Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sự tích ngày Thần Tài

Hằng năm, cứ đến ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch, mọi người lại làm lễ cúng Thần Tài. Theo quan niệm dân gian, việc mua vàng trong ngày Thần Tài sẽ mang lại nhiều may mắn. Vậy vì sao lại gọi ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần Tài?

Chuyện kể rằng dưới trần gian không có Thần Tài, chỉ có Thần Tài trên trời, vị Thần cai quản tiền bạc, tài lộc. Trong một lần đi chơi uống rượu, Thần Tài say quá nên rơi xuống trần gian, đầu va vào đá nằm mê mệt không biết gì, sáng ra mọi người thấy một người ăn mặc giống như diễn tuồng cải lương thì lấy làm lạ và tưởng bị điên.

Mọi người cũng lột hết sạch quần áo mũ nón của Thần Tài đem bán, Thần Tài tỉnh dậy không có quần áo trên người và cùng do bị va đầu vào đá nên không nhớ mình là ai. Thần Tài không biết làm việc dưới trần gian nên thường đi lang thang xin ăn khắp nơi.

Có cửa hàng nhà kia kinh doanh buôn bán gà, vịt, heo quay ế ẩm, thấy Thần Tài đến ăn xin thì mời vào ăn. Thần Tài ăn rất nhiều và rất thích ăn heo vịt quay, kỳ lạ thay từ lúc Thần Tài vào ăn thì khách ăn khác kéo đến nườm nượp, người bán hàng thấy vậy nên ngày nào cũng mời Thần Tài vào ăn. Khách hàng ở quán đối diện trước nay rất đông khách bỗng dưng chuyển hết qua quán bên này ăn.

Được một thời gian người bán hàng thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày ăn uống đồ ăn ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi, lang thang không tắm giặt. Nghĩ Thần Tài sẽ làm khách sợ không dám đến ăn và hao phí đồ ăn cho người ăn mày nên người bán hàng mới đuổi Thần Tài đi.

Quán đối diện ngày xưa rất đông khách nay vắng hoe, thấy vậy thì liền mời Thần Tài vào ăn, kỳ lạ thay mọi người lại ùn ùn kéo đến ăn rất đông. Mọi người thấy vậy nên ai cũng giành mời cho bằng được Thần Tài đến hàng quán của mình ăn để khách đến đông, vậy nên mới có câu “Thần Tài gõ cửa”.

Người dân khu vực đó thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn đi mua quần áo, mọi người dẫn Thần Tài đến cửa hàng nơi quần áo ông bị bán, sau khi mặc quần áo mũ nón vào thì Thần Tài nhớ lại mọi chuyện và bay về trời. Mọi người coi Thần Tài như là báu vật và lập bàn thờ, tôn thờ từ đó, hóa thân Thần Tài là một người lang thang ăn xin quần áo rách rưới.

Ngày Thần Tài bay về trời là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch. Ngày vía của Thần Tài. Để tưởng nhớ Thần Tài, mọi người chọn ngày vía Thần Tài là ngày Thần Tài bay về trời: Ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch.

Chuyện kể về bà Hoàng Hậu đầu triều Nguyễn

Gia Long (1802-1820) là vị vua đầu tiên của triều Nguyễn, trong thời gian trị vì ông đã phong Hoàng hậu cho hai bà phi của ông. Bà đầu tiên...

Chuyện Ông Lãnh và 5 bà vợ nức tiếng Sài Gòn

Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn từ xưa đến nay được cho là mang tên 5 bà vợ của...

Mình ên nghĩa là gì?

Ca dao có câu: “Cút cụt đuôi ai nuôi mày lớn Dạ thưa bà, con lớn mình ên” Nguồn: https://ca-dao.com Theo “Từ điển từ ngữ Nam Bộ” của tác giả Huỳnh...

Quá trình tìm chọn kinh đô muôn đời của đất nước

Kinh đô là trung tâm chính trị – hành chính và đi liền với nó là trung tâm quân sự, kinh tế và văn hoá của một đất nước. Bất...

260 từ ngữ thông dụng của dân Sài Gòn và người miền Nam

Tổng hợp 260 từ ngữ thông dụng của dân Saigon xưa nói riêng & người miền Nam ngày nay nói chung ! Ảnh : Rick Parker 1. À nha =...

Thuyết âm mưu về hội kín Illuminati

Cách Mạng Hoa Kì khởi lên năm 1775. Cách Mạng Pháp bùng nổ ngày 14.7.1789. Ngày 1.5.1776 Weishaupt thành lập hội kín Đắc Quang (Illuminati) sau đây xin gọi tắt...

Ngày Tết, Xưa Và Nay

Tết truyền thống Trong các ngày lễ tiết thường niên thì Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng và nhiều ý nghĩa nhất đối với người Việt Nam. Theo...

“Xã Tắc” trong “Giang Sơn Xã Tắc” mang hàm ý gì?

Trong Giang Sơn Xã Tắc thì Giang Sơn có nghĩa là sông núi, vậy còn Xã Tắc có nghĩa là gì? Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh giảng...

Mưa bay trên tầng tháp cổ

Chắc rằng nhiều người biết đến những giai điệu tha thiết, lãng mạn trong ca khúc Diễm xưa của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Giai điệu thì biết nhưng có...

Giải mã những BÍ ẨN quanh hai tháp cao vút ở hai đầu Sài Gòn

Tháp gần cầu Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, đã được xây từ năm 1966. Tháp còn lại ở gần cầu Tham Lương, quận Tân Bình, xây năm 2004. Ai...

Kinh đô Huế qua ảnh xưa

Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ. Nơi đây từng là điểm giao thoa của hai nền văn hóa phương...

Chợ Đũi ở đâu?

Tìm một ngôi chợ đã biến mất hơn trăm năm là một chuyện khó khi tư liệu lịch sử ghi lại của một vùng đất không đầy đủ. Người cố...

Exit mobile version