Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Anh Việt Thu

Nhạc sĩ Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, anh xuất thân trong một gia đình trung nông ven nhánh sông Tiền, với ba người em : Huỳnh Phi Long, Huỳnh Thị Kim Phụng, Huỳnh Hữu Việt Thu. Thuở nhỏ anh được đưa ra thành theo học tại trường làng Tân Vĩnh – Vĩnh Long, trường quận Cái Bè, Trường Tỉnh Mỹ Tho và năm 1950 được lên Sài Gòn tiếp tục việc học.

NS Anh Việt Thu và nhà thơ Thiên Hà

Trong những năm học Trung Học tại Sài Gòn, anh được người bạn cùng lớp là Ngô Văn My chỉ cho anh đánh những nốt đầu tiên trên đàn Tây Ban Cầm và từ đó anh tự học lấy. Đến năm 1956, Trường Quốc Gia Âm Nhạc thành lập, anh thi vào và lần lượt học các môn nhạc pháp, nhạc sử, hòa âm, đối âm, tấu âm, sáng tác và dương cầm với các giáo sư Hùng Lân, Nguyễn Văn Huấn, Nguyễn Phụng, Ngô Duy Linh, Hải Linh, Nghiêm Phú Phi, Võ Đức Thu …

Về sinh hoạt văn nghệ, anh thường tham gia vào các ban nhạc học sinh, sinh viên và dạy nhạc tại các trường Biên Hòa, Bình Dương, Tây Ninh, … Những bài hát với đề tài quê hương tình tự của anh như Ngược Giòng Cửu Long, Giòng An Giang, Những Niềm Thương Mến, Đường Này Anh Về Đâu … đã được in và phổ biến trong những năm 1956 -1957 và một số các bài tập trong thời gian học, thỉnh thoảng được nhạc sĩ Lê Mộng Bảo – Giám đốc nhà xuất bản Tinh Hoa in ra với tinh thần khích lệ để anh có tiền ăn học.

Gần tám năm vùi mài học tập và nghiêng cứu tìm một hướng đi trong sáng tác, bằng tiếng hát tự lòng đất và lòng người – đất Việt và người Việt. Sự hiện diện và đóng góp của anh trong làng âm nhạc Việt Nam không nhỏ. Những tác phẩm chính ANh Việt Thu đã viết : Dạ Khúc Kim Sang, 10 bài nhạc không lời cho vĩ cầm và dương cầm (Giải Cantorum Schola – La Mã 1962); 20 Ca Khúc Anh Việt Thu phổ biến trong những năm 1964 – 1968. Xuân Nguyễn Huệ (trường ca – Giải Nhất Xuân Bính Ngọ do Cục Vô Tuyến truyền thanh Quốc Gia tổ chức tại Sài Gòn 1966), Đường Chúng Ta Đi (liên ca) … và trên 200 ca khúc phổ thông. Đáng kể là một số tự tình khúc : 8 Điệp Khúc, Chân Dung, Đa Tạ, Một Mai Mai Một, Vùng Trời Sỏi Đá, Anh Còn Gì Cho Em, Hai Vì Sao Lạc, Tiếp Nối, Gọi Tên, Người Ngoài Phố, Trên Đầu Súng … cũng như một số ca khúc phổ từ thơ Trường Anh : Mưa Đêm Nay, Bảy Màu Vang; Thơ Thiên Hà như : Nhớ Nhau Hoài, Gió Về Miền Xuôi, Xa Dấu Ngựa Hồng … sống mãi với thời gian.


Đám cưới nhạc sĩ Anh Việt Thu, ngoài cùng bên trái là nhạc sĩ Hà Phương, kế đó là nhạc sĩ Phạm Minh Cảnh. Ngoài cùng bên phải là tài tử Trần Quang

Là một nhạc sĩ tài hoa, Anh Việt Thu được lọt vào ‘mắt xanh’ của cô nữ sinh Gia Long – Nguyễn Nữ Hiệp. Vượt qua những sóng gió ngăn cấm của gia đình, cuối cùng hai người chính thức thành hôn vào một ngày xuân 1965.

Do căn bệnh hiểm nghèo, sau 103 ngày vật lộn với thần chết qua các bệnh viện Grall, Tổng Y Viện Cộng  Hòa, Y Viện Quảng Đông. Người nhạc sĩ tài hoa ấy đã trút hơi thở cuối cùng hồi 2   giờ 40 phút ngày 15-03-1975 nhầm ngày mùng 3 tháng 2 năm Ất Mão. Ba mươi bảy tuổi đời. Nhạc sĩ Anh Việt Thu đã tạo được một sự nghiệp âm nhạc khá đồ sộ được công chúng mến mộ tiếc thương.

Tiêu Tán Đường, Tiêu Tán Thòn là gì?

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ...

Đất nước thời Đông Dương qua ảnh

Nữ phu kiệu ở Đồ Sơn, ngư dân quăng lưới tại Sầm Sơn hay khung cảnh Sài Gòn, Chợ Lớn... thời Đông Dương được lưu giữ qua ảnh đen trắng....

Xôi kinh nấu sử và sanh sôi nảy nở

Việt Nam tự điển của ông Lê Văn Đức, quyển hạ, phần II, ghi “Xôi kinh nấu sử”. Xin cho biết “xôi” đúng hay “sôi” mới đúng. Chữ “sôi” (hoặc...

Việt Nam năm 1997 qua ống kính Tổng lãnh sự Canada

Ông Kyle Nunas là Tổng lãnh sự Canada tại TP HCM. Vào năm 1997, ông đã có một chuyến “phượt” xuyên Việt và ghi lại nhiều hình ảnh sinh động....

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 4 – Trường Thi

Chữ trường có ba nghĩa : a - "Trường" trỏ vào cái trường thi tức là một khu đất có rào xung quanh, bên trong có chỗ cho học trò thi và có nhà...

Thế Tổ Miếu– Nơi thờ phụng các vua nhà Nguyễn

Thế Tổ miếu (世祖廟) thường gọi là Thế miếu (世廟) tọa lạc ở góc tây nam bên trong Hoàng thành Huế, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến...

Ngụ ngôn CON VE CÁI KIẾN – Thấy vậy chứ không phải vậy!

Con ve sầu chữ Hán gọi là Thiền hay Kim thiền. Nó còn có tên là con Điêu, con Tề nữ bởi do con Tề bào (tức con lãi đất)...

Pyotr Ilyich Tchaikovsky. Nhạc Cổ điển & Nhạc kịch Ballet

Lời mở đầu Pyotr Tchaikovsky (May 7, 1840 - November 6, 1893) có thể được xem như là một nhà soạn nhạc cổ điển có tiếng nhất. Ông sinh ngày...

LM thừa sai Louis Vallet Ngân, “kiến trúc sư” kỳ tài

Mấy chữ kiến trúc sư ở trên, tôi phải bỏ trong ngoặc kép, bởi linh mục thừa sai thuộc Hội truyền Giáo Hải ngoại Paris ( Missions Etrangeres de Paris)...

Hồi ức một thời về Vũng Tàu – Cap Saint Jacques

Vũng Tàu – Cap Saint Jacques, nơi từng là biên giới xứ Chân Lạp, được các chúa Nguyễn lấy về trong quá trình mở mang bờ cõi, rồi phát triển...

Những nghi lễ gia đình của người Hoa ở Nam bộ

Hiện nay ở nước ta có gần một triệu người Hoa. Họ cư trú ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, trong đó tập trung đông đảo ở các...

Những bức ảnh về Sài Gòn thế kỷ 19

Sài Gòn năm 1893 khá hiện đại như miêu tả trong cuốn “Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận” (1885) của Trương Vĩnh Ký. Qua...

Exit mobile version