Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Làm thế nào để kiểm soát cảm xúc trên mạng xã hội?

Kiểm soát cảm xúc trên mạng xã hội là câu chuyện chưa bao giờ lỗi thời. Làm thế nào để cư xử đúng mực trên môi trường trực tuyến? Mời bạn cùng ELLE tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện đại, mạng xã hội trở thành một thế giới đa diện và chân thực hơn bao giờ hết. Những hình ảnh, trạng thái, bình luận, lượt tương tác… có khả năng làm thay đổi sâu sắc cuộc sống của mỗi người. Thông qua mạng xã hội, bạn có thể giao tiếp, kết nối, chia sẻ, tranh luận, chỉ trích, phê bình hoặc thậm chí mắng chửi, tẩy chay người khác chỉ bằng một cú click chuột. Vì vậy, ngay lúc này, chúng ta cần xem xét cách cư xử và học cách kiểm soát cảm xúc của mình trên môi trường trực tuyến thật nghiêm túc, cẩn thận.

Học cách kiểm soát cảm xúc trên mạng xã hội là một bài học không bao giờ dư thừa. Ảnh: Freepik

Khảo sát Chỉ số Văn minh Trực tuyến (Digital Civility Index – DCI) do Microsoft thực hiện, được công bố vào đầu 2/2020, cho biết, Việt Nam thuộc nhóm 5 nước có hành vi kém văn minh nhất trên môi trường trực tuyến (78%), chung với các nước Nam Phi (83%), Peru (81%), Colombia (80%) và Nga (79%). Khảo sát này được thực hiện trên 12.520 người lớn và trẻ vị thành niên tại 25 quốc gia.

Mặc dù khảo sát này chỉ mang tính chất tương đối, chưa thuyết phục và thiếu tính đại diện (do chỉ thực hiện trên 500 người Việt) nhưng nó cũng là một lời nhắc nhở đáng suy ngẫm về vấn đề kiểm soát cảm xúc trên mạng xã hội.

Kết quả khảo sát Chỉ số Văn minh Trực tuyến (Digital Civility Index – DCI) của Việt Nam năm 2020. Ảnh: Công nghệ Việt

TẠI SAO NHIỀU NGƯỜI MẤT KIỂM SOÁT CẢM XÚC TRÊN MẠNG XÃ HỘI?

HIỂU LẦM THÔNG ĐIỆP CỦA NHAU

Khác với việc trò chuyện trực tiếp kèm theo ngôn ngữ cơ thể, khi giao tiếp gián tiếp trên mạng xã hội, chúng ta dễ hiểu sai thông điệp của đối phương. Những câu chữ khô khan trong các trạng thái, bình luận không thể hiện đầy đủ ngữ cảnh của câu chuyện, khiến bạn khó nắm bắt chính xác điều mà người khác muốn truyền tải. Từ đó, hai bên dễ suy diễn, hiểu lầm, thậm chí dẫn đến các mâu thuẫn không đáng có.

TÍNH ẨN DANH TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Tính ẩn danh khiến nhiều người thoải mái thể hiện quan điểm hơn trên mạng xã hội. Ảnh: Social Networking

Hiện nay, trên các diễn đàn và mạng xã hội, bất cứ chủ đề lớn nhỏ nào cũng có thể châm ngòi cho những “cuộc chiến bàn phím” không hồi kết. Nhờ vào khả năng ẩn danh và bản chất trò chuyện gián tiếp trên Internet, nhiều người có thể yên tâm thể hiện cái tôi cá nhân chỉ với một (hoặc một vài) tài khoản trên mạng xã hội. Sự tự do ngôn luận trên mạng xã hội cho phép chúng ta nói lên quan điểm, chính kiến và đấu tranh cho những điều chúng ta tin là đúng đắn.

Tuy nhiên, không ít người lợi dụng điều đó để phê phán, chỉ trích người khác bằng lời lẽ kém văn minh. Bên cạnh đó, các bình luận tiêu cực trên mạng xã hội cũng lan truyền nhanh chóng hơn bất kỳ hình thức nào, thậm chí gây ra tổn thương sâu sắc đến tinh thần và thể xác của người khác. Sự ra đi của nữ ca sĩ Sulli là một trong những ví dụ đau lòng về nạn nhân của bạo lực mạng.

THỎA MÃN TÍNH HIẾU THẮNG

Trong nhiều vấn đề thời sự, khi gặp phải những ý kiến trái chiều, đi ngược với quan điểm cá nhân, một số người đưa ra các phân tích, bình luận chủ quan rồi chê bai người khác. Vì bản tính hiếu thắng, họ đã vô tình gây tổn thương cảm xúc của nhau. Gần đây, trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát dữ dội trên toàn cầu, ta càng thấy rõ một bộ phận cư dân mạng quá khích thường sử dụng từ ngữ tiêu cực để kết tội, chỉ trích, phân biệt chủng tộc, vùng miền…

Nhiều cư dân mạng mất kiểm soát cảm xúc trên mạng xã hội vì dịch Covid-19. Ảnh: Reauters

Thực ra, việc quan tâm đến thời cuộc và chủ động thể hiện chính kiến là điều cần thiết. Thế nhưng, chúng ta nên tỉnh táo xem xét vấn đề và góp ý, phản biện một cách khách quan dựa trên tinh thần xây dựng, nhằm kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Nếu chỉ chăm chăm chia sẻ cảm xúc tiêu cực, mất lòng tin, những phỏng đoán chủ quan… bạn chỉ đang góp phần làm hoang mang dư luận, gây rối loạn trật tự xã hội và khiến cho tình hình càng thêm rối ren mà thôi.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KIỂM SOÁT CẢM XÚC TRÊN MẠNG XÃ HỘI?

Khi sáng tạo và lan tỏa những thông điệp tích cực thì bạn đang góp phần xây dựng môi trường trực tuyến văn minh. Ảnh: Freepik

Để giữ gìn hình ảnh cá nhân và góp phần xây dựng môi trường trực tuyến lành mạnh, đã đến lúc chúng ta suy ngẫm nghiêm túc và bắt sự thay đổi. Mỗi người cần trau dồi năng lực làm chủ cảm xúc của mình, điều chỉnh ngôn từ và hành vi cho phù hợp.

Bên cạnh đó, bạn nên cố gắng “cai nghiện” mạng xã hội và điện thoại di động. Tham gia hoạt động yêu thích, hòa mình với thiên nhiên, trò chuyện cùng những người thân thương là các giải pháp đơn giản giúp bạn phần nào xao nhãng khỏi thế giới ảo đầy xô bồ.

Nếu bắt buộc phải sử dụng mạng xã hội trong công việc và cuộc sống, bạn nên suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi đăng tải hoặc bình luận, đánh giá ai đó. Hãy lan tỏa nội dung tích cực, kiên quyết bảo vệ sự lành mạnh của không gian mạng và tránh xa những cuộc đấu đá tầm phào, vô nghĩa,

Dưới đây là 4 thử thách của Microsoft nhằm khuyến khích người dùng sử dụng mạng xã hội an toàn và lành mạnh hơn:

  1. Hành động một cách tử tế, đồng cảm và giàu lòng trắc ẩn trong mọi tương tác trực tuyến. Đối xử với những người mà bạn kết nối bằng sự tôn trọng.
  2. Tôn trọng sự khác biệt và đa dạng trong quan điểm cũng như cách tư duy. Khi xảy ra bất đồng, hãy cân nhắc mọi hành động, tránh công kích cá nhân.
  3. Trước khi trả lời những bài viết trái quan điểm, chúng ta nên dừng lại suy nghĩ một chút. Đừng gửi hoặc đăng tải bất cứ nội dung nào có thể làm tổn thương người khác, gây tổn hại uy tín hoặc đe dọa sự an toàn của họ.
  4. Hãy bảo vệ bản thân và những người xung quanh bằng cách hỗ trợ các nạn nhân bị lạm dụng hoặc ngược đãi trực tuyến, đồng thời báo cáo hành vi đe dọa, lưu giữ bằng chứng về những hành vi không phù hợp hoặc không an toàn

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 9/10 – Những ngày cuối của Lâm Chín ngón

Tôi quen Lâm Chín ngón đã lâu, viết về nhân vật này đã khá nhiều, nhưng chưa bao giờ viết về những ngày cuối đời của Lâm, cũng như cái...

Vành khăn quý phái

Trong ký ức của tôi vẫn lưu giữ hình ảnh một nàng dâu xứ Huế mặt hoa da phấn, xúng xính trong chiếc áo dài thêu hình loan phượng điểm xuyết...

Con tuấn mã Nê Thông của vua Trần Duệ Tông

Nê Thông là con ngựa của vua Trần Duệ Tông, một con tuấn mã cực kỳ hiếm hoi. Nó là con ngựa mà nhà vua đã cưỡi khi thân chinh...

Đã một thời như thế: Hiện tượng Phạm Công Thiện

Có lẽ “người duy nhất” được Phạm Công Thiện kính nể và tôn sùng là Henry Miller. Tôi nghĩ rằng có thể từ chỗ gặp Henry Miller ở California, rồi...

Những hình ảnh thân thương về Sài Gòn năm 1991 – Phần 1

Cùng ngắm những hình ảnh thân thương về Sài Gòn năm 1991 được ghi lại qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe. Chợ Bình Tây Chợ...

Giải mã diện mạo thành Bát Quái nổi tiếng Sài Gòn xưa

Mang kiến trúc độc đáo, thành Bát Quái là một công trình phòng thủ quan trọng, giúp các vua Nguyễn giữ vững an ninh vùng Gia Định trong một thời...

Những cách gỡ bí cho bạn trẻ khi lo đám cưới

Đáng lẽ mừng đám cưới như tục lệ trói buộc thành ra lo đám cưới. Tục cũ đã truyền nhiễm lâu không dễ một mai đổi ngay được. Vậy phải...

Sài Gòn độc đáo qua ảnh tô màu thời Pháp

Những công trình biểu tượng của Sài Gòn xưa được tái hiện trong bộ bưu ảnh tô màu bằng tay thời Pháp của nhà sưu tập Bùi Bằng Giang. Thương...

Nhìn nhận xung quanh việc “trả đất” và quỳ gối” của Mạc Thái Tổ

Mạc Đăng Dung chào sứ thần triều Minh tại trấn Nam Quan năm 1540 (tranh trong cuốn An Nam lai uy đồ sách) Nói về vương triều Mạc, một vương...

Người thành thật thời xưa được tôn kính như thế nào?

Trong xã hội cạnh tranh hiện đại ngày nay, rất nhiều người cho rằng, càng giỏi mưu tính, càng chiếm được lợi nhiều thì càng tốt, còn người thật thà...

Cung Trầm Tưởng và những bản Tình ca Paris

Khoảng đầu thập niên 1960 của thế kỷ trước, trên văn đàn miền Nam xuất hiện tên tuổi của một nhà thơ trẻ với các bài thơ tình mà bối...

Các món ngon không nên bỏ qua khi đến Đà Lạt

Nhắc đến Đà Lạt ngoài không khí mát rượi ra thì ẩm thực là thứ khiến du khách cứ vấn vương không muốn về. Ẩm thực Đà Lạt đặc biệt...

Exit mobile version