Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tháng cô hồn và quan niệm dân gian

Đối với người Việt, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống có từ lâu đời. Người Việt từ xa xưa đã quan niệm, con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi con người mất đi nhưng phần hồn vẫn tồn tại, có người thì được đầu thai khiếp khác hay có người thì bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian.

Từ đó cũng xuất hiện quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa… đều tránh tháng 7.

Việc cúng cô hồn không chỉ để khỏi bị quấy phá, mà vì muốn làm phúc, giúp những cô hồn ít ra cũng có một ngày được no nê, đỡ tủi phận. Đó là ý nghĩa mang tính nhân văn trong văn hóa Việt, cũng như quan niệm về ngày xá tội: con người dù đã gây ra những tội ác gì thì trong quá trình chịu trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, để đỡ khổ cực, đau đớn…

Tuy vậy, Phật giáo Bắc tông gọi tháng Bảy là mùa lễ hội Vu lan – Báo hiếu. Trọng tâm của lễ hội Vu lan – Báo hiếu nhằm giáo dục người Phật tử về lòng hiếu thảo, biết nhớ ơn và lo đền ơn các đấng sanh thành, để rồi từ đó tu dưỡng đạo đức, sống hiếu thảo tốt đời đẹp đạo.

Dựa theo kinh Vu lan với sự tích Tôn giả Mục-kiền-liên cứu mẹ, nhân ngày chúng Tăng mãn hạ Tự tứ, các Phật tử phát tâm cúng dường mười phương Tăng, hồi hướng công đức phước báo nguyện cầu âm siêu dương thái.

Nhân dịp này, các Phật tử còn thiết lễ cúng kiếng ông bà cha mẹ quá vãng, đồng thời trải lòng bi mẫn sắm sanh lễ vật bố thí chư vị quỷ thần (người âm nói chung), thường gọi là thí thực cô hồn.

Theo quan điểm của đạo Phật, lễ hội Vu lan-Báo hiếu vào tháng Bảy âm lịch là “tháng báo hiếu”, hoàn toàn không phải là “tháng cô hồn”.

Tuy nhiên hiện nay, tháng Bảy mùa hội Vu lan-Báo hiếu có ý nghĩa trọng tâm là giáo dục lòng hiếu thảo cho con người rất nhân văn và cao cả của đạo Phật đang có nguy cơ bị không ít người hiểu sai, bị dân gian hóa theo hướng cầu cúng ma quỷ, nhuốm màu tà kiến, mê tín.

Kinh Vu lan có mặt rất sớm ở Trung Quốc và có sức ảnh hưởng to lớn đến đời sống xã hội thời bấy giờ. Người Trung Quốc xưa tiếp thu tinh hoa hiếu đạo của kinh Vu lan nhưng đồng thời có sự tiếp biến với văn hóa bản địa thành tín ngưỡng dân gian: “Tháng Bảy âm lịch là tháng cô hồn, rằm tháng Bảy là ngày mở cửa địa ngục để ma quỷ được tự do về dương thế. Từ mùng hai tháng Bảy, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ môn quan và cao điểm là ngày rằm tháng Bảy thì xả cửa để cho ma quỷ tự do đến sau 12 giờ đêm thì kết thúc”.

Phật giáo Bắc tông Việt Nam chịu khá nhiều ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc, nên ngoài việc đọc tụng và thực hành hiếu đạo theo kinh Vu lan, một bộ phận quần chúng Phật tử và trong dân gian còn ảnh hưởng tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, tin vào “tháng cô hồn”.

Vấn đề là người Phật tử Việt Nam hiện nay cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, kinh Phật không hề nói đến việc Diêm Vương mở cửa địa ngục vào tháng Bảy. Nên không có ngày “âm khí xung thiên”, ma quỷ đồng loạt tràn lên dương thế phá phách, xin ăn mặc vào ngày rằm tháng Bảy.

Nếu tin vào việc Diêm Vương mở địa ngục vào tháng Bảy, rồi thành lệ: “Tháng Bảy cần kiêng kỵ nhiều điều để không bị ma quỷ làm hại, nhất là trong ngày rằm tháng Bảy nhà nào cũng phải có lễ cúng cho cô hồn ăn uống no nê, đốt vàng mã thật nhiều chứ còn để họ đói khát, thiếu thốn là sẽ bị quấy phá” là không phù hợp với Chánh pháp.

Phật tử chân chính cần xác định rằng: Ngày rằm tháng Bảy là ngày Tăng tự tứ, ngày Tăng thêm tuổi hạ, ngày Phật hoan hỷ. Đối với Phật tử thì tháng Bảy là thời điểm để mỗi người trau dồi, làm tăng trưởng thêm tâm hiếu và hạnh hiếu.

Còn việc “thí thực cô hồn” trong dịp này cũng rất tốt nhưng chỉ là một lễ tiết có tính thứ yếu trong mùa lễ hội Vu lan mà thôi. Cần lưu ý là, thực hành bố thí – ở đây là “thí thực” – nên lễ phẩm chủ yếu là thực phẩm, không nên quá lãng phí cho việc mua sắm vàng mã, rải tiền lẻ… Đặc biệt là không nên kiêng kỵ và sợ hãi ma quỷ theo kiểu mê tín dị đoan.

Nên tránh gọi tháng Bảy là “tháng cô hồn” rồi quá chú trọng đến cầu cúng ma quỷ theo dân gian.

Xe ‘Wave Tàu’ từng làm thay đổi diện mạo kinh tế – xã hội Việt Nam ra sao?

“Quá khứ đẹp đơn giản chỉ vì nó không bao giờ trở lại”. Điều này quả thật rất đúng với những chiếc Wave Tàu năm nào. “Vang bóng một thời”...

Nếu giải được 3 trong số 10 câu đố này là bạn đã giỏi lắm rồi đấy

Bộ não của chúng ta cần phải được luyện tập thường xuyên để luôn nhạy bén và khỏe mạnh, cũng giống như việc cơ thể sở hữu cơ bắp thì...

Vài hình ảnh độc bên trong đài truyền hình Sài Gòn trước 1975

Đài Vô tuyến Việt Nam (viết tắt là VTVN) tức Radio Vietnam hay còn được gọi là Đài phát thanh Sài Gòn và Đài Phát thanh Quốc gia là tên...

Khoa cử ở Nam Kỳ dưới triều Nguyễn

Kỳ thi Hương đầu tiên dưới triều Nguyễn vào năm 1807 chỉ dành cho sĩ tử ở xứ Đàng Ngoài trước đây, lấy đậu 61 cử nhân. Ưu ái và vỗ...

Đường Lâm – ngôi làng cổ nổi tiếng nhất Việt Nam

Xét về quy mô kiến trúc, làng cổ Đường Lâm chỉ đứng sau phố cổ Hội An và phố cổ Hà Nội. Đây là làng cổ đầu tiên ở Việt...

An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?

Xem thế đủ biết các cụ ta xưa không hề sai lầm. Các cụ vẫn xem Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) là sự tiếp nối của vua Hùng, chứ không...

Những hệ thống chữ viết và việc hình thành văn học thế giới

Trong gần như toàn bộ lịch sử được ghi lại, văn học không được viết ra bên trong một hệ thống toàn cầu thuần nhất. “Văn chương thế giới” từng...

Giáo dục tư nhân trước 1975 qua bản quy chế tư thục

Về quan điểm chính thống nhà nước đối với Tư thục, năm 1968, ông nguyên Tổng trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Thơ đã từng phát biểu tại trường tư (Công...

Truyện xưa ngẫm lại: Vì sao học trò không ăn cắp nhưng thầy vẫn đánh đòn?

Xưa, có một người học trò được dịp lên phố chơi, nhằm đúng ngày chợ phiên. Một vụ mất cắp xảy ra tại quán trọ, người học trò liền bị...

Vài nét về Phật giáo Mật Tông

Mật tông là phần bí mật hay bí  truyền của thực hành Phật giáo. Nó thường được gọi là Kim Cương thừa hay con đường kim cương. Mật tông cũng được sử...

Hai bài thơ có hàng trăm cách đọc của vua Thiệu Trị

Trong gần hai thế kỷ, hai bài thơ kỳ lạ của vua Thiệu Trị được khảm ở điện Long An đã làm “lao tâm khổ tứ” biết bao nhiêu người...

Đi dạo Sài Gòn xưa với Petrus

Bạn có biết ngày xưa ở vườn Tao Đàn có xóm Lụa? Đầu đường Đồng Khởi từng có xóm Hàng Đinh? Ngay Bến Bạch Đằng có bãi tắm riêng của...

Exit mobile version