Đài kỷ niệm Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa ở Ngã Sáu Cộng Hòa ,thời Việt Nam Cộng Hòa là bùng binh ngã 6 này có tượng một người Cảnh Sát như hình dưới đây, thường hay gọi là ngã sáu Cộng Hòa vì lấy theo tên đường Cộng Hòa bây giờ là đường Nguyễn Văn Cừ ,có ai nhà ở khúc này và còn nhớ tượng này không ta.
– Tản mạn chơi nha ,nhớ tới đâu viết tới đó.
Bùng Binh Cộng Hòa cái tên nghe là lạ nhưng đó là từ này người dân Sài Gòn hay dùng để chỉ một giao điểm, ngã tư, ngã năm, ngã sáu, ngã bảy, đối với dân cờ bạc thì Bùng Binh có thể là nơi để binh xập xám dưới bùn chăng, những năm 60, 70 khi Hoa Kỳ còn tham chiến tại VN thì SG và vùng Lục Tỉnh có nhiều xe nhà BINH của Mỹ và tại ngã sáu này có nhiều xe chạy qua lại, nhất là vào tan sở làm ta thấy lùng BÙNG cái lỗ tai, không biết quý vị còn nhớ không ta, hơn nữa Ngã Sáu Cộng Hòa từ xưa đến nay là trục lộ quan trọng giữa SG-Chợ Lớn.
Các xe đò đi Biên Hòa, Vũng Tàu hay MiềnTrung đều phải qua đây, nếu ngã Phan Thanh Giản (ĐBP) bị kẹt, khi xưa, đường Nguyễn Hoàng (Trần Phú Q5) là bến xe Vũng Tàu, họ trực chỉ Ngã Sáu này để ra Xa Lộ, dù khi xưa, đất rộng người thưa, xe cộ đâu nhiều như bây chừ, nhưng vào giờ tan sở, tan học cũng nhiều xe qua lại lắm, nào là trường tiểu học đường Phạm Viết Chánh (con đường này theo tham khảo nhiều nguồn vào thời ông Diệm trước 1955 chưa có và sau này trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ông đã cho đổi nhiều tên đường tiếng Tây thay bằng Tiếng Việt và mở thêm một số đường xá), rùi góc Cộng Hòa (Nguyễn Văn Cừ) – Nguyễn Hoàng (Trần Phú) có trường công lập Pétrus Ký sau 75 đổi lại là Lê Hồng Phong, đây là một trong những trường công lập có uy tính nhất nhì SG-Chợ Lớn vào cuối thập niên 60
– Nhớ tới đâu ..viết tới đó ..không biết đúng không
Ngã Sáu Sài Gòn (trực chỉ Lý Thái Tổ thì lên Ngã Bảy có phở Tàu Bay, hình như vào đó thì túi tiền bạn cũng bay như chơi ,vùng Bàn Cờ khi ấy có nhiều dân di cư, và họ đã mang vào món Phở Bắc rất ngon, ngày trước dân Sai Gon chỉ biết Hủ Tiếu (dân bình dân thường gọi là Cũ Tiếu, dân miền Nam thường phát âm thiếu chính sát nhất là dân miền Tây : Cá Gô Bỏ Gỗ, anh Bia Hơi vừa nghe thì chắc cũng lùn bùn cái lỗ tai chớ chả chơi, và món Phở dễ ăn, giá phải chăng và có thể ăn bất cứ giờ nào, khi xưa những ai từng sống trong chung cư Nguyễn Thiện Thuật đều nhớ chứ nhỉ ,nhất là tiệm phở Bắc trong chợ Bàn Cờ có cô Bắc Kỳ Nhỏ Nhỏ khi ấy dễ thương lắm, cười chào mời làm đôi khi xơi cả 2 tô!
Dân thời xưa đâu có óc sáng tạo như VN ngày nay nên thời đó chưa có Phở Ôm đâu! Ôm bậy thì coi chừng ôm máu đầu đấy! Bàn Cờ về đêm, gần chùa Kỳ Viên cũng vui lắm, dù giới nghiêm (thiết quân lực vào nữa đêm) nhưng buổi tối khu đó có đèn đủ màu khúc Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu), Bàn Cờ và Nguyễn Thiện Thuật.
Tối tối, từ Bùng Binh Cộng Hòa, bạn đi về hướng Ngã Bảy sẽ đi qua chợ Bàn Cờ và mùi thức ăn ngạc ngào cả xóm lun, có xe Bò Vò Viên ngon ‘hết xẩy’ và nếu bạn là dân vùng đó vào thời đó chắc từng thưởng thức qua quán Cà Phê Năm Dưỡng, quán nay nghe nói mấy năm trước vẫn còn, chắc chắn là con cháu họ, vì một số ‘bà con’ trong khu này mà từng quen nay đã trở thành người thiên cổ rùi.