Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Làm thế nào để nhận biết nghệ thuật Phục hưng Ý?

Đôi khi chúng ta sử dụng từ phục hưng để nói về sự hồi sinh của một cái gì đó nói chung, nhưng trong lịch sử nghệ thuật, Phục hưng có nghĩa rất cụ thể. Nó là sự tái sinh của văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ đại (thường được gọi là classical period hoặc classical antiquity).


Dưới đây là phần biên tập và diễn giải từ video How to recognize Italian Renaissance art của Smart History – trang web chuyên nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử nghệ thuật uy tín trong giới học thuật, được sáng lập bởi Tiến sĩ Steven Zucker và Tiến sĩ Beth Harris.

*Lưu ý: do tính chất lịch sử nên các tác phẩm được ví dụ trong bài có liên quan mật thiết đến tôn giáo.


Hãy cùng quay ngược vào thời Gothic, với cửa sổ kính màu tuyệt đẹp từ Nhà thờ Chartres. Đây là một nhà thờ rất quan trọng lúc bấy giờ và cực kỳ nổi tiếng với cửa kính màu của riêng mình, một trong những cửa sổ nổi tiếng nhất của nó có tên là Blue Virgin.

Ở trung tâm bức tranh là Đức Trinh Nữ Maria, cô đang ngồi trên ngai vàng và Chúa Hài đồng đang ngồi trên đùi cô. Cả hai nhân vật đều ở tư thế chính diện, mang cảm giác tĩnh tại và thiêng liêng. Chúng ta thường di chuyển cơ thể của mình trong không gian, hiếm khi nào nhìn bản thân từ một góc hoàn hảo phía chính diện, vì vậy khi một nhân vật được thể hiện trực diện thường sẽ đem tới cảm giác uy quyền, vĩnh cửu.

Đây là một tác phẩm mang tính hình thức.

Tác phẩm này không có ý miêu tả những con người trần tục mà là Đức Trinh Nữ Maria và Chúa Hài đồng trong một thiên đàng. Trên thực tế, chúng ta thấy ở bên trên họ là đại diện của một con chim bồ câu và đó là biểu tượng của Chúa Thánh Thần (the Holy Spirit). Chúa Thánh Thần là một phần trong bản chất ba phần của thần.

Hãy để ý rằng với hình dáng đặc biệt của Đức Trinh nữ, nếu đứng lên thì cơ thể sẽ dài hẳn so với người thường. Điều này chứng tỏ không có mối bận tâm nào trong việc thể hiện tự nhiên tỷ lệ cơ thể, nhưng ta có hai nhân vật chính với kích thước lớn ở trung tâm và những thiên thần nhỏ ‘đóng khung’ bức tranh ở hai bên.

một hệ thống phân cấp được thể hiện ở đây, hé lộ với ta một điều quan trọng khác.

Hãy tiến tới một bức bích họa vẽ bởi Giotto.

Tác phẩm được đặt tại Ý, ở thị trấn có tên Padua. Bức tranh phía trên là một cảnh trong loạt tác phẩm vẽ cảnh phức tạp được thực hiện trên tường của một nhà nguyện tư nhân, thường được gọi là Nhà nguyện Arena hoặc Nhà nguyện Scrovegni.

Bối cảnh tọa lạc của tác phẩm chỉ là một nhà nguyện gia đình nhỏ, điều này cho ta thấy một số thay đổi trong sự bảo trợ về nghệ thuật vào cuối thời Gothic. Nhiều cá nhân thời ấy bắt đầu tích lũy của cải và họ thường chi tiền cho các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo, nhà nguyện gia đình, với niềm tin rằng điều này sẽ đảm bảo vị trí của họ trên thiên đàng (đồng thời, giữ vị trí xã hội của người đó ngay cả khi còn sống).

Scrovegni là một nhân viên ngân hàng, nối gót cha mình. Họ đã thuê một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất thời đại, Giotto, để vẽ một loạt các bích họa (Giotto đến từ thành phố Florence và các họa sĩ trong bài viết này cũng được liên kết với thành phố ấy, nơi thường được xem là nguồn cội của phong trào Phục hưng).

Hãy nhìn kỹ vào bức tranh Lamentation này. Đây là một khoảnh khắc xúc động sau khi Chúa Kitô bị đóng đinh, thân xác đã được đưa ra khỏi thập tự giá, đang được ôm lấy và thương tiếc bởi người mẹ Mary, chung quanh là các tông đồ cũng đang vô cùng đau xót. Có một số thay đổi quan trọng trong cách thể hiện tranh ở đây.

Trước hết, chúng ta có rất nhiều biểu lộ cảm xúc, trong khuôn mặt của Đức mẹ Mary và cách Người dịu dàng giữ đứa con trai đã chết của mình. Ta còn thấy cảm xúc của các thiên thần. Thậm chí có một điều quan trọng khác, đó là cách thể hiện dáng vẻ trực diện mà chúng ta đã thấy ở Chartres nay đã biến mất. Ta có các nhân vật trong tư thế ở một bên, góc ba phần tư và nhìn từ phía sau, cũng là cách mà ta thường thấy một nhóm người nào đó. Bằng cách sử dụng việc tạo hình, Giotto đã tạo ra những nhân vật có chiều sâu hơn.

Khi sử dụng thuật ngữ tạo hình (modeling), hoặc như tiếng Ý còn có từ chiaroscuro, chúng ta đang nói về việc tạo ra ảo ảnh trên mặt phẳng của một thứ chiếm không gian và nếu nhìn vào các tư thế phía sau của những nhân vật trong tranh này, bạn có thể thấy tấm vải sáng ở vài nơi và bị che khuất ở những nơi nhất định khác.

Giotto cũng sử dụng ánh sáng và bóng tối đó để người xem dồn sự chú ý đến các hình dạng của cơ thể bên dưới những lớp áo.Ví dụ như Mary Magdalene, người ngồi dưới chân Chúa Kitô: Ta có thể ‘thấy’ đầu gối của Magdalene ấn sau lớp vải – sự khởi đầu của mối quan tâm đến cơ thể con người được thể hiện trong hội họa.

Một thay đổi quan trọng khác là chúng ta đang thấy một cảnh quan.

Tại Chartres, ta như nhìn ngắm một thiên đường với lớp nền đỏ rực rỡ nhưng ở bức tranh này – có sự gợi lên của những ngọn đồi, cây cối và bầu trời – những gì ta thấy ở bức tranh này là sự gia tăng trong mối quan tâm vào việc đặt Chúa Kitô giữa một cảnh ‘thực’ hơn. Từ đây, ta sẽ dần di chuyển từ đầu những năm 1300 đến giữa những năm 1400, giai đoạn mà các nhà sử học nghệ thuật thường gọi là thời kỳ Phục hưng đầu (the early Renaissance).

Hình ảnh mà chúng ta thấy ở nhà thờ Chartres là tranh kiếng màu, trong khi tranh của Giotto là bích họa (fresco), nghĩa là nó được vẽ trực tiếp lên tường. Ở bức tranh tiếp đây thì khác hẳn, nó được vẽ trên một mảnh gỗ, với kĩ thuật vẽ tempera, dùng chất màu có thể kết dính được với lòng đỏ trứng.

Tempera trên gỗ cũng đồng nghĩa với việc người nghệ sĩ đã tạo ra thứ có thể mua và bán. Bức tranh này vẽ bởi Fra Filippo Lippi và chúng ta gặp lại Đức Trinh Nữ Maria. Mặc dù đôi tay đang cầu nguyện, Người có vẻ giống một người mẹ trần gian và những thiên thần giống những cậu bé hơn là một đấng trên cao. Thực tế thì chúng thậm chí còn trông khá tinh nghịch. Và Chúa Hài đồng cũng giống một đứa trẻ nhiều hơn. Lippi lấy cơ sở từ chủ nghĩa tự nhiên được thể hiện rất rõ ràng. Ta như muốn tin vào những nét tả thực của các nhân vật này. Trên thực tế, họ dường như thoát ra khỏi khung hình và lấn át vào không gian thực.

Khi nhắc đến chủ nghĩa tự nhiên (naturalism), nó có thể được diễn giải là một sự vật trông đáng tin và phù hợp với lẽ thường. Chúng ta thấy điều này không chỉ ở khả năng ngày càng tăng của các họa sĩ khi thể hiện sự vật thêm phần đáng tin mà còn ở cảnh quan phía xa.

Chúng ta thấy sự thuyết phục trong cách trình bày về chiều sâu – thể hiện bằng quy mô giảm dần – cũng như thứ được gọi là viễn cảnh khí quyển (atmospheric perspective). Định nghĩa này có nghĩa là khi mọi thứ càng về phía xa trong không gian, chúng được thể hiện ít chi tiết hơn và màu sắc cũng ít dữ dội hơn. Đây đều là các giá trị hình thức trong nghệ thuật.

Ngày càng nhiều gia đình ở Florence tích lũy khối lượng tài sản khổng lồ và họ muốn tận hưởng cuộc sống trần gian hết mực và một trong những điều họ làm là ủy thác việc thực hiện các tác phẩm nghệ thuật. Các tác phẩm nghệ thuật trở thành tín hiệu cho địa vị xã hội của một người. Đây là những bức tranh tôn giáo vì ta vẫn đang nhìn vào một nền văn hóa mang tính tôn giáo sâu sắc.

Chúng ta thấy sự kết hợp của những vấn đề trong bức tranh phía trên. Ở đây, ta có chủ nghĩa tự nhiên to lớn, một mối quan tâm sâu sắc về giải phẫu cơ thể người, trong cảm xúc cũng như sự thân mật giữa người với người, nhưng đồng thời, đây là Chúa Hài đồng, và kia là Đức Trinh Nữ Maria.


Bây giờ, hãy chuyển sang giai đoạn các nhà sử học nghệ thuật gọi là High Renaissance (Thượng Phục hưng), với các họa sĩ như Michelangelo, Leonardo và Raphael.

Trên đây là bức tranh ‘Creation of Adam’ (Sự tạo dựng Adam) ở trung tâm trần nhà nguyện Sistine (Sistine Chapel). Michelangelo là một nghệ sĩ từ Florence nhưng ông được giáo hoàng về sau triều đến Rome.

Những đặc điểm chính thức của thời Thượng Phục hưng? Đó là một sự hiểu biết phi thường về giải phẫu cơ thể người, về cấu trúc xương, cơ bắp cũng như sự tập trung trực tiếp vào vẻ đẹp của hình dạng con người.

Bắt đầu có mối quan tâm mới về sự chuyển động duyên dáng của cơ thể, khiến cơ thể cử động trong không gian đầy thanh lịch (và vô cùng phức tạp).

Ta có thể thấy một vị thần bên phải, người dường như đang di chuyển với vận tốc lớn với cánh tay vươn ra. Cánh tay khác của Người, tuy nhiên, lại hướng về một nhân vật khác. Đôi chân Người như đang bắt chéo. Khuôn mặt nghiêng về một phía nhưng ngực thì hướng về phía trước. Chúng ta không chỉ có sự thể hiện tỉ mỉ của cơ thể, mà nó còn ở trong những tư thế phức tạp nhất.

Và điều tương tự với nhân vật Adam. Cánh tay phải và vai phải của nhân vật hướng về sau. Vai trái của Adam di chuyển về phía trước, đầu nghiêng về phía sau trong khi anh nhìn về phía người tạo ra mình, đây là một biểu hiện của vẻ đẹp và tình yêu của cơ thể trong thời Thượng Phục hưng.

Chúng ta vừa nhắc đến sự tao nhã và phức tạp của vị thần và nhân vật chính Adam trong bức tranh, nhưng cũng có thể nói rằng, sự phức tạp đó còn đúng với cả nhóm nhân vật phụ: những thiên thần vây quanh như đang xoay người, xoắn xuýt, ngả về phía trước đem xem thần vừa tạo ra điều gì. Ta có sự tương tác phức tạp giữa các nhân vật cũng như sự phân lớp của các nhân vật mang đầy vẻ đặc trưng của thời kì này.


Tiếp theo Creation of Adam của Michelangelo là gì? Sau những tác phẩm vĩ đại khác của thời Thượng Phục hưng như School of Athens của Raphael hay Last Supper của Leonardo, dường như sự quan tâm đến chủ nghĩa tự nhiên đã đạt đến mức hoàn hảo.

Nhưng không, họ tiếp tục nâng tầm của sự hoàn hảo ấy, phức tạp hóa nó hơn. Và thời Phục hưng đang dần tiến đến một phong cách mà chúng ta gọi là Mannerism (hay Trường phái Kiểu cách). Đây là lúc mà sự điêu luyện của người nghệ sĩ trở nên nổi bật hơn bao giờ hết.

Trong phần lớn của thế kỷ 15, Florence là một nước Cộng hòa.

Nhưng tới đầu những năm 1500, Florence về cơ bản được cai trị bởi nhà Medici, và văn hóa tòa án dẫn đến Trường phái Kiểu cách.

Ví dụ như tác phẩm của Pontormo mang tên Deposition: hãy nhìn vào chiều dài cơ thể của các nhân vật, tỉ lệ khá bất thường. Có một sự phức tạp không hề tự nhiên trong tư thế của họ. Và với bố cục, chúng ta không biết nhìn vào đâu, mắt chúng ta không có điểm nghỉ và không có khung cảnh trần gian ở đây.

Nhưng đây không phải là một bước lùi và không phải là bức tranh kém thành thạo về kỹ thuật hơn thời Thượng Phục hưng mà đây là một sự phát triển hơn nữa, văn hóa đã thay đổi và do đó, nghệ thuật cũng theo đó mà đổi thay.


Chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” gần Hồ Gươm

Dạo quanh khu vực Hồ Gươm – nơi được coi là trái tim của Hà Nội, biết bao nhiêu dấu ấn lịch sử của đất nước như Tháp Rùa, đền...

Tìm về Đèo Ngang trong câu thơ ‘Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà…’

Trải qua các triều đại phong kiến Việt Nam, đèo Ngang đã được coi là một danh thắng của nước việt, đi vào nhiều câu ca dao và tác phẩm...

Tìm hiểu văn hóa miền Tây – Phần 3 – Lễ hội của địa phương

Lễ Cúng Trăng Ooc-Om Bok và Đua Ghe Ngo Lễ Ooc-Om Bok, tiếng Khmer có tên khác là lễ Cúng Trăng (vì tổ chức vào đúng đêm hôm trăng rằm...

Chất hóm hỉnh trong Ca dao tình yêu Nam Bộ

Sự mộc mạc hồn nhiên ở từ ngữ, cách thể hiện dung dị và ngộ nghĩnh gây nên những bất ngờ thú vị là chất hóm hỉnh thường thấy trong...

7 cách bố thí không tốn một đồng nhưng mang lại phước đức cả đời

Bố thí là đem vật chất như của cải tiền bạc của mình hiến dâng chia tặng cho người, hoặc đem trí tuệ như giảng nói các điều hay lẽ...

Xem ngày kén giờ

Việc cưới xin, việc làm nhà cửa, việc vui mừng khai hạ, việc xuất hành đi xa, việc khai trương cửa hàng, cửa hiệu, việc gieo mạ cấy lúa, việc...

Sự kế thừa và phát triển của nhã nhạc triều Nguyễn

Vương triều nhà Nguyễn từ khi mới lập nghiệp ở phương Nam đã sớm biết sử dụng nghệ thuật âm nhạc để "di dưỡng tinh thần" và để biện chính...

Chợ sách cũ

Chốn vắng thực tại Tôi sống trong quận 15 hai thập niên, nơi công viên Georges-Brassens có một chợ lồng mà lúc xưa gọi Chợ Ðồ Tể vì là nơi...

Bách Việt có phải một huyền thoại?

Cộng đồng tộc Việt, một cộng đồng nổi tiếng trong lịch sử Á Đông, có địa bàn sinh sống trải rộng trong vùng phía Nam sông Dương Tử tới miền...

3 cảnh giới cao của đời người

Đời người có ba cảnh giới tưởng đơn giản nhưng lại khó đạt được, đó chính là nhìn xa, nhìn thấu và xem nhẹ. Chỉ nhìn xa người ta mới có...

Lễ vấn danh có ý nghĩa gì?

"Lễ vấn danh" là lễ nhà trai đến nhà gái để hỏi tên tuổi cô gái, ngày nay gọi là lễ "Chạm ngõ" hay là lễ "Dạm" (có nơi kiêm...

Cha tôi trong giai điệu của nỗi nhớ

Tôi không nhớ rõ lần đầu mình nghe Hopefully sky ở đâu, tôi chỉ biết trái tim tôi đã run lên vì những lời ca ấy. Và khi cái se...

Exit mobile version