Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chùa Lý Quốc Sư xưa

Chùa Lý Quốc Sư nằm ở phố Lamblot, xưa kia là thôn Tiên Thị, tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương, tỉnh Hà Nội cũ, cách Nhà thờ Lớn Hà Nội không xa.  Ban đầu là một ngôi đền với tên gọi đền Lý Quốc Sư hay đền Tiên Thị, được xây dựng từ thời Lý để thờ Quốc Sư Minh Không.

Hoành đồ chùa Lý Quốc Sư, nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I

Theo Lĩnh Nam chích quái, Thiền sư Nguyễn Minh Không mang họ Nguyễn tên là Chí Thành (1066 – 1141) quê ở làng Đàm Xá, tổng Đại Hoàng, Trường An, nay là tỉnh Ninh Bình. Năm 11 tuổi, ngài xuất gia tu Phật, cầu đạo với Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ngài là bậc Đại sư thông tuệ Phật pháp, được ban pháp danh Minh Không. Không những thế, Nguyễn Minh Không còn là một thầy thuôc giỏi được nhiều người biết đến. Năm 1131, đích thân vua Lý Thần Tông đã cho dựng một ngôi nhà ở Tiên Thị để ngài nghỉ lại trong những lần về kinh chữa bệnh cho vua, quan. Sau lần chữa khỏi bệnh cho vua Lý Thần Tông, ngài được phong làm Quốc sư. Sau này khi ngài mất, để ghi nhớ công ơn, vua Lý Anh Tông và nhân dân đã lập đền thờ ngài tại làng Tiên Thị (nguyên là Tịnh xá vua Thần Tông ban cho ngài). Ngoài ra, trong Đại Nam Nhất Thống Chí có ghi Nguyễn Chí Thành là thợ đúc đồng nổi tiếng – người có công tạo tác hai trong bốn bảo vật được coi là “An Nam tứ đại khí” bằng đồng, đó là tượng phật chùa Quỳnh Lâm ở Quảng Ninh và tháp Báo Thiên ở Hà Nội.

Năm 1930 Hòa thượng Thích Thanh Định tự Quang Huy đến trụ trì đã tôn trí thêm tượng Phật, Bồ Tát và đổi tên thành chùa “Lý Triều Quốc Sư”. Sau những biến cố thăng trầm của lịch sử, ngôi đền đã được sửa sang, trùng tu với nhiều thay đổi, không còn giữ được dáng vẻ như buổi ban đầu.

Dưới bóng cây đa có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi là lối đi vào qua cổng tam quan đẹp như tranh vẽ với mái ngói nhỏ xếp đan chéo nhau và các trụ cao chót vót được trang trí rất công phu. Phía sau cổng là sân chính, ngay sát bên trái là khu vườn nhỏ, bên phải là sân lễ hướng ra các khu nhà phụ của ngôi đền gồm: thư viện, tăng phòng, kho, nhà bếp… Cách trung quan của cổng đền 2 mét và nằm trên trục đền là một cột đá kỳ thú thu hút sự quan tâm của du khách, được gọi là Tiên Hương – cột tưởng niệm trên đó những nét chữ đã phai mờ theo thời gian có thể cho chúng ta thông tin về gốc tích ngôi đền hay cuộc đời của Thiền Sư nổi tiếng đang được thờ phụng tại đây. Cuối sân là Hương Đình được đặt giữa tòa nhà chính của ngôi chùa và hai dãy nhà phụ hai bên: một là tăng phòng và một bên là Điện Mẫu hay còn gọi là Ban thờ Mẫu. Các hành lang rộng mới xây có mái che hình bậc thang nối ba nhà với Hương Đình. Đây là một công trình bằng gỗ trang nhã với mái ngói xếp và 8 góc mái cong hướng lên trời thành đường cong hài hòa. Mặt tiền của chùa được phân thành các khu. Chúng ta có thể đi qua các hành lang để vào khám phá phía trong ngôi đền.

Tam quan chùa Lý Triều Quốc Sư, nguồn: sưu tầm

Chùa phân thành ba ô: Khu Tiền Đường Ngoại Khách, Nội cung Phật tự và Hậu cung. Tiền Đường là một tòa nhà 3 gian có 3 cửa, cửa giữa rộng hơn 2 cửa bên, qua cửa giữa từ Hương Đình chúng ta có thể nhìn thấy ban thờ Phật ở phía cuối của khung mạ vàng. Chúng ta đi vào Nội cung qua cửa bên. Đó là một khu nhà có chiều rộng bằng khu Tiền Đường có mái vuông góc với Tiền Đường. Bốn cột trung tâm bằng gỗ và 2 tường bên không cửa đỡ 2 mặt mái rộng. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm, các tượng thờ được đặt ở hai gian nhà. Tượng đức Phật A Di Đà được tôn trí ở chính giữa gian trước. Hai bên đặt thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Phía trước là các tượng Quan Âm, Bồ Tát (tòa Cửu Long) và Nam Tào, Bắc Đẩu.

Trụ đá chùa Lý Triều Quốc Sư thế kỷ XVII, nguồn: sưu tầm

Ban thờ Hậu được sắp xếp vào trong các gian bên. Bên phải là 3 bức tượng của các quan đại thần nhà Lý trong trang phục chức sắc cao và bên trái là 4 bức tượng của các quý bà mà theo các nhà nghiên cứu thì đó là các bức tương 4 Công chúa nhà Lý.

Ban thờ Đức Ông, thần hộ pháp của đền và Đức Thánh đặt ngay lối vào điện, ở dưới cùng của các gian và là gian xa nhất của ngôi đền. Trong ánh sáng mờ đó người ta chú ý đến bậc cao nhất của bàn thờ là một vị Phật vĩ đại ngồi giữa hai vệ tinh đang đứng chính là điện thờ Thiền sư Minh Không. Phía sau tôn trí tượng Tam Thế Phật. Đầu đội một chiếc mũ ni hoặc vương miện của nhà sư và tay phải cầm một nụ sen. Các bàn thờ bên là tượng phụ thân, phụ mẫu của Quốc Sư Minh Không, tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Thiền sư Giác Hải là các bức tượng chân dung được tạc bằng đá còn để lại từ năm 1674 thời Hậu Lê.

Nguồn:

Lược dịch từ Nghiên cứu của Nguyễn Bá Chí và Trần Hàm Tấn đăng trong cuốn “Le Peuple Vietnamien” của Trường Viễn Đông Bác Cổ tháng 8/1949 (Le Peuple Vietnamien d’Août 1949, édité par l’EFEO, ký hiệu tra tìm TC880, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I).

Đời đá vàng – bản nhạc đời người

Dưới đây là một phần của một bài viết có tựa đề "Đời đá vàng - và bước chân người tu sĩ” của tác giả Hoàng Phương Anh, để phù...

Thần học là gì? Một giải thích từ người Thiên Chúa giáo

“Khước từ thần học là bạn làm khổ chính cuộc đời mình với sự mất phương hướng. Nếu không có thần học, chúng ta lãng phí cuộc đời và bị...

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nổi tiếng đất Nam Bộ

Bên cạnh kiến trúc độc đáo, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê còn gắn với một cuộc tình của nữ nhà văn Pháp Marguerite Duras và thiếu gia người Hoa Huỳnh...

Tố chất nào của người Hoa?

Nhiều người hẳn biết rằng một số khái niệm đặc sắc trong tiếng Trung rất khó dịch sang tiếng Anh, thí dụ đột kích thủ (突击手) [1], bất chiết đằng (不折腾) [2], tinh thần văn...

Họ của người Việt trong dòng lịch sử

Bắt nguồn từ chữ Hán “bách tính” được nói trại là “bá tánh”, nhiều người nghĩ rằng ở nước ta xưa nay chắc phải có đủ 100 họ! Thực ra...

Thục Phán – An Dương Vương – Quốc vương Âu Lạc

An Dương vương (chữ Hán: 安陽王), tên thật là Thục Phán (蜀泮),là người lập nên nước Âu Lạc, nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam sau nhà nước Văn Lang. Theo truyền thuyết sử cũ thì...

Hồi ký một chuyện tình – “Đường phố vắng đêm nao quen một người…”

Tôi yêu nhất Sài Gòn những đêm mưa. Tiếng mưa rơi thầm thì dai dẳng trên mái tôn cũ như tiếng của một người tình đang hờn trách. Tôi cũng...

Đại Nam Đồng Văn nhật báo – Tờ báo chữ Hán đầu tiên tại miền Bắc

Sau cuộc viễn chinh Bắc Kỳ lần thứ hai (20/02/1884-13/02/1885), giai đoạn 1885-1897 được thực dân Pháp coi là cuộc chiến “bình định” Bắc Kỳ, dù vẫn dữ dội và gay cấn....

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 2/9 – Danh từ Sài Gòn

Cuộc mở mang bờ cõi giải quyết xong, nay bắt qua tìm hiểu về lai lịch đất Sài Gòn.  Về danh từ “SÀI GÒN” Đại Nam Quốc Âm Tự vịcủa...

Nhớ về măng cụt Lái Thiêu

Măng cụt nằm trong danh sách các loại trái cây quý của vùng nhiệt đới được rất nhiều người ưa chuộng. Ít thấy ai bị dị ứng, hay ăn măng...

Ba con rận kiện nhau

Ba con rận hút máu một con lợn, tranh nhau ăn, đem nhau đi kiện. Một con rận khác gặp, hỏi: "Ba anh kiện nhau về việc gì thế?" Ba...

Lam Thành qua lịch sử – địa – văn hóa

Ở bên bờ tả ngạn sông Lam, nơi ngã ba, ngay chỗ giáp lưu sông Lam với sông La có một dãy núi khá lớn gọi là Lam Thành Sơn....

Exit mobile version