Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chợ qua từ ngữ…

CHỢ – tiếng Hán là thị– Nhất cận thị nhị cận giang (Nhất là (ở) gần chợ, nhì là (ở) gần sông). Gọi chợ búa– búa (từ Việt cổ tồn tại ở vùng Nghệ Tĩnh) cũng có nghĩa là chợ. Đối với trẻ em nông thôn trước đây, chợ gắn với hàng quà- Trông như mẹ đi chợ về.

Chợ có lớn nhỏ. Nhỏ có chợ xép, chợ chồm hổm (người mua ngồi chồn hổm mua bó rau mớ cá), hiện đại thì có siêu thị. Đông, ồn là thuộc tính cố hữu của chợ. Đông như họp chợ, ồn như vỡ chợ, không mợ thì chợ cũng đông (cá nhân chẳng có ý nghĩa, chẳng thấm tháp gì so với số đông). Hai thái cực, chợ là nơi ồn ào tấp nập nên càng dễ nhận ra  sự vắng vẻ- chợ chiều (lèo tèo ít ỏi, còn hàm nghĩa tàn cuộc vui). Xưa gọi dân thị thành là kẻ chợ(phân biệt với kẻ quê, chân quê). Chợ thường bát nháo nên dân quản lí chợ cũng phải thứ dữ, người thu thuế chợ là đối tượng bị căm ghét: Thứ nhất lấy vợ người ta, thứ nhì thuế chợ, thứ ba đưa đò. Ngày nay chắc phải sửa thuế chợ thành thuế vụ mới hợp.

Chợ nhiều loại, từ chợ trời (Chợ họp lộ thiên ngửng thấy trời, Có lắm yêng hùng lắm thiên lôi- Bút Nguyên Tử) đến chợ đời. Nhiều nơi có chợ phiên (mỗi tháng vài phiên, cách nhau một số ngày nhất định, ví dụ nhóm các ngày 5, 15, 25 (âm lịch) hàng tháng hoặc nhiều hơn. Nhiều nơi có chợ nổi trên sông (như ở Ngã Bảy- Phụng Hiệp- Hậu Giang), chợ nổi trên biển (nơi ghe tàu tụ lại mua bán cá hoặc trao đổi các nhu yếu khác).

Tấp nập vậy nhưng chợ có lề quê có thói, chợ nào cũng có những tập quán, luật lệ bất thành văn để tránh cảnh giành giật bát nháo.  Trước đây có từ chợ đen để phân biệt với chợ đỏ (thương mại nhà nước). Ở Đà Nẵng khoảng  năm 1977-1979 còn có chợ ăn trộm nhóm khoảng 2-3 giờ sáng, chuyên bán đồ ăn cắp. Yêu nhau cũng có chợ tình như chợ tình Hà Giang, chợ tình Sa Pa, trai gái, những người yêu nhau cứ việc tới, xem như một tập quán, một nét văn hóa của dân tốc vùng cao.

Lại còn có chợ âm phủ, nơi người cõi dương và người cõi âm mua bán với nhau. Chợ đậm màu cổ tích dị đoan, xưa Thủ Huồn tìm và gặp vợ ở chợ âm phủ. Có chợ âm phủ lẽ đâu không có chợ thượng giới chứ, phải  ghi công thi sĩ Tản Đà. Ông lên hầu trời và than “Văn chương hạ giới rẻ như bèo”. Chư tiên vốn mê phục thơ ông, rối rít dặn: “Anh gánh lên đây bán chợ trời” (Hầu trời). Té ra trên trời cũng có chợ- chợ tiên giới. Văn thời Tản Đà hạ giới chê thì có thượng giới cần còn văn chương thời ra ngõ gặp nhà thơ này muốn đưa lên thượng giới chắc phải hóa như hóa hàng mã hoặc đưa ra chợ trời nhân thế cho người ta cân kí.

Cái gì bán được, cần bán cứ đem ra chợ. Ở mấy thành phố lớn nay có thêm chợ cơ bắp (dân thất nghiệp vùng quê lên sức dài vai rộng ngồi thành từng cụm, ai cần cứ tới thuê). Phương Tây xưa  có chợ nộ lệ, đem nô lệ (công cụ biết nói) ra bán, chủ nô nào cần thì tới mua. Ngành giáo dục là nơi đào tạo, rèn luyện nhân cách cũng không quên đóng góp phần phá hoại nhân cách, làm cho chợ thêm phong phú. Đó là chợ trường (buôn bán tạp nham trong trường học), chợ thi (thi cử mua bán bát nháo), chợ luận văn (loại nào cũng có đầy hè phố, bỏ  vài ba chỉ  mua là có luận văn luận án, luận gián luận mọt gì cũng có.

Chợ còn được gắn với một thái độ nào đó. Dại nhà khôn chợ mới ngoan, Khôn nhà dại chợ thế gian chê cười (dại được hiểu như thật thà, khôn được hiểu như ma lanh). Nói ăn chợ ở đình, đầu đường xó chợ để chỉ những người cù bất cù bơ, bụi đời. Đem con bỏ chợ chỉ sự tráo trở lừa đảo, đẩy người ta tới chỗ xa lạ hỗn độn rồi bỏ mặc.

Ngoài chợ thông thường còn có hội chợ để trưng bày, giới thiệu sản phẩm, qua đó giao dịch làm ăn. Hội chợ thì đông người, từ nay phái sinh ra cụm từ đòn hội chợ (nhiều người tham gia đánh một người). Chợ là nơi trung tâm, hội tụ có khi trở thành địa danh cho cả vùng: Chợ Lớn, Chợ Rẫy, Chợ Quán, Chợ Gạo, Chợ Lách, Chợ Rào

Ở thành thị miền nam trước đây nhiều phong trào chống đối: Học sinh bãi khóa (nghỉ, không học), dân chúng đình công bãi thị (không làm việc, không đi chợ, không họp chợ), làm tê liệt hoạt động xã hội, gây điêu đứng cho chính quyền.

Chợ có tầm quan trọng trong đời sống xã hội. Những vấn đề nhu cầu, tiêu dùng, cung ứng trong xã hội được thực hiện chủ yếu thông qua chợ. Những vấn đề thị trường, tiếp thị, bán mua… đều thông qua chợ. Càng ngày, siêu thị càng phổ biến, người ta còn đi chợ trên internet. Quan niệm cho đúng về chợ, tổ chức hợp lí hệ thống và quản lí hoạt động của chợ đó là những vấn đề cấp bách trong một xã hội văn minh.

Thú thê bất thú ngưỡng đầu nữ, giá hán bất giá đê đầu hán

Người xưa có câu: “Thú thê bất thú ngưỡng đầu nữ, giá hán bất giá đê đầu hán”, nghĩa là: Chọn vợ, không chọn gái ngẩng đầu – Lấy chồng,...

Đời ca hát của bà Năm Sa Đéc

Từ cuối năm 1965, Đài Truyền Hình Số 9 được mở ra tạo đất dụng võ cho giới điện ảnh – kịch nghệ. Trong số những diễn viên xuất hiện...

Ngày xưa nước mía ép tay

Nước mía là thứ nước giải khát ngon, bổ rẻ và được ép nguyên chất từ mía tươi. Ngày xưa mấy xe nước mía thường dùng tay để ép mía,...

8 thói xấu khó bỏ của người Việt Nam

Lâu nay người Việt cứ ru nhau bằng những từ hoa mỹ mà chẳng bao giờ nhìn nhận thẳng vào sự thật xấu xí của mình như thói lừa lọc...

Chuyện “ngự thiện” của các vua nhà Nguyễn

Ông cố và ông nội tôi (cụ Nguyễn Đắc Tiêu) suốt đời ở trong ban Nhạc chánh của Nam triều nhà Nguyễn. Đời bác tôi (ông Ngũ Vọng), lại làm...

Ỷ Lan Phu Nhân và vĩ nghiệp trong lịch sử

Văn chương bình dân Việt Nam thường hay phản ánh đường nét hiện thực của một xã hội tổ chức trên nền tảng lao động lồng trong khung cảnh của...

Đến từ đâu thì cũng là Phở Việt

Theo chữ Nôm, từ phở gồm có chữ Mễ (lúa) + chữ Ngôn (lời nói) + chữ Phổ (phổ biến). Từ đó có thể hiểu nôm na phở là món...

Hà Nội năm 1994 qua những bức ảnh sinh động đời thường

Những bức ảnh sinh động về ngày Tết Hà Nội năm 1994 (Giáp Tuất) do nhiếp ảnh gia Pháp Bruno Barbey thực hiện khiến nhiều người không khỏi bồi hồi....

Phiếm Luận Về Ma

Trước khi bàn về ma, chúng ta thử định nghĩa xem “ma” là gì. Thông thường, ma là người đã chết hay người chết. Đang sống thì là người. Nhưng vừa chết...

Lấy của ban ngày

Nước Tấn có kẻ hiếu lợi một hôm ra chợ gặp cái gì cũng lấy. Anh ta nói rằng: "Cái nầy tôi ăn được, cái nầy tôi mặc được, cái...

Phanxicô Hải Linh và hoàn cảnh sáng tác ca khúc Giáng Sinh “Hang Bêlem”

Một mùa Giáng Sinh nữa lại đến, nhiều người – đặc biệt là giáo dân – đều quen thuộc với nhạc phẩm Hang Bêlem của nhạc sĩ Hải Linh. Tuy...

Liệu Lê Lợi có giết Lê Lai?

Rất nhiều người đều biết rằng Lê Lai đã đổi áo liều mình cứu chúa, giúp Lê Lợi thoát khỏi vòng vây của quân Minh trong những năm đầu của...

Exit mobile version