1.001 kiểu quảng cáo ấn tượng của người Sài Gòn xưa
Đáng Nhớ
Không hào nhoáng như các quảng cáo ngày nay, người Sài Gòn xưa quảng cáo thương hiệu của họ một cách đơn giản nhưng lại vô cùng ấn tượng.
Từ những biển hiệu cửa hàng, những áp phích trên đường phố cho đến những hình vẽ trắng đen trên mặt báo, mỗi quảng cáo đều cho thấy óc sáng tạo và sự dí dỏm rất riêng của người Sài Gòn thời bấy giờ.
Văn hóa quảng cáo là một phần không thể thiếu trong đời sống của mọi người dù ở bất kì giai đoạn lịch sử nào, bởi quảng cáo giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy công việc mua bán phát triển. Nếu thời nay, người ta ưu tiên những mẫu quảng cáo ngắn gọn, tận dụng tối đa hiệu ứng màu sắc, hình ảnh thì người Sài Gòn xưa lại ưa chuộng cách quảng cáo bằng những câu ca dao, tục ngữ hoặc những câu nói rất “đời” để thu hút người dùng.
Mẫu quảng cáo của một tờ báo dành cho phụ nữ mang tính hài hước, dí dỏm nhưng cũng góp phần nói thay “tâm sự thầm kín” của người phụ nữ đang tìm mọi cách để giữ chồng
Quảng cáo giày đơn giản, đầy đủ thông tin và nhắm trúng tâm lý khách hàng. Đây là loại giày khá thịnh hành và được người lao động cũng như tầng lớp trung lưu lựa chọn
Quảng cáo của loại xe thịnh hành nhất của Sài Gòn ở giữa thế kỷ 20. Quảng cáo lấy điểm nhấn vào hình ảnh tình yêu đôi lứa cũng như những lợi ích của chiếc xe
Quảng cáo thương hiệu xăng dầu Shell vô cùng đáng yêu tại một cửa hàng xăng
Quảng cáo với câu chữ mộc mạc của một thợ may
Quảng cáo xà bông của thương hiệu Tân Phúc Hòa
Sản phẩm xà bông (xà phòng) thương hiệu Việt Nam được ông Trương Văn Bền (1883 – 1956) gây dựng còn gọi là Xà bông Cô Ba. “Cô Ba” là một bức ảnh bán thân của người phụ nữ búi tóc theo kiểu miền Nam, in nổi trên mỗi cục xà bông, trụ sở và xưởng sản xuất xà bông nổi tiếng của ông Trương Văn Bền trong những thập niên giữa thế kỷ 20 nằm ngay trên đường Kim Biên (rue de Cambodge) nơi có chợ Kim Biên ngày nay.
Quảng cáo xà bông Cô Ba
Quảng cáo bằng tiếng Pháp của nhãn hiệu Xà bông Việt Nam hay còn gọi là Xà bông Cô Ba
Không chỉ có xà bông, nhãn hiệu Cô Ba còn nổi tiếng với mặt hàng dầu gió và dầu thơm, có mặt ở cả Sài Gòn, Hà Nội và Hải Phòng
Đoạn quảng cáo rất có… liên quan giữa việc trồng lúa và việc chăm sóc răng miệng
Nổi bật nhất trên thị trường quảng cáo trên báo chí lẫn quảng cáo ngoài trời phải nói đến các loại kem đánh răng, trong đó có Hynos, Perlon và Leyna… Kem đánh răng Hynos với hình ảnh anh Bảy Chà da đen, miệng cười hết cỡ khoe hàm răng trắng tinh xuất hiện khắp nơi.
Kem đánh răng Hynos với hình ảnh anh Bảy Chà đen nổi bật trên đường phố Sài Gòn
Những năm trước 1975, nước xá xị hiệu Con Cọp là thương hiệu quen dùng của nhiều người. Cách dùng câu từ quảng cáo của thương hiệu này cũng có vần điệu giúp người dùng dễ nhớ
Biển hiệu cửa hàng kem đánh răng Dạ Lan với hình vẽ tuýp kem đánh răng khổng lồ
Quán cà phê với sự kết hợp màu sắc hài hòa giữa biển hiệu và mành che nắng
Một quán ăn được gắn biển hiệu rất đẹp với những phông chữ lạ mắt
Nếu thấy một cửa hàng băng đĩa như thế này, bạn có muốn vào không?
Quảng cáo phim nước ngoài chiếu rạp
Sữa em bé của hãng Cal-best được quảng cáo là “Giúp cho trẻ em mạnh khỏe và chóng lớn”
Nếu không đọc kĩ thì ít ai phát hiện ra rằng những biển quảng cáo đầy màu sắc này là về thuốc trị bệnh
BGI có lịch sử từ năm 1927, ngoài Bia 33, BGI còn sản xuất các loại bia mang nhãn hiệu Bière Royale, Bière Hommel (bia nhẹ) và Tiger Beer (người ta thường gọi là “bia con cọp” vì có nhãn hiệu hình con cọp. BGI đã tự hào là “Một loại bia 5 châu lục” thông qua việc xuất cảng Bia 33 ra khắp thế giới
Những mẫu quảng cáo bia 33 Export của B.G.I
Trên các mặt báo, những loại hòm này được quảng cáo một cách rầm rộ với những từ ngữ ấn tượng. Ngay từ thời này những cụm từ “Người Việt dùng hàng Việt” hay “Ta về ta tắm ao ta, dẫu là đục ao nhà cũng hơn”… cũng đã được sử dụng để kêu gọi khách hàng
Không những quảng cáo trên báo, hòm Tobia còn xuất hiện trên xe điện Sài Gòn – Chợ Lớn. Dòng chữ “Hòm Tobia danh tiếng nhứt” được vẽ ngay trên đầu xe. Quả là một bước ngoặt ngoạn mục trong ngành quảng cáo của Sài Gòn xưa