Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đà Lạt Hoàng Hôn – Nét đẹp của Đà Lạt thuở còn ban sơ

Đà Lạt là xứ sở mộng mơ, thơ mộng, từ lâu đã gợi lên biết bao nhiêu cảm xúc, nỗi niềm với những tao nhân mặc khách từ thập phương ghé đến. Không thể liệt kê đầy đủ những ca khúc đã viết về xứ lạnh này, nhưng người ta thường nhắc nhiều nhất đến “Đà Lạt tam khúc”, đó là Thành Phố Buồn của nhạc sĩ Lam Phương, và 2 ca khúc cùng của nhạc sĩ Minh Kỳ: Thương Về Miền Đất Lạnh Đà Lạt Hoàng Hôn (viết chung với nhạc sĩ Anh Bằng).

Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ
Màu lam tím Đà Lạt sương phủ mờ
Từng đôi đi trên phố vắng
Bước chân êm giữa không gian, hoàng hôn thùa màn đêm.

Đứng trên triền dốc nhìn xuống đồi thông
Hàng cây thẫm màu đèn lên phố phường
Giờ đây hơi sương giá buốt
Biết ai thương bước cô liêu
Người đi trong sương rơi

Đà Lạt ơi, có nghe chăng Cam Ly
khóc tình đầu dang dở
Đêm xuống Than Thở vang cung hờn,
thêm sắt se tâm hồn
Người đi trong bóng cô đơn.

Khách du tìm đến thành phố ngàn thơ
Nhặt hoa thấy lòng buồn không bến bờ
Gần nhau, xa nhau mấy nỗi
Hỡi quê hương xứ sương rơi
Đà Lạt ơi, Đà Lạt ơi!

Đà Lạt đã từng khiến cho hồn cho bao du khách lãng đãng buồn theo màu lam chiều xứ lạnh vấn vương trên dốc đồi ngàn thông. Và màu sương mờ như khói như mây cho cảm giác như giữa cảnh thực và ảo không còn khoảng cách. Khách lãng du một chiều đứng lại nghe hoàng hôn rơi êm đềm trên thành phố mộng mơ.

Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ
Màu lam tím Đà Lạt sương phủ mờ
Từng đôi đi trên phố vắng
Bước chân êm giữa không gian, hoàng hôn thùa màn đêm.

Những đôi tình nhân trên phố vắng, nhẹ nhàng dìu nhau từng bước êm đềm trong màn sương phủ kín. Họ khẽ khàng thôi, vì không muốn làm khuấy động cái không khí lãng đãng mê hoặc đó, trong bầu không gian được mô tả là: “hoàng hôn thùa màn đêm…”

“Thùa” ở đây có người nghe tưởng là “thủa” hoặc là “thưa”. Thật ra đúng nghĩa là “thùa”. Thùa nghĩa là khâu móc từng múi chỉ để viền kín các mép của lỗ khuyết. Ý nghĩa trong câu nhạc là hoàng hôn đang chuyển dần về màn đêm. Có lẽ tác giả đã vắt cạn ngữ từ để tìm ra một từ đắc địa là “thùa” như thế để tả cảnh sắc hoàng hôn sắp hết.

Đứng trên triền dốc nhìn xuống đồi thông
Hàng cây thẫm màu đèn lên phố phường
Giờ đây hơi sương giá buốt
Biết ai thương bước cô liêu
Người đi trong sương rơi…

Đứng trên triền dốc cao mới nhìn được toàn cảnh đồi thông đang thẩm màu lên đèn phố núi. Đứng trên cao mới cảm nhận được nỗi cô đơn chập chùng vây quanh mình màu sương miền cao nguyên giá buốt. “Biết ai thương bước cô liêu”, biết ai chiều nay có thương bước chân in dấu hoài tưởng vào lời ca cho buổi chiều Đà Lạt ướt đẫm sương rơi.

Đà Lạt ơi, có nghe chăng Cam Ly
khóc tình đầu dang dở
Đêm xuống Than Thở vang cung hờn,
thêm sắt se tâm hồn
Người đi trong bóng cô đơn.

Thác Cam Ly và hồ Than Thở là những thắng cảnh nên thơ của Đà Lạt. Sự tích của hồ Than Thở theo truyền thuyết, vào từ thế kỷ 18, Hoàng Tùng là một nghĩa sĩ đoàn quân áo vải Tây Sơn của vua Quang Trung. Trước khi lên đường đánh giặc, Hoàng Tùng đã cùng Mai Nương ra bờ hồ Than Thở để hẹn hò, hẹn mùa xuân năm sau khi hoa Anh đào nở thì chàng sẽ trở về. Thời loạn ly chiến chinh cách trở, Mai Nương ở nhà nghe tin Hoàng Tùng tử trận nên gieo mình xuống giòng nước tự trầm. Năm sau Hoàng Tùng chiến thắng trở về, vô cùng thương xót khi biết người yêu không còn nữa, chàng đã tự vẫn bên hồ để được hạnh phúc với người yêu nơi chín suối.

Đà Lạt buồn, buồn luôn đến những chuyện tình dang dở đã thành huyền thoại của xứ sở sương mù, tác giả đã đem truyền thuyết này vào để gợi nhắc đến những thiên tình sử của ngày xưa, còn âm vang cung thương oán cao xanh nỡ cách chia tình đầu của đôi mái đầu xanh.

Khách du tìm đến thành phố ngàn thơ
Nhặt hoa thấy lòng buồn không bến bờ
Gần nhau, xa nhau mấy nỗi
Hỡi quê hương xứ sương rơi
Đà Lạt ơi, Đà Lạt ơi!…

“Gần nhau, xa nhau mấy nỗi”… Khách du “nhặt hoa thấy lòng buồn không bến bờ” khi tìm về với Đà Lạt. Đứng giữa hoàng hôn của xứ thơ nhạc sương khói và tình yêu mộng mị, nỗi cô đơn thường trực trong tâm hồn chợt rung lên những cung bậc u hoài buồn thương, mà giai điệp vẫn âm trầm bừng lên màu nắng như màu hoa Anh đào trên đôi má người con gái Đà Lạt ngày xưa.

“Hỡi quê hương xứ sương rơi. Đà Lạt ơi, Đà Lạt ơi!”

Lời nhạc cứ réo rắc gọi về xứ Hoa anh đào, làm người nghe mơ màng nhớ về phố núi sương mù buồn đẹp mộng mơ. Để rồi ước muốn thêm một lần nữa làm khách du tìm đến Đà Lạt, mơ hồ lãng du làm “người đi trong trong sương rơi”.

Để rồi “nhặt hoa thấy lòng buồn không bến bờ” Nhặt hoa Anh Đào hay Mimosa? Màu hoa nào đối với người đa cảm cũng sẽ là màu tan vỡ, khi nghệ sĩ vốn là khách đa tình nên dễ đa mang dự cảm trước thiên vạn nỗi buồn nơi chốn nhân gian…

Chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” gần Hồ Gươm

Dạo quanh khu vực Hồ Gươm – nơi được coi là trái tim của Hà Nội, biết bao nhiêu dấu ấn lịch sử của đất nước như Tháp Rùa, đền...

Phất Phơ Hai Dải Yếm Đào

Trước khi dùng xú-chiêng như người phụ nữ Tây Phương, người phụ nữ Việt Nam đã biết dùng cái yếm để che kín bộ nhũ hoa. Nói như thế không...

Cuộc sống lưu đày của vua Hàm Nghi qua lời kể của nữ nhà văn Nga

Ngôi biệt thự này dường như được tạo ra cho hạnh phúc, cho niềm vui, cho cuộc sống. Nhưng khi tôi nhìn vào đôi mắt người chủ góc thiên đường...

Tranh dân gian Việt Nam – Lịch sử và các dòng tranh nổi tiếng

Tranh dân gian gồm hai loại, tranh Tết và tranh thờ. Tranh dân gian có nguồn gốc từ rất xa xưa được giữ gìn, bảo tồn và phát triển qua...

Vì sao có tục bán mở hàng? bán mở hàng thế nào cho đắt khách ?

Trong phong tục ngày Tết, chúng tôi đã trình bày: đầu năm ai cũng muốn vận hội hanh thông, làm ăn suôi sẻ, làm quan có ngày khai ấn, kẻ...

Giai thoại những nghệ danh của các ca sĩ nổi tiếng trước 1975

Không như các ca sĩ Phương Dung, Thanh Thúy, Thanh Lan sử dụng tên thật làm nghệ danh, nhiều ca sĩ nổi tiếng như Thanh Tuyền, Hoàng Oanh, Nhật Trường,...

Lăng mộ danh y Hải Thượng Lãn Ông

Lăng mộ danh y Hải Thượng Lãn Ông là một quần thể kiến trúc hoành tráng và uy nghi, tọa lạc ở một địa thế rất đẹp. Nằm ở xã...

Nghịch cảnh của người thầy

Lớp học buổi tối từ bảy đến mười giờ. Người học thường là công chức, quân nhân hoặc học sinh muốn học thêm. Thành phần hỗn tạp. Trình độ cao...

Chữ quốc ngữ bành trướng từ Nam ra Bắc

1. Chữ quốc ngữ buổi đầu ở Nam Kỳ thuộc Pháp Từ quốc ngữ dùng ở chương này dùng để chỉ tiếng Việt và chữ viết theo mẫu tự La Tinh. Tình...

A lê hấp nghĩa là gì?

Trong tiếng Việt, a lê hấp có nghĩa là làm ngay. Lời hô có tính gấp rút, khẩn trương, không thể chần chừ. Về từ nguyên, a lê hấp là từ vay mượn từ tiếng Pháp allez...

Xe kéo tay ở Hà Nội (1884-1950)

Xe kéo tay xuất hiện đầu tiên ở Hà Nội vào năm 1884. Đó là hai chiếc xe do Công sứ Bonnal cho nhập từ Nhật Bản về, một chiếc...

Về chiếc khèn trong văn hóa Việt

Chúng ta thường đặt câu hỏi về nguồn gốc của nhạc cụ mà được gọi là khèn bè. Có nhiều nhà khoa học cho rằng nhạc cụ nầy đến từ...

Exit mobile version