Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

60 tấm ảnh màu đẹp nhất của đường phố Saigon thập niên 1960-1970


Đường phố sạch đẹp, hiện đại và văn minh là những ấn tượng đầu tiên khi xem chùm ảnh về đường phố của thành đô Saigon ở dưới đây.

Saigon trước 1975 có vẻ đẹp hào nhoáng, nhộn nhịp của nếp sống xưa, nhưng cũng có nhiều góc ảnh mang lại vẻ đẹp thanh bình hiếm có.


Saigon 1965 – Photo by William S. Fabianic. Đây là đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) lúc còn cho lưu thông 2 chiều. Khúc này là ngã tư Phan Đình Phùng và Trương Minh Giảng (nay là Trần Quốc Thảo). Đi tới nữa là ngã ba Phan Đình Phùng – Nguyễn Gia Thiều (chỗ có thấy hàng rào sắt màu xanh lá cây), là Consulat Général de France (trước 1966 hoặc 1967 là trường tư thục Lê Quý Đôn) do KTS Phạm Văn Thâng thiết kế. Ở bên phải của người chụp tấm hình này là Toà Tổng Giám Mục, kế bên là biệt thự của tổng giám đốc công ty Shell do KTS Nguyễn Văn Hoa thiết kế. Còn ở bên trái là biệt thự của tổng giám đốc Chartered Bank, cũng do KTS Hoa thiết kế đầu thập niên 1960, đã bị chính phủ đập phá để xây trường mầm non và chỉ còn lại hồ bơi.


Saigon 1967, Photo by Bill Mullin. Đường Trường Công Định (nay là đường Trường Định) chạy băng qua công viên Tao Đàn.


Saigon 1967-1968 – đường Tự Do. Photo by Dave DeMilner.


Saigon 1965 – Đường Tự Do, Photo by John A. Hansen.


Saigon 1969, Đường Tự Do, gần góc Tự Do – Nguyễn Thiệp ở bên phải hình. STAR HOTEL tại số 123 đường Tự Do, nơi trước kia là cửa hàng PHARMACIE NORMALE (123 Rue Catinat). Photo by Rick Fredericksen.


Saigon 1965 – Đường Trần Hưng Đạo, nhìn từ Plaza BEQ (135 Trần Hưng Đạo). Bên phải là Metropole Hotel.


Saigon 1968 – Đường Lê Lai nhìn từ tầng 5 KS Walling trên đường Phạm Ngũ Lão. Photo by Brian Wickham.


Saigon 1965, đường Trần Hưng Đạo.


Saigon 1964 – Công trường Chiến sĩ (trước khi có Hồ Con Rùa) nhìn từ đường Trần Quý Cáp (Nay là Võ Văn Tần), bên phải là ra Nhà thờ Đức Bà – Photo by Iparkes.


Saigon 1969 – đường Nguyễn Huệ. Photo by Wayne Trucke.


Saigon 1965 – Đường Hồ Huấn Nghiệp, nối từ đường Tự Do tới Công trường Mê Linh. Photo by John Hansen.


Đường Tự Do – Công viên Chi Lăng 1967-1968, nay đã bị Vincom chiếm dụng riêng. Photo by Henry Bechtold.


Con đường Duy Tân cây dài bóng mát.


Gần cuối đường Tự Do nhìn về phía sông Saigon. Ngay chỗ xe Taxi là ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế – Photo by Iparkes.

Hình này chụp lúc chưa có Nhà Hàng Maxim sát bên khách sạn Majestic.


Góc hình ngược hướng với tấm hình bên trên, nhìn từ sông Saigon về phía đường Tự Do. Photo by Layered.


Đường Tự Do.


Saigon 1965-66 – Đường Phan Văn Đạt. Photo by Dale Ellingson.

Phía xa là Công trường Mê Linh với bệ tượng đài Hai Bà Trưng.


Saigon – Tháng 3 năm 1965 – Ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế – Photo by John A. Hansen 3. Đường Tự Do (tức Catinat thời Pháp thuộc) mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp.


Saigon 1971 – Moslem Mosque – Đường Thái Lập Thành. Photo by Mike Vogt. Đường Thái Lập Thành (nay là Đông Du) bắt đầu từ đường Tự Do, kế tiếp là ngã tư Hai Bà Trưng và ngã tư Thi Sách, và kết thúc tại đường Đồn Đất (nay là Thái Văn Lung).


Chợ Saigon Xuân Canh Tuất 1970 – Góc Lê Lai – Phan Châu Trinh.


Saigon 1972 – Đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai). Ngã tư đằng trước là Hồng Thập Tự – Công Lý (nay là Nguyễn Thị Minh Khai – Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Bên phải là trường Lê Quý Đôn.


Saigon 1965-66 (9) – Ngã 6 Phù Đổng khi chưa có tượng Phù Đổng Thiên Vương. Bên trái là đường Phạm Hồng Thái. Đường ngang cạnh cây xăng SHELL là Phan Văn Hùm (là bến xe đò, nay là đường Nguyễn Thị Nghĩa). Photo by Gene Long.


Saigon 1974 – Đường Hàm Nghi. Xe taxi con cóc và xe La Dalat.


Đường Nguyễn Huệ, Saigon 1971 – Photo by Mike Vogt. Phía trước là ngã tư Ngô Đức Kế.


Saigon 1968 – Đường Phạm Ngũ Lão Saigon Nov 1968 – Photo by Brian Wickham.


Saigon – đường Nguyễn Huệ, gần trụ đồng hồ.


Saigon 1969 – Ngã tư Lê Thánh Tôn – Công Lý, phía xa là đường Lê Lợi. Photo by Brian Wickham.


Saigon 1967, kẹt xe trên đường Võ Tánh (nay là Nguyễn Trãi).


Saigon thập niên 1960. Đường Pasteur nhìn từ đầu cầu Mống. Người chụp đứng trên đầu cầu Mống ở đầu đường Pasteur. Phía trước là ngã tư Pasteur – Nguyễn Công Trứ. Bên phải là một phần mặt hông trái và góc sau của Ngân Hàng Quốc Gia tại góc Pasteur – Nguyễn Công Trứ. Phía xa là ngã tư Hàm Nghi – Pasteur. (tại góc đó có Tòa đại sứ Đài Loan và Giao Thông Ngân Hàng).


Saigon 1969 – Đường Pasteur, bên phải là Đại Học Kiến Trúc, bên trái là công viên Vạn Xuân. Sau này công viên này bị xóa bỏ và đưa vào khuôn viên của nhà thi đấu Phan Đình Phùng ngày nay.


Saigon 1965 – Đường Pasteur khúc giữa của đường Gia Long (nay là Lý Tự Trọng) và Nguyễn Du). Photo by Charles Cox.


Saigon 1969 – đường Nguyễn Huệ. Photo by Wayne Trucke.


Saigon 1968 – trên Đại lộ Cách Mạng 1-11. Photo by J. Patrick Phelan.

Đại Lộ Cách Mạng 1-11 (đoạn nối dài đường Công Lý) được đặt theo ngày đảo chánh Ngô Đình Diệm. Sau 1975 trở thành đường Nguyễn Văn Trỗi (Từ cầu Công Lý tới Hoàng Văn Thụ).


Saigon 1965-66 – Đường Công Lý – Photo by Thomas W. Johnson.


Biểu ngữ trên đường Công Lý.


Saigon 1969-70 – Đường Nguyễn Huệ cạnh góc Ngô Đức Kế – Photo by David Staszak.


Saigon 1972 – Đường Ngô Đức Kế.


Saigon 1967-1968 – Đường Đinh Tiên Hoàng đoạn gần Cầu Bông.


Saigon 1967-1968, Casino Dakao đoạn ngã 3 Đinh Tiên Hoàng – Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu).


Saigon 1969-70. Đường Phạm Ngũ Lão.


Ga xe lửa Bến Thành – Saiogn năm 1964-1965, nay trở thành công viên 23-9. Góc hình được nhìn từ đường Lê Lai về phía Trần Hưng Đạo. Ở góc trên trái nhìn thấy một chút mặt đứng của tòa nhà Hỏa Xa Đông Dương phía sau các mái nhà tôn.

Ga xe lửa Sài Gòn xưa khá rộng, nằm giữa các trục đường Phạm Ngũ Lão, Võ Tánh (Nguyễn Trãi bây giờ), Lê Lai và công trường Quách Thị Trang (nơi hiện đang xây dựng nhà ga tàu điện metro) – tương ứng với toàn bộ Công viên 23-9 và bến xe buýt hiện nay.


Saigon 1971 – Tượng đài Trần Nguyên Hãn nhìn từ trên cầu vượt dành cho khách bộ hành. Phía sau tượng đài nhìn thấy phần chân của cầu vượt bộ hành thứ hai từ bùng binh nối qua bến xe buýt. Nhà có mái ngói cao nhất trong hình là Nhà chú Hỏa, trên đường Phó Đức Chính.


Saigon 1969-70 – Chợ Bến Thành – Photo by David Staszak.


Saigon 1969, cầu bộ hành trước chợ Bến Thành.


Saigon đầu năm 1968, trước ngày Tết Mậu Thân.


Vòng xoay Công trường Mê Linh đầu đường Hai Bà Trưng – Photo by Thomas W. Johnson.


Đường Nguyễn Văn Thinh (nay là Mạc Thị Bưởi), ngã 3 với đường Phan Văn Đạt (đường ra công trường Mê Linh).


Saigon 1968,Photo by Darrel Lang. Đường Võ Di Nguy ở Phú Nhuận, nay là Nguyễn Kiệm.


Đường Tổng Đốc Phương (nay là Châu Văn Liêm) ở Chợ Lớn. Bùng binh là Tượng đài Chiến sĩ Vô danh giữa ngã tư Hồng Bàng – Tổng Đốc Phương.


Saigon 1969 – đường Nguyễn Huệ. Photo by Wayne Trucke.


Saigon1964 – Đường Lê Lợi. Photo by Al Adcock.


Saigon 1968 – Đường Nguyễn Huệ. Photo by Sonnyb.


Saigon 1969-70 – Đường Nguyễn Huệ. Photo by David Staszak.

Ngã ba Nguyễn Huệ – Tôn Thất Thiệp. Bên trái là Tòa Hòa Giải.


Saigon 1968 – Đường Hai Bà Trưng. Photo by Sonnyb.


Saigon 1972. Đường Trần Hưng Đạo. Photo by Kemper14.


Saigon 1969 – Đường Trần Hưng Đạo, Photo by Sonnyb. Chỗ gẫy góc về bên trái là ngã tư Trần Hưng Đạo – Cộng Hòa (nay là Nguyễn Văn Cừ). Ở giữa ảnh gần phía trên là nhà thờ Cầu Kho (nhìn thấy mặt sau, nhà có tháp trắng).


Saigon 1968 – Cổng vào Căn cứ Không quân TSN, nay là đầu đường Cộng Hòa nơi có cầu vượt vòng xoay Lăng Cha Cả.


Saigon 1968 – đường Lê Lợi. Photo by Larry Burrows.


Góc Lê Lợi – Tự Do.


Đại lộ Nguyễn Huệ sau cơn mưa.


Đường Hồng Thâp Tự trước trường Lê Quý Đôn.


Saigon về đêm.


Một số hình ảnh về Đại Lộ Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn) dẫn vào Dinh Độc Lập:.

Trương Vĩnh Ký – Nhà văn hóa lỗi lạc

Nhà bác học Trương Vĩnh Ký là một vì sao sáng của người trí thức Việt Nam. Nhắc đến Trương tiên sinh ai ai cũng biết ông là nhà tiền...

Từ Việt gốc Pháp – Phần 2

Xe lửa nhà ga và tiếng xúp lê Xe lửa, còn có tên là hỏa xa hay tàu hỏa. Ở VN miền Bắc, dân ta dùng chữ tàu hỏa, tàu điện gọi những...

Vì sao nói “chà bá lửa”?

Chưa biết rõ khởi điểm bao giờ, hai tiếng “chà bá” đã lưu hành trong khẩu ngữ người Việt để diễn đạt cái nghĩa đã được diễn đạt bằng những...

Ký ức Sài Gòn – Chợ Lớn xưa

Đô thị Sài Gòn – TP HCM với hơn 300 năm phát triển đã và đang chứa đựng một quỹ di sản kiến trúc đồ sộ và quý giá, đặc...

Tìm hiểu về kì thi Hương ở Thành Nam xưa

Trường thi Hương Nam Định hay trường thi Sơn Nam, là một trong 9 trường của cả nước, có từ thời Lê. Trường thi Sơn Nam vốn trước kia đặt...

Hát bội – nét đẹp văn hoá đang dần bị lãng quên

Hát bội, loại hình văn nghệ trình diễn cổ truyền ở Việt Nam từng là món ăn tinh thần đặc sắc hàng chục năm về trước, ngày nay theo thời...

Vua Hùng của người Việt có phải vua nước Sở không?

Trong tâm thức của người Việt, thì các vua Hùng luôn là những vị Tổ của dân tộc Việt, là nguồn cội, là những vị vua dựng nên quốc gia...

Tánh tài tử trong con người Nam kỳ

Hán văn, chữ 才子 (tài tử) là học trò giỏi, sau hiểu là những bực kỳ tài trong thiên hạ. Đờn ca tài tử Nam Kỳ có những vị tổ rất “lãng...

Khám phá thú vị về nghề nghiệp xưa ở Việt Nam qua ảnh

Những thước ảnh quý giá này đang được lưu truyền rất nhiều trên mạng xã hội, giúp cho giới trẻ Việt Nam hiểu rõ hơn về nghề nghiệp ngày xưa...

5 ngôi biệt thự hoành tráng của vua Bảo Đại ở Nha Trang

5 tòa biệt thự tuyệt đẹp ở khu di tích lầu Bảo Đại là nơi vị vua cuối cùng của Việt Nam cùng hoàng hậu Nam Phương ‘đón gió’, ‘ngắm...

Để móng tay dài là một cách khẳng định địa vị xã hội ở Việt Nam thời thuộc địa

Móng tay dài là hình ảnh không hiếm gặp ở Việt Nam thời thuộc địa. Trong xã hội cũ, để móng tay dài là một cách khẳng định địa vị...

Ý nghĩa tên gọi “khổ qua”

Chúng ta chẳng còn xa lạ gì với trái khổ qua mà ở miền Bắc gọi là “mướp đắng". Ở nhiều nơi, người ta đọc trại thành “ô qua” hay...

Exit mobile version