Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cô ba sài gòn là ai?

Có đến hai người phụ nữ nổi tiếng xinh đẹp giai đoạn cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX cùng mang cái tên gần giống nhau là Ba Thiệu và Ba Trà. Cô Ba Sài Gòn – Trần Ngọc Trà là một nghệ nhân may áo dài truyền thống nức tiếng trong tác phẩm điện ảnh của tài nữ Ngô Thanh Vân. 

Xuất hiện trong tác phẩm điện ảnh của tài nữ Ngô Thanh Vân, Cô Ba Sài Gòn là một nghệ nhân may áo dài truyền thống nức tiếng đất này. Nhưng với Cô Ba Sài Gòn ở ngoài đời thật, người phụ nữ này không được toàn tài đến thế. Tuy sở hữu một nhan sắc khó ai sánh kịp được ví như “Hoa khôi Viễn Đông” nhưng cuộc đời Cô Ba Sài Gòn là một chuỗi truân chuyên không ngừng.

1. Cô Ba Trà – tuổi thơ cơ cực và cuộc đời chìm nổi

Sinh năm 1906 ở Cần Đước, Long An – cô Ba Sài Gòn hay cô Ba Trà (tên thật là Trần Ngọc Trà) sống khổ cực ngay từ lúc mới sinh. Từ khi sinh ra và lớn lên cho tới tuổi 16, Ba Trà chỉ biết đi chân trần và bắt ốc, hái rau, hoặc gánh nước.

Ba của Trà là con gia đình điền chủ khá giả thuộc Chợ Lớn (Tân An sau này), nhưng khi cô mới 5 tuổi thì một biến cố lớn xảy ra khi khiến cha cô – vì nghe lời thiên hạ đồn thổi mẹ cô ngoại tình nên đã tức giận thổ huyết chết bất đắc kì tử, bà nội cô vì đau buồn cũng mất theo. Người bác ruột đã vựa vào cớ này để đuổi mẹ con cô ra khỏi nhà.

Ba mẹ con (lúc này mẹ Trà đang mang thai đứa em của Trà) ôm nhau về nhà ngoại nương náu. Từ khi cha mất, Trà liên tục phải chịu cay đắng với những trận đòn roi khôn ngớt của mẹ. Bao nhiêu khổ cực, cay đắng, cùng nỗi hận người đàn ông bạc tình – bà trút lên đầu đứa trẻ vô tội là cô. Dường như, có lúc mẹ cô đánh cô như trả thù, để rồi bao vết thương rướm máu cứ cứa lên rồi hằn sâu trong con người cô.

Nhưng cuộc đời của cô gái 16 tuổi không bằng phẳng trôi theo cái kiếp làm thuê làm mướn, mà lại sớm vướng vào một bi kịch cuộc đời ngay những ngày đầu đời.

Nhiều người cho chính những bi thương từ thuở ấu thơ đã góp phần hình thành nên tính cách của người đẹp đất Nam Kỳ sau này: Coi đời lạnh như băng.

2. Đường tình duyên trắc trở của cô Ba Sài Gòn- Ba Trà

Cô Ba Sài Gòn- Ba Trà sớm bộc lộ dung mạo xinh đẹp khi mới chỉ 16 tuổi và nhanh chóng trở thành “ngôi sao” của đất Sài Gòn hoa lệ. Với dung mạo xinh đẹp, cô Ba Trà nhanh chóng trở thành “ngôi sao” của đất Nam kỳ hoa lệ và được mệnh danh là Étoile de Saigon (tạm dịch: ngôi sao Sài Gòn).

Khi cô mới 14 tuổi, vì quá nghèo, mẹ gả cô làm vợ một viên quan người Pháp ngoài ngũ tuần. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân này cũng mau chóng kết thúc khi cô sang tuổi 15. Sau đó, cô còn trải qua 2 cuộc hôn nhân nữa nhưng tất cả đều dừng lại khi cô 18.

Sắc đẹp ấy của Trần Ngọc Trà còn gây ra cuộc đối đầu giữa Hắc – Bạch công tử. Có giai thoại kể rằng, không cần cô Ba mở lời, hễ Bạch công tử nghe cô Ba được Hắc công tử tặng món gì quý, ông sẽ hỏi giá và tìm mua kỳ được món quà đắt hơn để tặng người đẹp.

Vì thế, cô sở hữu không biết bao nhiêu đồ quý giá từ trang sức, áo quần hàng hiệu cho đến nhà cửa, xe cộ.

Dẫu được nhiều công tử vây quanh, không tiếc tiền cung phụng cho cô Ba tiền của ăn chơi thỏa thích nhưng lòng cô vẫn “giá lạnh”, không xiêu lòng thuộc về ai. Có lẽ vì được nuông chiều nên cô đã ngã vào con đường đỏ – đen lúc nào không hay.

Những canh bạc dần đốt sạch gia sản của người đẹp. Cô Ba bỗng nhiên “một bước xuống đường” lâm vào cảnh nợ nần, túng bấn và phải đi làm thuê ở một cửa tiệm nhỏ.

3. Bi kịch cuối đời của cô Ba Sài Gòn

Phải nói rằng, khi còn trẻ, cô Ba Trà được săn đón bao nhiêu thì khi về già, cô càng tủi khổ bấy nhiêu và rồi kết thúc cuộc đời một mình cô quạnh. Đến giai đoạn cuối đời, theo năm tháng, nhan sắc cô Ba Ngọc Trà qua tuổi xuân thì cũng dần nhạt phai. Những công tử, đại gia trước kia theo đuổi cũng ít dần và lảng tránh Ngọc Trà.

Không ai biết bà đã mất năm nào, chỉ biết là bà qua đời trong đơn độc một mình. Cuộc đời của giai nhân Trần Ngọc Trà đã khép lại bằng nốt trầm buồn, như đóa hoa quỳnh nở vội trong đêm.

Văn Hóa Ngọng

Lời giới thiệu: Ngôn ngữ là một món quà quý báu mà thượng đế đã ban cho con người. Ngôn ngữ với một số ràng buộc khá phức tạp về...

Hai câu chuyện ngắn về bài học trong cuộc sống

Văn hóa truyền thống là một kho tàng đồ sộ những câu chuyện về luân lý, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với mục đích...

Nga Sơn miền quê cổ tích

Ca dao xưa có câu: Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông Ngay mở đẩu ta đã nghe tới Nga Sơn, vậy đây...

Vế đối “Vũ vô kiềm toả năng lưu khách” và số phận những người ra vế đối lại

Hai câu đối sau đây: Vũ vô kiêm toả năng lưu khách Sắc bất ba đào dị nịch nhân là của một người làm hay của một người ra và...

Những bức ảnh hiếm về Nam Phương Hoàng hậu

Nam Phương Hoàng hậu tạo dáng chụp ảnh tại dinh thự gia đình ở Đà Lạt, nhí nhảnh trong ngôi trường mình theo học ở Pháp, duyên dáng trong tà...

Kỷ niệm thời đi học , ký ức sữa Foremost

Hồi xưa ai đã từng qua thời Tiểu học ở Saigon vào thập niên 1960-70 chắc chắn không quên ..”sự kinh hoàng vì uống sữa” của học sinh thời đó...

Việc mãi nô dưới vòm trời Ðông Phố và chủ đất thật của vùng Ðồng Nai

Việc dùng nô lệ thì ở xã hội nào thuở xưa cũng có, chớ không riêng gì ở trong xã hội Việt Nam, nên xin bạn đọc chớ tức giận...

Chuyện về sĩ tử đỗ Trạng nguyên nhờ am hiểu Phật Pháp

Trong lịch sử khoa bảng Việt Nam, ngôi vị Trạng nguyên luôn được nhiều sĩ tử nhắm đến. Người đỗ Trạng nguyên thường phải tinh thông kinh điển Nho gia,...

Ảnh quý về trường học ở xứ Nam Kỳ một thế kỷ trước

Cùng xem loạt ảnh hiếm có về hàng chục trường học ở miền Nam một thế kỷ trước, được in trong ấn phẩm Các trường học ở Nam Kỳ (La...

Công nghiệp Tiên Chúa Nguyễn Hoàng

Nguyễn Hoàng, tục danh là chúa Tiên, theo cách giải thích của sử thần Nguyễn Khoa Chiêm là do đương thời rất trọng đạo giáo tu tiên của Lão Tử,...

Chuyện tình Ông + Bà Sài Gòn

Chuyện rằng từ thuở xa xưa Ông bà ta đã dây dưa ái tình Bởi thế nên tục truyền rằng: Ông Lãnh, Ông Tạ, Ông Đồn Ba người bạn thiết...

Phan Đình Phùng và giai thoại lịch sử

Phan Đình Phùng (1847-1895) là một nhà lãnh tụ cách mạng Cần vương vùng Nghệ Tĩnh. Ông người làng Đông Thái, tổng Việt Yên, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh....

Exit mobile version