Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chương trình Đố vui để học xưa

Giữa thập niên 1960, trên Đài truyền hình Sài Gòn có chương trình Đố vui để học được học sinh đô thị xem nhiều và rất say mê, đến giờ, nhiều người ở lứa tuổi trên dưới 60 vẫn hào hứng khi được nghe nhắc lại chương trình này.

Chương trình Đố vui để học

Chương trình này bắt đầu phát năm 1966, do Trung tâm Học Liệu thuộc Bộ Giáo dục (miền Nam) thực hiện. Những người tham gia điều hành chương trình là: các thầy cô dạy trung học như Đinh Ngọc Mô (dạy Pháp văn, có biệt tài về kịch nghệ), Lê Thanh Hoàng Dân (Phó giám đốc Trường Quốc gia Sư phạm), Cao Thanh Tùng (dạy Việt văn), Huỳnh Kim Quế (đã qua một khóa huấn luyện về vô tuyến truyền hình tại Đài Loan) và các ông bà Nguyễn Văn Đồng, Huỳnh Độ, Nguyễn Tú Anh, Đặng Ngọc Hương, Dương Thủy Ngân.

Chương trình được mô phỏng tiết mục truyền hình của Mỹ Quiz Show và tiết mục Quitte ou double của Pháp, vừa có tính giải trí, vừa có tính giáo dục, tạo tinh thần thi đua học tập của học sinh, tập cho các em bình tĩnh, phản ứng nhanh, ăn nói mạnh dạn và lưu loát trước công chúng, khuyến khích các em ưu tú, tạo tinh thần học hỏi cho học sinh nói chung.

Ở giải cá nhân, học sinh nam hay nữ các lứa tuổi từ trung học trở xuống đều có thể ghi tên dự thi, có chứng minh bằng thẻ học sinh hay căn cước. Ban tổ chức ưu tiên cho học sinh các tỉnh xa, nhất là khi thí sinh được ban giám hiệu trường tiến cử đi thi. Mỗi thí sinh sẽ trả lời 9 câu hỏi từ dễ đến khó, thời gian cho mỗi câu là 30 giây. Tiền thưởng tăng từ thấp đến cao, từ câu đầu đến câu cuối, bắt đầu từ 5 đồng, sau đó gấp đôi ở câu sau cho đến khi trả lời cả 9 câu là 1.280 đồng.

Phần thi đồng đội là cuộc thi giữa hai trường khác nhau, cùng trình độ. Ví dụ đội của Trường cộng đồng Phú Vinh ở Vĩnh Bình (nay là Trà Vinh) với Trường cộng đồng Đồ Chiểu ở Gia Định. Mỗi đội gồm 3 thí sinh, có đội trưởng chịu trách nhiệm giới thiệu các bạn trong đội mình. Câu đố trong cuộc thi có 20 câu, mỗi câu 5 điểm nếu đáp trúng. Đáp được nửa câu hay một phần thì số điểm sẽ được ban giám khảo định. Câu hỏi vừa được đưa ra, đội nào bấm chuông trước được trả lời nhưng nếu sai, đội sau sẽ được trả lời. Nếu các thí sinh hai bên đều đáp chỉ gần đúng câu hỏi, ban giám khảo sẽ quyết định số điểm. Sau 20 câu, cộng điểm để xem ai thắng. Người chiến thắng được thưởng 13.000 đồng tính chung tiền mặt và tặng phẩm. Nhưng đội thua cũng được tặng 2.000 đồng.

Có mấy chi tiết về chương trình mà học sinh lúc đó rất thích là: Các giám khảo khi giải thích câu hỏi hay thí sinh trình bày câu trả lời thì dùng bút lông viết lên bảng giấy to, hết giấy sẽ xé trang đó để viết tiếp ở trang sau. Lúc đó trường học toàn dùng phấn viết trên bảng. Nhìn chương trình, thấy giấy khổ lớn rất đắt tiền mà viết lên, xé liên tục nên mọi người xuýt xoa tiếc của. Đã vậy, bút lông lúc đó cũng được xem là loại tối tân! Đâu dễ mua và xài sang như kiểu Mỹ!

Khi công bố giải thưởng, đám học trò mê sách thèm lắm. Có tên nhà hảo tâm được xướng lên thường xuyên, là Giáo sư Lê Thanh Hoàng Dân, thì hầu như chương trình nào cũng có tặng sách. Trong số phần thưởng có nhãn hiệu trà Đỗ Hữu. Đây là hình thức “xã hội hóa giáo dục”, được khéo léo lồng ghép với quảng cáo thương hiệu, cũng là nét đẹp và dấu ấn khó phai của truyền hình giáo dục ngày trước.

Giọng điều khiển chương trình của Giáo sư Cao Thanh Tùng, một vị thầy đeo kính trắng có chiếc cằm vuông, rất được ưa thích vì thầy dẫn chương trình rất sinh động, tính từ khi phát chương trình đầu tháng 7.1966 đến đầu năm 1969, Đố vui để học phát được 79 chương trình cá nhân và 29 chương trình đồng đội, mỗi tuần một chương trình. Có khoảng 1.000 thí sinh dự thi, phần lớn là học sinh tiểu học. Cứ 100 thí sinh thì có 10 thí sinh đáp trúng tất cả 9 câu hỏi.

Minh tinh điện ảnh người Việt đầu tiên tại trời Tây

Ai là diễn viên điện ảnh người Việt đầu tiên? Minh tinh người Việt nào từng thành danh và nổi tiếng khắp nước Pháp đầu thế kỷ 20? Đây là...

Chuyến bay đầu tiên ở Sài Gòn

Lúc 10 giờ 30 ngày 10.12.1910, lần đầu tiên một chiếc máy bay loại bốn cánh nhãn hiệu Farman xuất hiện trên bầu trời Sài Gòn, lượn mấy vòng cho...

Tài tử điện ảnh xinh đẹp của Sài Gòn xưa

Bên dưới đây là tấm hình quen thuộc mà người ta thường thấy trong bộ sưu tập những hình ảnh đẹp của Sài Gòn ngày xưa. Đó là một nữ...

Để móng tay dài là một cách khẳng định địa vị xã hội ở Việt Nam thời thuộc địa

Móng tay dài là hình ảnh không hiếm gặp ở Việt Nam thời thuộc địa. Trong xã hội cũ, để móng tay dài là một cách khẳng định địa vị...

Bánh Mì và hơn 14.000 năm lịch sử

Bánh mì và hơn 14.000 năm lịch sử Các loại bánh mì hiện nay. Hương vị chiếc bánh mì pa-tê kẹp thịt đậm đà, chua chua ngọt ngọt của Việt...

Nguồn gốc của câu “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”

Khi tôi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi khi phê phán Nho giáo và chế độ phong kiến, thầy cô thường đem câu nói: “Quân sử thần tử, thần...

“Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi…” – Thiên tình sử của đôi trai tài gái sắc

Đó là những câu hát nổi tiếng về chuyện tình Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà mà hầu như ai cũng biết đến. Tuy nhiên họ thực ra là...

Nhìn lại một thời Quốc văn giáo khoa thư

Câu chuyện về sách giáo khoa cho trẻ vẫn còn dài dài, vì đó là một vấn nạn lâu năm chưa được giải quyết rốt ráo. Chợt nhớ đến bài...

Ngồi vắt tréo chân hay ngồi vắt chéo chân?

Nhiều người cho rằng “chéo” mới là cách viết đúng, còn “tréo” là sai chính tả. Thực tế, “chéo” và “tréo” là hai từ tồn tại song song với nghĩa...

Đá Gà – Thú vui lâu đời của người Việt

Kê kinh là một quyển sách rất cổ của người Hán, vẫn còn được lưu truyền tới ngày nay ở nhiều nước, trong đó có VN. Tuy nhiên, nội dung...

Đạo hiếu là gì? Hiếu theo quan niệm thời xưa khác thời nay như thế nào?

Các bạn biết chữ Hán thấy rõ: Chữ "Hiếu" là chữ viết tắt của hai chữ "Lão" ở trên (lượt bớt phần dưới) và chữ "Tử" ở dưới. "Hiếu" tức...

Những kết hợp bất thường trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn dưới góc độ ngữ pháp

Đã gần 20 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trở về với “cát bụi”. Bao năm qua, ở mọi miền trên đất nước Việt Nam, người ta vẫn xao xuyến...

Exit mobile version