An sinh xã hội là một thuật ngữ chung dùng để chỉ các trợ cấp tài chính từ Chính phủ liên bang cho đa số người lao động tại Mỹ. Hầu hết người lao động Mỹ đều phải dùng đến trợ cấp an sinh xã hội vào một vài thời điểm nhất định trong đời. Chẳng hạn khi họ nghỉ hưu và nhận trợ cấp an sinh xã hội theo diện hưu trí; khi người lao động trở thành người tàn tật, mất sức lao động, họ sẽ nhận trợ cấp tàn tật trong suốt độ tuổi làm việc. Ngoài ra, công dân và thường trú nhân Mỹ còn có thể hưởng trợ cấp thân nhân sống sót khi người lao động trong gia đình qua đời.

person holding fan of U.S. dollars banknote

Các phúc lợi kể trên do Sở An sinh xã hội (SSA) quản lý và triển khai theo ba chương trình chính là:

– Trợ cấp hưu trí

– Trợ cấp thân nhân

– Trợ cấp sức khỏe tàn tật

IMM Group: Ngân sách cho ba chương trình an sinh xã hội này được khấu trừ từ tiền thuế thu nhập của tất cả người lao động tại Mỹ. Khi người lao động tham gia vào hệ thống an sinh xã hội, họ bắt đầu tích lũy tín chỉ cho các phúc lợi trong tương lai. Một khi đã hội đủ điều kiện, người lao động có thể nộp hồ sơ cho Sở An sinh xã hội để nhận được các phúc lợi nói trên.

Trong khi ngân sách cho hầu hết các chương trình an sinh xã hội được trích từ tiền thuế của người lao động thì SSA cũng quản lý một chương trình sử dụng nguồn thuế chung, gọi là Tiền phụ cấp an sinh (SSI). Trợ cấp tàn tật SSI được trả cho những người khuyết tật và những người có rất ít tài sản cũng như phương tiện hỗ trợ.

Vì sao người lao động cần thẻ và số an sinh xã hội?

Thẻ An sinh xã hội do Sở An sinh xã hội (SSA) cấp, bao gồm một dãy số đặc biệt (số an sinh xã hội – SSN). Thẻ này sẽ được cấp ngay sau khi người lao động hoàn thành hồ sơ.

Số An sinh xã hội (SSN) được sử dụng tại các tổ chức chính phủ, trường học và các doanh nghiệp nhằm nhận diện người lao động trong hệ thống máy tính. Đây là một phần quan trọng trong thủ tục xác nhận danh tính tại Mỹ, do đó thẻ và số an sinh xã hội sẽ gắn liền với người lao động trong suốt cuộc đời.

Mỗi người lao động và người đóng thuế tại Mỹ phải có số an sinh xã hội. Các cá nhân này sẽ khai báo số an sinh xã hội khi tìm việc, khi nhận phúc lợi xã hội hoặc các dịch vụ khác của chính phủ. Nhiều tổ chức như ngân hàng và các công ty tín dụng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin về số an sinh xã hội, trong một số trường hợp họ còn yêu cầu xác nhận thẻ an sinh xã hội của người lao động. Khi được cấp phép làm việc tại Mỹ, người lao động sẽ cần phải làm hồ sơ xin thẻ an sinh xã hội ngay lập tức.

Tổ hợp 9 con số trong dãy số an sinh xã hội được chia làm 3 phần: 3 số đầu tiên là thông tin về bang người lao động nộp hồ sơ làm thẻ đầu tiên, 2 số ở giữa không có ý nghĩa gì đặc biệt, chỉ nhằm mục đích tách dãy số thành từng nhóm với kích cỡ phù hợp, 4 số cuối được cấp tuần tự theo thứ tự tăng dần căn cứ vào số lượng hồ sơ.

Các loại thẻ An sinh xã hội

Thẻ An sinh xã hội được chia làm 3 loại như sau:

– Loại thẻ đầu tiên và cũng là loại thông dụng nhất, được cấp từ năm 1935. Trên thẻ sẽ có thông tin tên và số an sinh xã hội của chủ thẻ, cho phép người sở hữu làm việc tại Mỹ mà không gặp bất kỳ hạn chế nào. Sở An sinh xã hội sẽ cấp thẻ này cho công dân và thường trú nhân hợp pháp tại Mỹ.

– Loại thẻ thứ hai với ghi chú “NOT VALID FOR EMPLOYMENT” (“Không có giá trị để làm việc”). Sở An sinh xã hội cấp thẻ này cho người nước ngoài thuộc diện được thường trú hợp pháp tại Mỹ nhưng Sở Di trú Mỹ không cho phép làm việc. Tuy nhiên, họ vẫn cần số an sinh xã hội theo yêu cầu của luật liên bang, tiểu bang hay địa phương để được hưởng một quyền lợi hay dịch vụ nào đó.

– Sở An sinh xã hội bắt đầu phát hành loại thẻ thứ ba vào năm 1992. Thẻ này có ghi chú “VALID FOR WORK ONLY WITH DHS AUTHORIZATION” (“Chỉ được phép làm việc theo giấy phép của Bộ An ninh nội địa Mỹ”), được cấp cho những người nhập cảnh hợp pháp tạm thời vào Mỹ và có giấy phép làm việc do USCIS (một cơ quan thuộc Bộ An ninh nội địa) cấp.

Quy trình nộp hồ sơ xin cấp thẻ An sinh xã hội

Trong trường hợp làm thẻ An sinh xã hội mới, thay thế cho thẻ bị mất/bị thất lạc hoặc chủ thẻ thay đổi tên họ, người nộp đơn cần điền mẫu đơn S5-5 và nộp cho văn phòng An sinh xã hội gần nhất. Dịch vụ này hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể tải mẫu đơn S5-5 trực tuyến, thông qua văn phòng An sinh xã hội địa phương hoặc gọi đến số điện thoại miễn cước 1-800-772-1213 để được tư vấn.

Trước khi điền đơn, người lao động cần đọc kỹ thông tin hướng dẫn trong mẫu đơn. Theo đó, bạn cần cung cấp bản chính của các giấy tờ xác nhận tình trạng cư trú hợp pháp và hồ sơ đăng ký an sinh xã hội. Người nộp đơn từ 18 tuổi trở lên và chưa từng nộp hồ sơ xin cấp thẻ An sinh xã hội phải đích thân nộp hồ sơ. Ngoài ra, người nộp đơn cũng có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện, văn phòng An sinh xã hội sẽ gửi lại giấy tờ sau đó. Trong trường hợp người nộp đơn không muốn gửi bản chính của giấy tờ qua đường bưu điện, hãy mang hồ sơ đến văn phòng An sinh xã hội gần nhất.

Nếu người nộp đơn không có giấy phép làm việc tại Mỹ, họ cần cung cấp thư xác nhận bản gốc của cơ quan chính phủ về việc người làm đơn cần có số an sinh xã hội và xác nhận người nộp đơn đáp ứng đầy đủ các điều kiện từ cơ quan này.

Các đối tượng được cấp thẻ An sinh xã hội không bao hàm quyền làm việc sẽ không được dùng thẻ cho mục đích công việc. Sở An sinh xã hội sẽ thông báo đến Sở Di trú Mỹ các trường hợp vi phạm để có biện pháp xử phạt theo luật.