Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những điều khác biệt trong văn hóa Mỹ – Nhật

Húp mỳ tạo thành tiếng kêu lớn, không “tip” tiền cho người phục vụ là những điều thú vị Nhật Bản ‘ghi điểm’ trong mắt khách du lịch quốc tế nhưng lại không nên áp dụng ở Mỹ.

IMG_2477-0.JPG
Nhật Bản là quốc gia có nhiều quy tắc với những phong tục, truyền thống văn hóa thú vị. Một số quy tắc đó không xa lạ với văn hóa phương đông nhưng lại hoàn toàn không áp dụng được ở Mỹ. Và sau đây là một số điều bạn có thể “vô tư” làm tại Nhật, nhưng nên cẩn thận khi đến Mỹ.

Không tip

Tại Nhật, du khách không cần tip cho phục vụ, bồi bàn, taxi… Nhiều trường hợp khách du lịch rất ngạc nhiên khi thấy bồi bàn chạy theo đưa lại cho bạn số tiền mà bạn định tip cho họ. Đối với du khách, đó được hiểu số tiền thừa đó chính là tiền tip, nhưng người Nhật lại nghĩ bạn đã đưa nhầm tiền. Một số người Nhật còn cảm thấy bị xúc phạm khi được “bo” tiền.
Tại Mỹ văn hóa tip rất phổ biến và bạn chớ quên tip vài đồng lẻ cho tài xế, bồi bàn hay dọn phòng.

Giữ cửa cho phụ nữ

Tại Nhật, người dân không có thói quen giữ cửa cho người vào sau mình. Vì vậy, bạn chớ ngạc nhiên khi tới Nhật, “mạnh ai nấy mở” khi xuống xe, vào nhà hàng… Ngay cả nam giới cũng không có thói quen mở cửa giúp phụ nữ.
Tại Mỹ, bạn sẽ được khá nhiều anh chàng cao to, đẹp trai như diễn viên điện ảnh vui vẻ mở giúp cửa hay giữ cửa khi bạn bước vào.
Ngay cả xuống taxi, mọi người tự mở cửa cho mình chứ không chờ đợi tài xế xuống mở.

Hét lên để gây chú ý với bồi bàn

Tại Nhật, bạn có thể hét, nói to thoải mái khi gọi bồi bàn. Ở đây, các nhân viên rất chú tâm vào việc của họ và nếu cần gì thêm ngoài món ăn, bạn nên chủ động gọi để họ có thể phục vụ. Câu được sử dụng trong ngữ cảnh này để gọi là “Sumimasen”.
Tại Mỹ ở hầu hết các nhà hàng, bạn chỉ cần ngồi đợi sẽ có người đến phục vụ và hỏi bạn cần những món gì. Thông thường, bạn sẽ không phải đợi quá lâu vì nhà hàng luôn muốn chắc chắn rằng họ không bỏ lỡ bất kỳ một yêu cầu nào của thực khách. Khi bạn búng tay để thu hút sự chú ý của bồi bàn hay hét lên tại Mỹ, điều này được coi là khá thô lỗ.

Húp mì

Tại Nhật, húp mỳ “sùm sụp” lại được khuyến khích, đặc biệt là khi bạn ăn mỳ ramen, soba, udon…
Tại Mỹ, khi ăn mỳ mà tạo ra tiếng kêu do húp là một điều bất lịch sự.Cầm bát lên gần miệng

Tại Nhật, bạn có thể thoái mái bê bát mỳ lên và húp nước hay gắp. Điều này giúp bạn ăn uống dễ dàng hơn.
Tại Mỹ, với những món ăn phần lớn dùng dao và nĩa, việc cầm bát, đĩa đưa lên gần miệng là một điều rất xa vời.

Người Nhật cũng rất hay cầm cả bát mỳ lên húp.

Uống chất có cồn nơi công cộng

Tại Nhật, bạn có thể uống rượu bia thoải mái ở những nơi công cộng mà không cần lo lắng sẽ bị cảnh sát “hỏi thăm”.
Tuy nhiên tại Mỹ, đây lại là một ý tưởng được đánh giá là khá tồi. Bạn chỉ nên uống rượu, bia tại các địa điểm cho phép như trong phạm vi khu vực của mình, trong quán bar, nhà hàng… Nước Mỹ không quá cấm đoán việc sử dụng chất kích thích, nhưng sử dụng chúng tại những nơi công cộng không được đánh giá cao.

Du khách có thể uống bia, rượu thoải mái nơi công cộng.

Nói Lái – Nét Đặc Sắc Của Văn Hóa Và Ngôn Ngữ Cổ Truyền

Nói lái là một hình thức vô cùng độc đáo của ngôn ngữ Việt. Ngay từ trong truyện dân gian, có có câu chuyện liên quan đến nói lái. Bạn có...

Ngôn ngữ lính Sài Gòn trước năm 75

Có một sự thật đó là ngôn ngữ Sài Gòn ngay trước 75 mang đậm chất lính. Đó cũng là điều dễ hiểu vì miền Nam khi đó đang trong...

Tìm hiểu ý nghĩa bức tranh Nụ hôn (The Kiss) của Gustav Klimt

Bức tranh Nụ hôn (The Kiss) của Gustav Klimt luôn được xếp trong top những bức tranh đẹp và nổi tiếng nhất thế giới. Cùng tìm hiểu ý nghĩa thú...

Bộ ảnh màu Hà Nội những năm 1970 gợi cảm xúc bồi hồi

Bộ ảnh màu Hà Nội những năm 1970 dưới đây chắc hẳn sẽ gợi cảm xúc bồi hồi cho bạn đọc. Những người yêu Hà Nội dù đi đâu về...

Câu chuyện đằng sau bài hát ‘Ru Em Tròn Giấc Ngủ’

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân những năm giữa và cuối thập niên 1960 là một người lính hải quân hào hoa. Ông không ngại tâm sự cũng như chia sẽ...

Tản mạn về phở Sài Gòn

Phở là một đặc sản của miền Bắc, người ta cho rằng nó chỉ mới xuất hiện ở Sài Gòn vào những năm 1951-1952, cùng một thời gian với hai...

Các kiểu đi xe máy ở Việt Nam

Giao thông ở Việt Nam luôn khiến khách du lịch hoảng sợ vì độ nguy hiểm và khó lường. Đây cũng là chủ đề được bàn luận nhiều trên các...

Giai thoại về các nhân vật Nam Kỳ Lục Tỉnh (Phần 3)

Phần 3: Nguyễn Chánh Sắt (1869 - 1947) nhà văn tiền phong Nam Kỳ Nguyễn Chánh Sắt là một người tự học, một nhà văn tiền phong, một dịch giả truyện Tàu nổi...

Tha-La một địa danh lịch sử

Trên đường từ thành phố Sài Gòn đi tới cửa khẩu Mộc-Bài theo quốc lộ 22A, qua khỏi khu công nghiệp hiện đại Trảng-Bàng là đến trung tâm thương mại...

Cầu Kho buổi giao thời và lớp cư dân mới

Sáng 17-2-1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha hạ thành Gia Định. Cùng với Bến Nghé “của tiền tan bọt nước”, Cầu Kho đã thay đổi cả tên đất...

Độc giả sách báo miền Nam là những ai?

Chúng ta đọc lại hồi ký “41 Năm Làm Báo” của Hồ Hữu Tường để biết độc giả ở Miền Nam đối với báo chí như thế nào, đó là thời kỳ...

Cuộc khởi nghĩa đã làm nên tên tuổi của Hoàng Hoa Thám

Từ sau năm 1888, không còn sự chỉ đạo của triều đình, nhưng các cuộc khởi nghĩa chống Pháp vẫn diễn ra sôi nổi. Quy mô lớn và kéo dài...

Exit mobile version