Áo gấm đi đêm: đây là một câu thành ngữ với ý nghĩa phê phán sự không hợp lý, không đúng lúc, không đúng chỗ của một hành động nào đó, sẽ mang lại sự lãng phí, không có tác dụng gì. Hoặc câu này cũng có thể dùng trong trường hợp chỉ một hành động gì đó rất đáng hoài nghi, mờ ám, khuất tất, vì áo gấm đi đêm là một hành động không bình thường.
Áo gấm: một loại áo dệt bằng tơ lụa, nhiều màu sắc, có hình hoa văn đẹp và quý, đây là loại áo sang trọng, đắt tiền, thì phải mặc, ăn diện vào ban ngày mới có thể phát huy tác dụng, được mọi người nhìn thấy và công nhận giá trị của nó, còn mặc vào ban đêm, không ai nhìn được gì, thì áo gấm cũng không có khác áo thường là gì.
Áo gấm về làng là mang vinh hiển trở về quê hương, áo ấy mặc vào ban ngày. Còn như áo gấm mà đi đêm thì ắt là sự sang trọng ấy hẳn có sự mờ ám, khuất tất. Câu thành ngữ còn muốn phê phán sự không hợp lý, không đúng lúc, đúng chỗ của một hành động nào đó xét cho cùng là sự lãng phí, là không có tác dụng nếu không muốn nói là hành động ấy còn mang mục đích thiếu trong sáng như anh chàng ở chuyện trên.
Áo gấm: một loại áo dệt bằng tơ lụa, nhiều màu sắc, có hình hoa văn đẹp và quý.
Còn có câu: Áo gấm mặc ban ngày; Áo gấm về làng; Y cẩm hoàng lương.
Nghĩa bóng: Ă diện sang trọng đẹp đẽ không một ai biết đến. Tốn phí, phô trương tốn kém mà không đàng hoàng.
Chuyện kể:
Có một người học trò học dốt, nhưng hay khoác lác. Chàng ta nói vớ vợ:
– Ta phen này đi thi nhất định đỗ. Nhà rồi sẽ thấy, ta sẽ có áo gấm mặc về làng, cả làng ra đón. Bọn quan lại nhãi nhép ở cái tổng này phải ra mà cúi lạy ta. Lúc ấy ta thật là danh giá, mình cũng thơm lây.
Người vợ chẳng chút nghi ngờ, nàng vẫn ngày đêm tần tảo lo toan cho chồng ăn học và mong có ngày chồng đỗ đạt cho cả nhà vinh hiển.
Kỳ thi đến, chàng trai khoác lác kia không học đến bến, trượt đầu nước. Nghĩ lời ngày nào đã trót hãnh diện với vợ rằng sẽ được ban áo gấm, nên chàng xấu hổ lắm không dám về làng. Nhưng đi đâu cho được, chàng ta đành làm thân với một người học trò thi đỗ đã được bổ làm quan, mượn cái áo gấm. Anh chàng mừng lắm, nhưng không biết mặc nó vào lúc nào để về làng. Mặc ban ngày thì không tiện, sợ có người biết mình thi trượt sẽ kêu quan. Anh ta đành chờ đêm tối, mặc áo gấm vào rồi lẻn về nhà. Về đến nhà, vợ thấy chồng mặc áo gấm mới lấy làm vinh dự lắm. Đoạn nàng nói với chồng:
– Sáng mai, tôi sẽ mời nội ngoại đến nhà mình, ta ăn mừng thầy nó được ban áo gấm.
Anh chàng sợ, sáng ra mới cởi áo cất vào tay nải. Người trong làng được tin kéo đến đông lắm. Người thì mừng cho anh chàng nọ, kẻ thì hiếu kỳ muốn được xem áo gấm thực hư thế nào. Chờ mãi, sốt ruột, một người bảo:
– Áo gấm đâu, mặc vào cho cả làng thơm lây.
Anh chàng học trò nọ, mới lúng túng nói:
– Áo gấm của tôi, vua ban chỉ được mặc đi đêm thôi.
Biết chuyện, từ bấy làng có câu:
Vẻ vang gì áo gấm đi đêm
Khác gì cái mảnh chăn mền vắt vai.