Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

5 ‘nữ tướng’ của làng báo Sài Gòn xưa

Giai đoạn những năm 1920, làng báo Sài Gòn tự hào khi có 5 ‘nữ tướng’. Trong một giai đoạn mà xã hội Việt Nam còn nặng tư tưởng “trọng nam khinh nữ” thì họ đã chứng minh người phụ nữ Việt có đủ tài năng để có thể đảm đương những công việc lớn trong xã hội.

Bà Thạnh Thị Mậu, hay còn gọi là bà hội đồng Nguyễn Kim Đính

Bà Thạnh Thị Mậu, tức bà hội đồng Nguyễn Kim Đính. Nguồn: Sưu tầm.

Bà Thạnh Thị Mậu là vợ ông Nguyễn Kim Đính, người xuất bản tờ Đông Pháp Thời Báo. Người ta cho rằng ông Đính chỉ là người đứng đầu tờ Đông Pháp Thời Báo về danh nghĩa, còn việc chi xuất tiền bạc, trông nom thầy thợ, nhà báo, nhà in, đều bởi một tay bà Mậu quản lý.

Dù bà Mậu không biết chữ nhưng bà biết thưởng văn và tờ báo của bà thuở ấy chuyên trọng về nghị luận hơn là tin tức. Trước khi xuất bản mỗi kỳ báo thì thư ký phải đọc bài nghị luận cho bà nghe và bà sẽ bình phẩm hay dở. Dưới tài quản lý của bà, nhà in không thể phung phí một tờ giấy, trẻ con bán báo không thể ăn gian xu nào.

Tuy là bà chủ, bà hội đồng nhưng bà Mậu vốn là người cần kiệm tảo tần và cũng không khoe khoang danh vọng với ai. Sau một thời gian, ông hội đồng Nguyễn Kim Đính vỡ nợ, bà Mậu lấy danh nghĩa riêng mà đứng tên nhà in, gánh lấy nợ nần của chồng.

Đến thời kỳ kinh tế đất nước khó khăn thì nhà in của bà vẫn được quản lý vững vàng.

Bà Nguyễn Đức Nhuận, chủ báo Phụ Nữ Tân Văn

Bà Nhuận là tay quản lý nhà báo xuất sắc. Ngoài việc quản lý, bà còn viết bài mỗi tuần và có nhiều sáng kiến hay trong việc cổ động cho tờ báo.

Dưới thời bà quản lý, tờ Phụ Nữ Tân Văn đã lập ra học bổng chu cấp cho hai người học trò nghèo sang học bên Pháp trong mấy năm, một người đỗ kỹ sư canh nông và một người đỗ cử nhân khoa học.

Bà Trần Thiện Quý, quản lý nhật báo Trung Lập

Bà Quý chẳng những thạo việc trông coi công việc ở báo mà còn thường đến các hãng của người Pháp để xin quảng cáo, giao thiệp với nhà in của người Pháp.

Quầy báo góc Tự Do-Nguyễn Văn Thinh năm 1969. Nguồn: Brian Wickham.

Bà Phan Văn Thiết, quản lý ba tờ tuần báo là Việt Dân, Thế Giới và Tân Văn

Bà Thiết rất nhanh nhẹn và mẫn cán. Bà thay chồng quản lý tờ báo, làm việc sổ sách, thơ từ, chi thu tiền bạc, mỗi ngày hai buổi.

Thời ấy, từ nhà buôn đến bạn đọc, đại lý, phái viên đều giao dịch qua và không mấy khi gặp mặt ông chủ báo. Mỗi tờ báo bà làm quản lý đều in từ 5.000 đến 10.000 số mỗi tuần.

Bà Bút Trà, quản lý nhật báo Sài Gòn

Bà Bút Trà, quản lý nhật báo Sài Gòn. Nguồn: Sưu tầm.

Bà Bút Trà được xem là tay quản lý đảm lược nhất và khéo kinh doanh. Năm 1933, khi tờ nhật báo Sài Gòn xuất hiện lần đầy với vốn ban đầu độ vài nghìn đồng, cho tới năm 1940 đã đáng giá đến mười vạn. Có thể nói tờ báo này đứng vào hàng lớn nhất, vững nhất ở Nam Kỳ, tất cả nhờ một tay bà nữ quản lý Bút Trà gây dựng, gìn giữ, mở mang.

Bà Bút Trà cũng có công đưa tờ nhật báo Sài Gòn mấy lần vượt khó. Đã có lúc tờ báo gặp khủng hoảng tài chính nhưng nhờ một tay bà chống giữ đổi suy làm thịnh.

Xe không chạy trên sông sao gọi xe đò?

Có lần tôi hỏi nhà văn Sơn Nam khi gặp ông ở quán cà phê vỉa hè trước Nhà Văn hóa quận Gò Vấp cách nay hai mươi năm. Trong...

Tục Nhuộm Răng Đen Của Người Việt Xưa

Có lẽ đối với các thế hệ ngày nay, hình ảnh những người bà, người mẹ và cả những cô thiếu nữ với hàm răng óng ả hạt huyền chỉ...

Đi tù vì “nhạc vàng”

Năm tôi lên 10 tuổi, mẹ tôi đi xuất khẩu lao động từ Cộng hòa Dân chủ Đức về.Trong hành trang của bà, có một túi vải to khá nặng,...

Cuộc sống của người dân miền Nam trước và sau thời Pháp thuộc – Phần 1

“Họ chỉ trọng cái bề ngoài. Bề ngoài tỏ ra lễ phép lịch sự với người ngoại quốc, nhưng trong bụng lại khinh bỉ. Họ gian đối chỉ cốt thu...

Việc mất Tiền Giang (1859-1862) đã như thế nào?

Đồng bằng sông Cửu Long mà ta đã gọi là Nam kỳ lục tỉnh, trước đây gồm sáu tỉnh. Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường là miền Tiền...

Trang phục cung đình triều Nguyễn

Khi biên soạn bộ điển lệ nổi tiếng của triều Nguyễn, Khâm định Ðại Nam hội điển sự lệ, các sử quan của triều đình đã dành quyển 78 và...

Tham tri Phạm Thế Hiển (…1861)

Vào cuối xuân năm Tân Dậu (1861) tức là năm thứ mười bốn triều vua Tự Đức, cách đây chín mươi bảy năm Tham tri Bộ Binh Phạm Thế Hiển...

Chân dung Phan Châu Trinh dưới mắt người con

Những vị nào đi ngang qua Quảng Tín (một phần Quảng Nam xưa) từ Tam Kỳ lên Cẩm Khê, nhìn về một phía đồi cao, đã thấy sừng sững một...

Sài Gòn – Chợ Lớn: Thế Kỷ 17 Đến Thế Kỷ 19 – Phần 3

6. Saigon mô tả chi tiết qua Trương Vĩnh Ký Những chi tiết sau đây đa số là trích từ sách “Souvenirs historiques sur Saïgon et ses environs” của Petrus Trương Vĩnh...

Những hình ảnh quý giá về Đông Dương năm 1930

Làng chài bên vịnh Hạ Long, giã gạo ở Tây Nguyên, đồn điền cao su An Lộc… là loạt ảnh tư liệu lịch sử quý giá về Đông Dương khoảng...

Viện Dục Anh ở Sài Gòn

Theo số liệu còn giữ được thì trong thập niên 1930 ở Nam Kỳ có khoảng gần 4000 trẻ mồ côi trên tổng số dân chưa đầy 4 triệu. Thế...

Chiều nay có một loài hoa vỡ…

Chỉ trong vòng chưa đến 40 năm, những bản tình ca Việt đã có những thay đổi vun vút. Nay nhìn lại để thấy những gì mình đã trải qua,...

Exit mobile version