Nhẫn cưới thì ở đâu cũng cần phải có trong tất cả các buổi hôn lễ trên thế giới. Nhẫn cưới là tượng trưng cho sự gắn kết, sự vĩnh cửu bên nhau. Nhẫn cưới là một cặp nhẫn một chiếc sẽ là của người con gái, một chiếc sẽ là của người con trai. Họ sẽ trao cho nhau để chứng tỏ rằng trong trái tim của họ có nhau và cũng để chứng minh với tất cả mọi người là họ đồng ý ở bên nhau suốt cuộc đời này. Chiếc nhẫn cứoi có hình tròn vì từ ngày xa xưa thì nó là tượng trưng cho một sự vĩnh cửu không tìm thấy điểm kết thúc của một tình yêu vĩnh hằng, nó còn là tượng trưng cho sự vĩnh hằng của cuộc đời khi mà hai ngừoi cùng dắt tay nhau bước qua một chặng đường mới, một hạnh phúc mới mà cả hai đều mong muốn bước qua.

Tại Ấn Độ: 

Bí ẩn 'nhẫn cưới' tại một số quốc gia trên thế giới

Không giống như nhẫn cưới phương Tây truyền thống, chỉ là nhẫn trơn hoặc gắn một viên đá quý ở giữa. Nhẫn cưới của người Ấn được đính rất nhiều những viên đá nhỏ chạy xung quanh, chính giữa là viên đá lớn nhất màu đỏ. Nhẫn cưới đẹp phải được tạo hình như một bông hoa hướng dương. Ngoài ra, thay vì kim cương, nhiều loại đá quý khác nhau sẽ được chọn lựa để làm nên chiếc nhẫn này.

Ý nghĩa của nhẫn cưới theo truyền thống của người Ấn Độ thì người phụ nữ có chồng sẽ đeo nhẫn ở ngón chân cái chứ không đeo nhẫn ở ngón áp út.

Tại Việt Nam:

Nhẫn cưới không chỉ là vật phân biệt những người đã có gia đình và chưa có gia đình, mà ở nền văn hóa khác nhau ý nghĩa của nhẫn cưới sẽ khác nhau theo quan niệm của từng đất nước. Ở Việt Nam, phong tục truyền thống lại có những quan niệm khác. Các bậc lớn tuổi thường cho rằng “nam tả, nữ hữu”, tức là đàn ông thường ở bên trái, phụ nữ ở bên phải và áp dụng vào cách đeo nhẫn cưới.

Tại Hawaii:

Bí ẩn 'nhẫn cưới' tại một số quốc gia trên thế giới

Đối với người thuộc xử sở tươi đẹp nhất của thế giới, biển đảo Hawaii thì những chiếc nhẫn cưới của họ rất được họ chăm chút và khá tỉ mỉ đến từng chi tiết. Họ thường sẽ trạm trổ vào chiếc nhẫn vô cùng tinh vi và thường làm làm bằng chất liệu bằng vàng còn những trạm khăc sẽ là bằng màu tối hơn để làm nổi bật nó trên nền ngón tay. Đăc biệt ở xử xở này thì họ thích khắc tên trên nhẫn của hai người vào chiếc nhẫn cưới của mình để đánh dấu đây là chiếc nhẫn chỉ có họ mới sở hữu.

Tại Ai-len:

Theo người Ai-len thì chiếc nhẫn là biêu tượng cho tình yêu, lòng trung thành và cả tình bạn. Cô dâu chú rể trao cho nhau chiếc nhẫn Claddagh trong ngày cưới và họ có thể đeo chiếc nhẫn này đảo chiều xuôi hoặc ngược đều được và tất nhiên cũng có thể đeo ở tay trái hoặc tay phải.

Tại Nga:

Bí ẩn 'nhẫn cưới' tại một số quốc gia trên thế giới

Đối với người nga thì nhẫn cưới của họ cũng khác với cả nhẫn cưới của các nước khác. Nếu ở người Hawaii là nhẫn trạm khắc thì ở nhẫn cưới của người Nga họ sẽ là 3 vòng nhẫn xoắn lại với nhau như là một chiếc dây có 3 sợi xoắn lại với nhau. Đây là chiếc nhẫn tượng trưng cho 3 điều mà người nga mong muốn ở một nửa của mình đó alf dự trung thực, lòng tin yêu và sự lãng mạn.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ:

Xưa kia, có một nhà quý tộc người Thổ Nhĩ Kỳ yêu vợ đến nỗi muốn chắc rằng cô ấy phải luôn chung thủy mỗi khi ông vắng nhà. Thế nên ông bảo thợ kim hoàn chế tạo một chiếc nhẫn gọi là “Puzzle”, gồm nhiều chiếc nhỏ đan lồng vào nhau theo một quy tắc bí mật chỉ hai người biết.

Chiếc nhẫn cưới độc đáo gợi liên tưởng đến hình của nhiều sợi dây bện lại, thể hiện tình yêu quấn riết, bền chặt khó tách rời. Nếu người vợ tháo chiếc nhẫn ra khỏi tay, từng chiếc nhỏ sẽ tách ra và chỉ có ông mới có thể gắn kết chúng lại như cũ. Đương nhiên là chỉ những người thợ kim hoàn khéo léo với tay nghề cao mới có thể thực hiện được một tác phẩm hoàn mỹ.

Đây chính là cách để các chàng trai xưa thử lòng chung thủy từ một nửa của mình và nó mặc nhiên được xem như chiếc nhẫn cưới truyền thống của người Thổ Nhĩ Kỳ mặc dù một số người không còn dùng nó trong lễ cưới nữa.

Tại Hy Lạp:

Bí ẩn 'nhẫn cưới' tại một số quốc gia trên thế giới

Người Hy Lạp cổ đại cho rằng nên đeo nhẫn cưới ở ngón tay áp út bên trái vì theo họ, ngón tay này nằm trên “đường giao” đến trái tim con người. Người La Mã gọi đó là “vena amouris” hay còn có nghĩa là nguồn mạch tình yêu. Ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới theo quan niệm của người Hy Lạp được phổ biến rộng rãi, trở thành một hình ảnh quen thuộc trong các lễ thành hôn trên toàn thế giới.