tên gọi khác là Canon cung rê trưởng được biết tới như một trong những bản giao hưởng hay nhất thế giới. Johann Pachelbel (1653-1706) tuy không nổi tiếng bằng Beethoven hay Mozart nhưng bản Canon in D của ông lại phổ biến hơn so với các sáng tác âm nhạc của cả hai huyền thoại này.

Tên đầy đủ của Canon in D là Kanon und Gigue in D-Dur für drei Violinen und Basso Continuo, nghĩa là bản luân khúc rê trưởng dành cho vĩ cầm và bè trầm đánh số. Ban đầu, bản nhạc được viết dành cho đàn violin và bè trầm, chơi trong các nhà thờ ở hình thức thánh ca là chính.

Sau này, Canon in D được thể hiện lại bằng nhiều nhạc cụ khác nhau, từ piano, violin, classical guitar, guitar điện, harp, flute, xylophone… đến những nhạc cụ truyền thống của các nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc v.v… Nó được sử dụng trong tất cả các thể loại từ thánh ca, giao hưởng, Pop, Rock, Acappella, Beatbox, Hip-hop, Dance…

Canon in D hội tụ rất nhiều yếu tố của một bản giao hưởng đỉnh cao khi đem lại sự thư thái, cảm xúc nhẹ nhàng cho người nghe ngay từ những nốt nhạc đầu tiên. Phần giai điệu được đánh giá là chuẩn mực với những phân đoạn chính được lặp lại 30 lần, không quá dài hay quá ngắn mà chỉ vừa đủ để người nghe có thể cảm nhận trọn vẹn bản giao hưởng tuyệt vời này.

Canon in D giữ kỉ lục về số lượng các phiên bản được phối và chơi lại ở nhiều phong cách bởi nhiều nghệ sĩ nổi tiếng nhất trên thế giới. Tác phẩm đặc biệt này có thể viết lại cho nhiều loại nhạc cụ và được không ít nhạc sĩ sử dụng một phần giai điệu để viết thành các ca khúc riêng.

Shane Filan – cựu thành viên ban nhạc Westlife cũng từng rất thành công với ca khúc Beautiful in White. Sự kết hợp tuyệt vời từ những ca từ mang đầy ý nghĩa cùng những giai điệu trang trọng của Canon in D đã khiến ca khúc này trở thành một trong những bản nhạc đám cưới được yêu thích nhất mọt thời đại.

Canon in D cũng là nguồn cảm hứng để hai nhà soạn nhạc Rudy Perez và L. Russell Brown viết nên ca khúc Dream comes true. Ca khúc này cũng là sáng tác được dành riêng cho lễ cưới hoàng gia Anh giữa hoàng tử William và công nương Kate Middleton diễn ra năm 2011.

Granduation – ca khúc dành cho ngày tốt nghiệp của Vitamin C cũng khiến người nghe liên tưởng tới những giai điệu của Canon in D. Với sự kết hợp mượt mà của bản phối Canon in D guitar và violin, Granduation đã để lại nhiều cảm xúc đáng nhớ cho nhiều thế hệ học sinh trong ngày lễ tốt nghiệp.

Cha đẻ của bản Canon in D – Johann Pachelbel (28/8/1653 – 6/3/1706) là một nhà soạn nhạc người Đức kiêm nghệ sĩ đàn organ thời kỳ Baroque và là một giáo viên, người đã đưa nền âm nhạc organ truyền thống miền nam nước Đức lên thời đỉnh cao. Ông sáng tác rất nhiều tác phẩm thánh ca và những đóng góp của ông cho dòng nhạc thánh ca và tẩu pháp đã giúp ông trở thành một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất thời trung Baroque.Các tác phẩm của Pachelbel giành được tiếng tăm lớn ở thời đại của ông. Ông có rất nhiều học trò và âm nhạc của ông đã trở thành hình mẫu cho các nhà soạn nhạc miền Nam và Trung nước Đức. Ngày nay, Pachelbel được biết đến nhiều nhất với nhạc phẩm bất hủ Canon in D, nhạc phẩm canon duy nhất mà ông sáng tác. Ngoài canon, ông còn có những tác phẩm nổi tiếng khác như the Chaconne in F minor, the Toccata in E minor cho đàn organ, the Hexachordum Apollinis cho thể loại đàn dùng bàn phím.

Các tác phẩm âm nhạc của Pechelbel chịu ảnh hưởng của các nhà soạn nhạc Đức như Johann Jakob Froberger và Johann Kaspar Kerll, các nhà soạn nhạc Ý như Girolamo Frescobaldi và Alessandro Poglietti, các nhà soạn nhạc Pháp và các nhà soạn nhạc của âm nhạc truyền thống vùng Nürnberg. Âm nhạc của Pechelbel được biết đến với sự đơn giản, nhẹ nhàng mang phong cách đối âm vô phức.

Thời Vua Hùng không có ‘văn hóa đóng khố’

Đã đến lúc cần cấp tốc loại bỏ thứ “văn hóa đóng khố” ra khỏi nhận thức về trang phục thời đại Hùng Vương, vì đó là một sai lầm...

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và ca khúc “Rồi 20 Năm Sau”

Rồi 20 Năm Sau là ca khúc nhạc vàng nổi tiếng của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng hợp soạn cùng Tấn An. Bài hát này còn có tên khác là...

Họ Doãn làm giàu

Đời nhà Chu, có người họ Doãn chỉ chăm làm giàu. Tôi tớ trong nhà khó nhọc, vất vả, thức khuya dậy sớm. Có một tên đầy tớ tuổi già,...

Những tình tiết ly kỳ về kẻ ám sát tổng thống Mỹ Abraham Lincoln

1,5 thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Tổng thống Mỹ thứ 16 Abraham Lincoln (1809-1865) bị mưu sát, cũng là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên trong...

Tết nguyên đán có từ bao giờ?

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán, hay nói ngắn hơn là Tết có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương. Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu...

Vì sao đại thần triều Thanh diện kiến vua thường phất hai ống tay áo?

Đây là hành động mà chúng ta thường thấy trong các bộ phim về triều Thanh, ý nghĩa của nó là gì. Sau khi nhà Thanh được lập nên, dù...

Những Kim Bảo đời vua Gia Long (1802-1819)

Nguyễn Phúc Ánh còn có tên huý là Chủng và Noãn, con thứ 3 của Nguyễn Phúc Côn (Luân) và bà Nguyễn Thị Hoàn, sinh ngày 15 tháng Giêng năm...

Chương trình “Lính hát lính nghe”

Mấy lúc gần đây, trên mạng xã hội (facebook) đã có vài bài viết nhắc lại các câu chuyện về Văn nghệ – truớc 1975 như các sinh hoạt của...

Thi hào Rabindranath Tagore viếng Saigon 1929

Năm 1929, một sự kiện có ý nghĩa trong đời sống văn hóa chính trị Saigon lúc bấy giờ là thi hào của Ấn Độ Rabindranath Tagore viếng Saigon trong...

Những hình ảnh khó quên về lễ hội chùa Hương năm 1927

Bầu không khí nhộn nhịp ở bến Đục, cảnh đẹp như tranh thủy mặc trên suối Yến, nét trầm mặc của chùa Thiên Trù… là loạt ảnh hiếm có về...

Quân chúa Nguyễn bảo vệ biển đảo, xua đuổi người Âu Châu

Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch] cho phái đoàn Trịnh Hoà, 4 lần xuống Tây dương. Từng đi qua các...

Ba miền Việt Nam năm 1992 qua ống kính Pool Renault

Cùng xem loạt ảnh đặc sắc về Hà Nội, Sài Gòn cùng hàng loạt địa phương khác được phóng viên người Pháp Pool Renault ghi lại trong hành trình xuyên...

Exit mobile version