Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sự khác biệt trong văn hóa thăm hỏi giữa Việt Nam và Mỹ

Dưới đây là một số điều khác biệt thú vị trong văn hoá thăm hỏi, đến chơi nhà nhau của người Việt và người Mỹ qua trải nghiệm và quan sát của tác giả:

Đi thăm người ốm

Người Việt đi thăm người ốm, nằm viện thường mua hoa quả, đường sữa kèm với chiếc “phong bì” với tấm lòng muốn hỗ trợ chút ít về tài chính cho gia đình người bệnh.

Vì vậy bạn bè, đồng nghiệp nếu bận việc không thể thu xếp thời gian đến tận nơi sẽ thường gửi phong bì cho người khác đến hỏi thăm.

Người Mỹ đi thăm người ốm nằm viện thường mang theo hoa hoặc nhưng món quà nhỏ như tạp chí, đĩa phim, đĩa nghe nhạc hoặc sách. Nếu tặng hoa, thường họ sẽ hỏi trước xem bệnh viện chỗ người ốm nằm có cho phép cắm hoa trong phòng hay không.

Họ quan niệm rằng, bệnh viện là nơi buồn tẻ, không thể thoải mái như ở nhà. Vì vậy họ cố gắng đem đến những món quà giúp người bệnh có tinh thần thoải mái hơn.

Đến chơi nhà nhau

Khi mời bạn bè, người thân đến nhà chơi hoặc dùng bữa, chủ nhà người Việt thường chuẩn bị sẵn tất cả đồ ăn, thức uống để mời khách. Khách đến dùng bữa thường không phải mang theo gì cả, nếu thân thiết thì khách có thể đến sớm để phụ giúp gia chủ nấu nướng, bày biện.

Người Việt muốn mang theo con nhỏ đến chơi nhà người khác thường không cần hỏi ý kiến gia chủ. Nếu thân thiết, khi đến chơi nhà nhau người Việt có thể tự do đi lại quanh nhà thăm thú.

Người Mỹ thì khác. Sẽ là bất lịch sự nếu bạn được mời đến dùng bữa tại nhà người khác mà lại đi tay không. Thông thường khi đến ăn uống tại nhà người khác, khách sẽ mang theo đồ uống, thường là một chai rượu hoặc đồ ăn, đồ tráng miệng đến góp cỗ.

Khi được mời, khách thường hỏi gia chủ xem muốn họ mang theo thứ gì. Nếu gia chủ nói “không cần” thì lịch sự nhất bạn vẫn nên mang theo một món quà nhỏ, có thể là một lọ mật ong, ít hoa quả tươi hoặc dụng cụ làm bếp như dao cắt pho mát hoặc một chiếc muỗng bằng gỗ nhỏ xinh.

Khi khách đến, gia chủ thường sẽ chỉ cho khách phòng tắm/nhà vệ sinh nơi họ có thể rửa tay ở đâu để khách tiện dùng khi cần. Khách sẽ không tự tiện đi thăm phòng ngủ hay tự ý mở tủ lạnh khi chưa xin phép gia chủ.

Khi ăn, nếu bạn muốn dùng thêm thứ gì đó, hãy hỏi gia chủ chứ không nên tự ý lấy thêm, trừ khi đó là tiệc đứng tự chọn món. Và khi đã hỏi lấy thêm đồ ăn, sẽ là bất lịch sự nếu bạn để thừa.Gia chủ người Mỹ sẽ cảm thấy hài lòng nếu bạn nhắn tin xin phép họ trước khi mang theo con nhỏ hoặc thú cưng đến chơi nhà. Đặc biệt, khi được mời đến nhà người khác, bạn tránh rủ thêm bạn bè, người thân đến cùng khi chưa hỏi ý kiến của gia chủ.

Qua đêm ở nhà người khác

Người Việt thường nhường giường ngủ của mình cho cha mẹ hoặc người thân, bạn bè đến chơi nhà và ngủ lại qua đêm ở nhà họ.

Người Mỹ thì không vậy, gia chủ thường ngủ trên chiếc giường quen thuộc của họ. Nếu nhà không có đủ phòng cho khách, thì khách sẽ ngủ ở ghế sofa, kể cả cha mẹ của gia chủ cũng vậy.

Tình cờ gặp nhau ở cửa nhà

Với người Việt, sẽ là bất lịch sự nếu tình cờ gặp người thân, bạn bè ở ngay trước cửa nhà mình mà không mời họ vào nhà chơi.

Nếu bạn và một người bạn đang đi với nhau, tình cờ ghé qua nhà lấy gì đó thì người bạn đó cũng có thể cùng bạn vào nhà mà không cần báo trước với bố mẹ bạn.

Người Mỹ sẽ cảm thấy không thoải mái với những cuộc đến chơi nhà bất ngờ, không báo trước. Chuyện bạn bè đứng trò chuyện trước cửa nhà là bình thường nếu tình cờ gặp nhau, không hẹn trước.

Nếu đang cùng đi với một người bạn và họ ghé qua nhà để lấy thứ gì đó, lịch sự nhất là bạn ở bên ngoài đợi họ chứ không nên đi theo vào nhà, trừ khi họ có lời mời.

Chơi chữ – thú chơi tao nhã, dí dỏm của người Việt

Chơi chữ là một phép tu từ từ vựng, lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ đẻ tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 5/25 – Tài ba của Việt ngữ

Mẹ hát con khen hay thì chẳng được ai khen theo hết. Nhưng chúng tôi khen vì MẸ CHÚNG TA tài tình thật sự. Nam Dương và Nhựt Bổn đã...

Đồng dao và trò chơi trẻ con

Đồng dao, đồng diêu : câu hát chơi, con nít hay hát.  Đó là định nghĩa đơn giản nhất của Huình Tịnh Paulus Của, trong đại Nam Quấc Âm Tự...

Chữ “nhậu” có từ đâu ?

Trong quyển “Nghiên cứu điền dã – 150 năm hình bóng Sài Gòn”, tác giả Tam Thái giải thích rằng chữ “Nhậu” là một từ Saigon cổ, có nghĩa là Uống, dân...

Kim hoàn Kế Môn

Ở nước ta, nói đến nghề kim hoàn với bề dày phát triển và những người thợ tài ba thì không thể không nhắc đến Huế. Huế là kinh đô,...

Tranh ảnh đen trắng về Hà Nội

Những mẫu tranh về Hà Nội được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau cả trong và ngoài nước. Một số bức tranh được mua bản quyền, số khác là...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 22/25 – Trãi và Mã

Sau khi đọc quyển sử của chúng tôi, bạn bè và thân hữu hỏi „Anh nói ta là Mã Lai. Tôi cũng biết vài tiếng Mã Lai, nhưng nó lại...

Chuyện một người Pháp xưng đế ở Tây Nguyên cuối thế kỷ 19

Trong khoảng thời gian từ 1888 đến 1890, khi nước ta đang xảy ra các biến cố như vua Hàm Nghi bị Pháp bắt lưu đày sang Algeria thuộc Pháp,...

Đừng để “nóng giận mất khôn”

Câu chuyện của vị kiếm sĩ Samurai Hàng năm đến kỳ, Nhà Vua cử người xuống các địa phương đi thu sưu, thuế. Vào một làng chài nọ có ông...

Cùng nhìn lại những khoảnh khắc tươi đẹp về cuộc sống ở Kabul thập niên 1960

Cùng nhìn lại những khoảnh khắc tươi đẹp về cuộc sống ở Kabul thập niên 1960, khi thành phố này chưa bị nhấn chìm trong cuộc tranh giành quyền lực...

Nghĩa của từ “phố” trong câu “Gác mái ngư ông về viễn phố”

Trên Kiến thức ngày nay, số 214, ông có trả lời câu hỏi “gác mái lúc nào?” và khẳng định rằng trong thực tế chẳng làm gì có chuyện “gác...

Lăng Thánh Cung – khu lăng mộ bề thế ít người biết ở Huế

Dưới góc độ lịch sử, lăng Thánh cung là một công trình phả ánh sự chuyển mình của kiến trúc cung đình Huế ở buổi giao thời Đông – Tây...

Exit mobile version