Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Dưới triều Nguyễn, người đánh con riêng của chồng (vợ) đến chết có thể bị xử tội chết

Ngày 19 tháng 5 năm Tự Đức thứ 2 (1849), Tuần phủ Bắc Ninh hộ lý Ninh Thái Tổng đốc quan phòng Trương Văn Uyển trình tấu về bản án cha dượng đánh con riêng của vợ đến chết. Vụ việc xảy ra ở huyện Võ Giàng.

Một cảnh xử án xưa (ảnh sưu tầm)

Bản án do các quan địa phương dâng trình về việc ngày 11 tháng 4 năm Tự Đức thứ 2 (1849), một người tên Nguyễn Khiêm ở xã Thị Cầu, tổng Đỗ Xá có đơn trình xin tra xét.

Nội dung đơn cho biết, con gái ông Nguyễn Khiêm là Nguyễn Thị Dao, trước đi buôn bán xa nhà, dan díu có thai, sinh được một con trai, đặt tên là Đổ.

Sau đó, Thị Dao trở về nhà. Ông Khiêm gả Thị Dao cho người trong xã là Nguyễn Tả, làm thiếp. Đứa con riêng của Thị Dao khi đó 4 tuổi.

Vào giờ Ngọ hôm đó, ông Khiêm thấy Nguyễn Tả ôm tên Đổ đến, nói đứa bé bị trúng gió, người nhà mau tìm thuốc điều trị, xong Nguyễn Tả đặt tên Đổ vào giường rồi bỏ đi.

Nhưng khi ông ngoại đứa bé vào xem thì thấy cháu mình bị thương, liền hô hoán. Phó tổng, lý dịch bắt được Nguyễn Tả, đem trói lại.

Sau đó một lát thì đứa bé chết.

Các quan kiểm tra thi thể đứa bé thấy có vết máu khô ở lỗ mũi cùng nhiều vết thương ở trán, má, thái dương với kích thước khác nhau, dài khoảng 2, 3, 4, 7, 8 phân, rộng 2, 3 phân, thâm tím như bị đập vào đá. Lại có một vết thương ở cổ dài 6 phân, rộng 3 phân. Tại cằm có vết thương tròn khoảng 4 phân. Một vết thương tím bầm sau đầu khoảng 3 phân. Một vết thương nhỏ khoảng 2, 3 li, không biết do vật gì tạo ra. Hai bên mông và đùi trái có mười mấy vết thương dài ngắn khác nhau, khoảng 7, 8, 9 phân, sâu đến 1, 2 thốn…

Khi các quan tra xét, Nguyễn Tả khai mình là chồng sau của Thị Dao. Con riêng của Thị Dao với chồng trước là Đổ vốn không ở cùng với Nguyễn Tả, lần ấy theo mẹ đến nhà Nguyễn Tả. Sau đó, vì Thị Dao đi buôn bán ở nơi khác nên đứa bé ngủ lại nhà Nguyễn Tả. Đến khi tỉnh giấc, đứa bé nhớ mẹ nên khóc. Nguyễn Tả tức giận lấy cây gỗ đánh mấy cái làm nó sợ hãi chạy vấp ngã vào hòn đá bị thương, được một lát thì chết.

Các quan tra xét vụ án cho rằng đứa bé nhớ mẹ nên khóc là thói thường của trẻ nhỏ. Vậy mà Nguyễn Tả lại tức giận lấy cây gỗ đánh đứa bé.

Chiếu theo luật “đánh con chồng trước của vợ”, trong đó có khoản “Kẻ đánh con chồng trước của vợ đến chết, bị xử giảo” (tức xử thắt cổ) nên Nguyễn Tả bị xử theo hình phạt này và giam lại chờ.

Còn Nguyễn Thị Dao, trong khi Nguyễn Tả đánh tên Đổ, thị ấy vắng nhà, không biết tình hình, nên miễn nghị xử.

Châu bản triều Nguyễn ghi lại vụ án cha dượng đánh con riêng của vợ đến chết, dưới triều Tự Đức (nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I)

Một vụ án khác, cha dượng đánh chết con riêng của vợ, ở tỉnh Vĩnh Long, dưới triều Tự Đức.
Ngày 20 tháng 6 năm Tự Đức thứ 9 (1856), Viện Đô sát phụng duyệt bản án đánh chết người do quan tỉnh Vĩnh Long Lê Đình Lý kết án đệ trình, đã được Bộ Hình phúc duyệt.

Theo đó, tên Diệp Khởi đã đánh con riêng của vợ tên là Hỏa bị thương nặng đến chết ngay. Khi tra xét, tên Khởi đã nhận tội.

Khởi truyền xử trảm giam hậu (xử chém nhưng giam lại chờ).

Có thể thấy, ở thời đại nào, kẻ gây ra tội ác đánh đập, hành hạ trẻ nhỏ đến chết cũng đáng bị trừng phạt nặng, thậm chí cần phải loại bỏ khỏi xã hội.

Những sự việc trên đều được ghi lại chi tiết trong Châu bản triều Nguyễn. Khối tài liệu này hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.

Lại bàn về khái niệm “Hội Quán”, “Miếu”, “Chùa” của cộng đồng người Hoa

(1) Người Hoa là một trong những tộc người hiện diện và sinh sống lâu đời trên lãnh thổ Việt Nam. Ở Sài Gòn nói riêng, cộng đồng người Hoa...

Cầm cân nảy mực là gì?

Chúng ta thường dùng câu “cầm cân nảy mực” để chỉ những người thi hành công lý. Chính vì liên quan đến pháp luật mà không ít người đã hiểu...

Sài Gòn năm 1968 – 1969 qua 100 bức ảnh của Brian Wickham (Phần 1)

Sau biến cố Mậu Thân 1968, an ninh ở Sài Gòn được thắt chặt. Hàng rào thép gai và các điểm kiểm soát quân sự mọc lên ở nhiều nơi....

Đinh Tiên Hoàng – Đinh Bộ Lĩnh – Hoàng đế dẹp loạn 12 sứ quân

Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924, nguyên quán động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Cha là Đinh Công Trứ làm nha tướng...

Vì sao gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vào Nam, ra Bắc”?

Thực tiễn lịch sử ghi dấu ấn trong ngôn ngữ, rất đặc biệt, không thể thay đổi. 1/ Cách gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vô/vào Nam, ra Bắc” bắt nguồn...

Những câu châm ngôn giúp bạn tỉnh ngộ

Lâm Tắc Từ có đúc kết “10 vô ích” được người đời coi là những câu châm ngôn kinh điển nhất của ông. Không chỉ người Trung Quốc mà người...

Đền thờ An Dương Vương – Đền thiêng giữa thành Cổ Loa

Tương truyền, đền thờ An Dương Vương ở thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) được xây trên nền nội cung của kinh đô Âu Lạc ngày trước. Trong khuôn...

Nhận diện chân tướng các vị Tổ của người Việt cổ

NHẬN DIỆN CHÂN TƯỚNG ÔNG BÀN CỔ Trong bài Nhận Diện Danh Tính Vua Hùng Vương và Nhận Diện Chân Tướng Vua Thần Nông chúng tôi đã nói tới ông...

An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?

Xem thế đủ biết các cụ ta xưa không hề sai lầm. Các cụ vẫn xem Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) là sự tiếp nối của vua Hùng, chứ không...

Tại sao lại gọi là Ngã tư Ga? Ngã tư Ga ở đâu?

Ngã tư Ga là 1 cái tên được người dân địa phương đặt cho có từ trước 1975,vì trước đây khu vực này có 1 đường ray xe lửa chạy...

Mô hình thu nhỏ về thế giới sau ngày tận thế

“The city” là loạt các mô hình về một đô thị đổ nát sau khi con người biến mất, được lấy ý tưởng từ những bộ phim về thảm họa...

Đệ nhất cung điện của các vua nhà Nguyễn

Không chỉ là biểu tượng cho quyền lực của nhà Nguyễn, điện Thái Hòa còn được coi là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế. Nằm ở...

Exit mobile version