Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đức tính ân cần của người Sài Gòn

Buổi sáng nọ, nơi góc đổ rác chung của cả khu nhà tự dưng xuất hiện một đôi giày cũ còn khá tốt. Giày được đặt trong một cái hộp với tờ giấy ghi chú, nét chữ nắn nót “đồ còn tốt, ai cần xin cứ tự nhiên”.

Sài Gòn – Đường Trần Hưng Đạo năm 1968. (Ảnh: flickr manhhai)

Ở mấy nước tư bản, việc đem bỏ đi đồ dùng còn xài tốt không lạ, nhưng cách nhường lại cho người khác sử dụng với tất cả sự ân cần là một cung cách đáng ngưỡng mộ. Đôi giày cũ khi đặt vào hộp, gửi tặng mơ hồ vào cõi nhân gian, được chủ nhân ân cần đi đánh xi lại, mới và đẹp, ai nhìn cũng thú vị.

Vậy mà mấy ngày sau mới có anh Mễ làm nghề đổ rác đến lấy, rồi để lại chữ “cám ơn”. Đôi giày nằm liên tục mấy ngày ở đấy, vì những người trong khu nhà không ai muốn giành lấy phần của người có thể khó khăn hơn mình.

Thỉnh thoảng thấy trong đời có sự ân cần làm lay động, lại chợt nhớ Sài Gòn với tất cả không gian từng rất ân cần của nó, một không gian mà giờ đây nhắc lại như một thứ của quý đang mất dần, phai dần, dư niệm của nhiều thế hệ.

Sài Gòn ân cần trong trí nhớ đơn giản lạ. Đôi khi chỉ là chuyện người qua đường trú mưa được chủ nhà mời vào ngồi vì sợ kẻ lạ bị ướt. Đôi khi vì một thùng trà đá để trước cửa để giúp bá tánh lỡ đường giải khát trưa hè. Có đi đến tận những thành phố, hỏi đường đi bị tính tiền, mới biết Sài Gòn đã từng ân cần thế nào. Sài Gòn ân cần và vô tư đến mức từng thấy người say nắng ngất xỉu bên đường, không ai biết ai cứ xúm vô cạo gió, lấy thuốc cho uống để giúp khách qua đường có sức đi tiếp.

Mới hôm rồi, may mắn đọc được một câu chuyện của người Sài Gòn mà lòng mát dịu. Lại thấy thương người đất miền Nam không quen nói trôi chữ, chỉ có tấm lòng.

Một anh trên facebook kể rằng anh đi làm thêm kiếm tiền đi học, chạy bàn rửa chén cho một đôi vợ chồng ở Sài Gòn. Một hôm lỡ tay làm bể hết nguyên chồng tô dĩa, anh luýnh quýnh không biết làm sao thì bất chợt bà chủ chạy vô nhìn thấy.

Bà sững người, chưa kịp la đã dặn: “Nếu chồng cô có xuống thấy thì nói tại cô làm bể, chứ không ổng chửi chết!”.

Vừa quay lưng thì ông chủ chạy từ trên lầu xuống, nhìn đống tô dĩa nát bấy mà thất thần, rồi dặn: “Nếu vợ chú vô hỏi, thì nói chú làm bể nghe, chứ không bả chửi chết!”.

Người làm công đó mang kỷ niệm ngọt ngào và xúc động đó kể lại trên nhật ký của mình, làm không biết bao người đọc rưng rưng, trìu mến.

Sự ân cần là cách mà con người thấu hiểu đời sống, đối đãi bằng lòng chân thành của mình. Bước đi vài dặm trong một đất nước, có thể thấy sự ân cần cho con người đang ở mức nào.

Việt Nam hôm nay có những thành phố lớn hơn, con người cao sang hơn, đại lộ đi bộ to rộng hơn… nhưng sự xua đuổi người nghèo khó cũng quyết liệt hơn. Sự ân cần như chỉ còn trú ngụ loanh quanh với giai cấp dưới, ở những thị dân ít học được thói cao sang.

Nhiều cao ốc được dựng lên, nhưng không mấy cái có lối đi của người khuyết tật. Nhà vệ sinh công cộng phải xây đắt tiền như tượng đài, nhưng hầu như không có cái nào dành cho phụ nữ có thai hay cho người già yếu.

Trong sự rực rỡ của đất nước này hôm nay, đã nhàn nhạt sự ân cần của người với người. Sự chói lọi chỉ số phát triển vẫn kèm theo khoảng tối đen mù lòa sau lưng nó. […]

Trích lược theo Facebook Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 11

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Khám phá thú vị về nghề nghiệp xưa ở Việt Nam qua ảnh

Những thước ảnh quý giá này đang được lưu truyền rất nhiều trên mạng xã hội, giúp cho giới trẻ Việt Nam hiểu rõ hơn về nghề nghiệp ngày xưa...

Chuyện một người Pháp xưng đế ở Tây Nguyên cuối thế kỷ 19

Trong khoảng thời gian từ 1888 đến 1890, khi nước ta đang xảy ra các biến cố như vua Hàm Nghi bị Pháp bắt lưu đày sang Algeria thuộc Pháp,...

Những lần đem quân tấn công đất Trung Hoa của đế chế Đại Việt

Theo các sử liệu của cả Việt Nam và Trung Quốc, trong hơn 1000 năm, quân đội của Đại Việt đã hàng chục lần tấn công vào lãnh thổ láng...

Hãy biết ơn đời!

Có một cô gái rất hận đời vì cô bị mù. Cô thù ghét mọi người, trừ người bạn trai của mình. Anh luôn ở bên cô và chăm sóc...

5 công trình kỳ vĩ của Tần Thủy Hoàng khiến thế giới kinh ngạc

Tuy rằng Tần Thủy Hoàng chấp chính chỉ có 37 năm, nhưng lại hoàn thành rất nhiều công trình ‘vô tiền khoáng hậu’ với tốc độ đáng kinh ngạc… Năm...

Dùng Nho làm người, dùng Đạo dưỡng sinh, dùng Thiền dưỡng tâm

Học cách làm người, học cách dưỡng sinh và dưỡng tâm là ba việc mà cổ nhân vô cùng coi trọng. Một người trước tiên phải hiểu biết lễ nghĩa, đạo đức...

6 quả chuông trong Nhà Thờ Đức Bà

Sáu quả chuông nặng trên 28 tấn, trên 100 tuổi thọ. Nằm ngang tầm với nóc nhà thờ. Cách mặt đất chừng hơn 20 thước. Được chuyên chở từ Marseille...

Về giai thoại cụ Phan Thanh Giản ngăn xe vua

Cách đây đúng 90 năm, một cuốn sách biên khảo về danh nhân Phan Thanh Giản được xuất bản. Sách có tựa Phan Thanh Giản truyện và được xuất bản...

Nguồn gốc ít biết của khẩu trang N95

Thật khó tìm được biểu tượng nào phù hợp với đại dịch Covid-19 hiện nay hơn chiếc mặt nạ phòng độc N95. Chiếc khẩu trang vừa khít quanh mặt và...

Ngụ ngôn CON VE CÁI KIẾN – Thấy vậy chứ không phải vậy!

Con ve sầu chữ Hán gọi là Thiền hay Kim thiền. Nó còn có tên là con Điêu, con Tề nữ bởi do con Tề bào (tức con lãi đất)...

Những hình ảnh quý hiếm về mẹ vua Bảo Đại ở Huế năm 1972

Có mặt ở Huế năm 1972, nhiếp ảnh gia Pháp Habans Patrice đã ghi lại những hình ảnh quý giá về bà Từ Cung – mẹ cựu hoàng Bảo Đại....

Exit mobile version