Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hoàn Cảnh Sáng Tác “Cho Vừa Lòng Em” Của Nhạc Sĩ Mặc Thế Nhân

Thôi rồi ta đã xa nhau kể từ đêm pháo đỏ rượu hồng
Anh đường anh em đường em yêu thương xưa chỉ còn âm thừa
Em đành quên cả sao em ? kỷ niệm xưa sánh như biển lớn
Ân tình cao tựa bằng non chỉ đổi bằng gấm lụa sao người ?

Anh về gom lại thư em cả nghìn trang giấy mỏng xanh màu
Gom cả áo lạnh ngày xưa anh đem ra đốt thành tro tàn
Cho người xưa khỏi phân vân khi ngồi đan áo cho người mới
Khi mùa đông lạnh lùng sang, em khỏi nhớ chuyện ngày xưa.

Em ơi hết rồi hết rồi, chẳng còn chi nữa đâu Em
Yêu thương như nước trôi qua cầu
Như đàn trổi cung sầu
Còn gì nữa đâu !?

Tôi thề tôi chẳng yêu ai vì người ta cứ phụ tôi hoài
Bây giờ tôi chẳng còn tin trong nhân gian có kẻ chung tình
Tôi giận tôi đã ngây thơ đem tình yêu hiến dâng cho người hết
Nên giờ tôi chẳng còn chi khi người ngoảnh mặt mà đi.

Bài hát Cho vừa lòng em được nhạc sĩ Mặc Thế Nhân sáng tác vào đầu thập niên 1970, người viết rất may mắn được nhạc sĩ Mặc Thế Nhân  kể lại hoàn cảnh sáng tác của ca khúc này như sau:

– “Hồi xưa lúc Bác đã có gia đình thì trong một lần ra Nha Trang có việc, Bác có vô tình quen với một cái cô người Huế, đẹp lắm. Hai bên cũng có cảm tình với nhau và cũng hay thư từ qua lại sau khi Bác về lại Sài Gòn. Bỗng một thời gian khoảng hai tháng cô ấy không gửi thư cho Bác và dù Bác cũng gửi bao nhiêu thư mà không thấy hồi âm, thì một hôm cô ấy có gửi lại cho Bác một cái thiệp cưới trong đó có tên của cổ và một ông sĩ quan ngoài Huế. Thế là buồn rầu Bác mới sáng tác bài hát này…”

Nhạc sĩ cũng chia sẻ thêm rằng khoảng những năm đó, Ông có chơi chung với nhóm Trịnh Lâm Ngân tức là Nhật Ngân, Trần Trịnh và Lâm Đệ. Thì khi sáng tác bài này Bác có đưa cho Nhật Ngân xem và sửa lại chút ít. Bác Mặc Thế Nhân tên thật là Phan Công Thiệt, còn bác Nhật Ngân tên thật là Trần Nhật Ngân nên cả hai thống nhất lấy họ của hai người là Phan Trần để tên tác giả cho bài hát này làm kỷ niệm….

NS Nhật Ngân và NS Mặc Thế Nhân thập niên 1990.

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân kết hôn sớm. Người phụ nữ kết nghĩa từ thuở đôi mươi cũng là người vợ theo ông đến tận sau này. Nhưng nhạc sĩ cũng thừa nhận rằng, ông đã từng có rất nhiều những phút xao lòng ngay cả khi đã có gia đình êm ấm. Ông chia sẻ trong một lần phỏng vấn : “Rung động là bản năng cũng là điều cần thiết ở những người làm nghệ thuật.Chẳng thế mà ai cũng lo sợ khi yêu và lấy phải nghệ sĩ. Nhưng tôi cho rằng đó là điều không thể thiếu nếu muốn sáng tác. Chúng ta không thể rung động trước một cái cũ, một cái đã quen thuộc. Chỉ có cái mới mới có thể tạo ra nhiều cảm xúc, tình yêu cũng vậy. Nói như thế không có nghĩa là nghệ sĩ thì được quyền sống buông thả, phụ nghĩa phụ tình, làm khổ vợ con. Vợ tôi là một người vị tha và biết cảm thông, nhưng cá nhân tôi cũng luôn tự ý thức về điểm dừng của mình để không ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình”, nhạc sĩ chia sẻ. Và theo nhạc sĩ Mặc Thế Nhân, bài hát Cho vừa lòng em cũng ra đời từ một lần xao lòng của ông.

Vợ NS Mặc Thế Nhân lúc trẻ.

Từ khi ra đời cho đến nay, ca khúc “Cho vừa lòng em” này đã được rất nhiều ca sĩ thể hiện thành công. Nhưng Ông cho biết rằng ông vẫn thích nghe Hương Lan hát nhất. Là bởi nữ ca sĩ diễn tả đúng nội tâm, những gì ông gửi gắm trong ca khúc. Theo ông, Hương Lan hát “Cho vừa lòng em” rất nhẹ nhàng, ngọt ngào, hoàn toàn không có gào thét, lại càng không bị luỵ oán hờn. Chỉ là một sự hờn trách nhẹ nhàng, sự chấp nhận, cam chịu. Thực ra thất vọng chán chường, hờn giận – thậm chí là cả thề nguyền chỉ là bề nổi. Sau hành động “đốt thành tro tàn” tưởng chừng như chứa đầy oán hận là mục đích khác. Đó là để em không phải phân vân về tình cũ, khỏi “nhớ chuyện ngày xưa” để toàn tâm toàn ý với duyên mới. Mặc Thế Nhân thú thực, kết cục của cuộc tình ấy như vậy có thể nói là đã rất tốt đẹp. “Nếu nàng không đi lấy chồng, hai chúng tôi không biết sẽ dây dưa tới lúc nào. Người đau khổ cuối cùng cũng sẽ là nàng. Bản thân tôi nếu dấn sâu hơn nữa lại trở thành kẻ tội đồ khiến vợ con đau khổ. Người nghe nhạc có lẽ sẽ cảm thấy sự sầu hận trong “Cho vừa lòng em”, nhưng từ trong thâm tâm thực lòng tôi rất cảm ơn người con gái ấy. Cảm ơn em đã đi qua đời tôi, cho tôi những cảm xúc quý giá và nhạc phẩm được nhiều người yêu thích”.

Sau này, mỗi lần có dịp gặp người viết, nhạc sĩ Mặc Thế Nhân lại hát chế vui đoạn đầu ca khúc Cho Vừa Lòng Em này như sau : Tôi thề, tôi chẳng yêu ai. Vì người ta cứ “dụ”tui hoài ….. Tôi cũng đáp vui lại : Chỉ có Bác dụ người ta thôi chứ ai dụ được Bác đâu. Cả hai cùng cười vui vẻ.

Xin nời quý vị thưởng thức nhạc phẩm  CHO VỪA LÒNG EM

Chữ Việt, chữ Nho và nguồn gốc của ngôn ngữ Việt

Con người vượt khỏi thế giới loài vật vì truyền thông được tình và ý cho nhau bằng ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ cá nhân có thể sống kinh nghiệm...

Trường làng xưa

Khi đề cập đến việc học trong các thế kỷ trước, người ta thường đề cập đến Quốc Tử Giám hay hệ thống các trường địa phương do nhà nước...

Vụ cướp nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ

Tám tên cướp trong vụ án đã bị bắt và bị kết án chung thân, hai người nữa đã chết trước khi ra tòa. Chỉ một phần nhỏ số tiền...

Bài học lịch sử về “lòng dân” vẫn còn nguyên giá trị

Trong lịch sử đã chứng kiến nhiều chiến công lẫy lừng bảo vệ Giang Sơn Xã Tắc là nhờ biết dựa vào lòng dân, được dân giúp sức. Cũng có...

Đi Tìm Ý Nghĩa Tích Cực Của Chữ “Hòa” 和 Trong Tôn Giáo

Trong sinh hoạt tư tưởng, người Ki-Tô giáo thường hay nhắc tới câu nói sau đây của một ngôn sứ trong Cựu Ước có lẽ là câu nói được truyền...

Phạm Ngũ Lão – Tướng quân đan sọt

Những thứ tước được trong khi đánh giặc đều sung vào kho tàng trong quân, coi tiền của thoảng như không. Phạm Ngũ Lão thực là bậc danh tướng lúc...

Con dấu Hoa Lộc dùng để làm gì?

CON DẤU HOA LỘC DÙNG ĐỂ LÀM GÌ? (khoảng từ 2000 trCN đến 1200 trCN) Họa sĩ Đức Hòa Đương thời với Phùng Nguyên còn có một Văn hóa khảo...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 5

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Mát trời ông Địa luôn!

Hình ảnh ông Địa bụng bự, gương mặt vui tươi, cười hớn hở dẫn đầu đoàn lân trong mỗi dịp Tết đến luôn tạo không khí náo nhiệt, rộn ràng....

Nghĩa của “vóc” trong “ăn vóc học hay”

Trên Hồn Việt số 65 (tháng 12/2012), ông Nguyễn Quảng Tuân có trả lời độc giả Ba Bụt (Cao Lãnh, Đồng Tháp) về câu “Ăn vóc học hay”. Thực ra...

Tử Cấm Thành của triều đại Tây Sơn

Xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, Bình Định ngày nay vẫn còn lưu giữ một di tích đặc biệt của triều đại Tây Sơn. Đó là thành Hoàng Đế...

Đinh Tiên Hoàng – Đinh Bộ Lĩnh – Hoàng đế dẹp loạn 12 sứ quân

Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924, nguyên quán động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Cha là Đinh Công Trứ làm nha tướng...

Exit mobile version