Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Gốm Quế Kim Bảng – Sắc màu từ tự nhiên

Nằm nghiêng mình bên hạ lưu sông Đáy là những lò gốm với mái ngói đỏ nâu, mang nét thanh bình của một làng quê cổ. Làng gốm ấy thuộc huyện Kim Bảng Hà Nam, có tuổi đời khoảng 500 năm, và vẫn luôn được duy trì bởi những người con của đất gốm Quế…

Làng Kim Bảng. (Ảnh qua vtv.vn)

Gốm Quế hay gốm Kim Bảng ban đầu được các thế hệ đi trước nơi đây sử dụng để làm những vật dụng sinh hoạt rất đơn giản như máng, chum, vại, sảnh hay tiểu sảnh. Theo phong tục người xưa, trẻ con khi chào đời thì gắn liền với chiếc máng dùng đựng nước và dùng để tắm. Lớn lên rồi thì người ta lại quen với chiếc chum đựng rượu, chiếc vại muối dưa, muối cà. Khi già, rồi thậm chí mất đi, thì người xưa lại gắn liền với cái tiểu sảnh. Sản phẩm làng gốm ban đầu cũng phát triển đơn sơ như thế, quá trình làm ra những vật dụng đó cũng mang theo yếu tố tâm linh, nên những sản phẩm của người thợ khi ấy đều chứa đựng cái tâm và sự thành kính với nghề.

Một người phụ nữ trong xưởng gốm tại Kim Bảng. (Ảnh qua alov-hcmc.org.vn)

Người thợ Kim Bảng chỉ dùng chất liệu tự nhiên chứ không dùng bất cứ loại hóa chất nào để pha trộn. Vậy nên gốm Quế mang trong mình những nét đơn sơ mộc mạc và gần gũi, từ đất, nước, gió, củi, lửa, và bàn tay người nghệ nhân mà tôi luyện thành hình. Thừa hưởng những yếu tố tự nhiên nên các vật dụng như chum, vò để đựng, ngâm rượu còn có tác dụng giải độc tố và không làm hao rượu, được sử dụng rộng rãi, ngoài ra còn có ấm pha trà cũng rất được ưa chuộng.

Chum, vò, ấm pha trà. (Ảnh qua phapluatplus.vn)

Tới những năm 60 của thế kỷ trước, thì làng gốm Kim Bảng mới phát triển buôn bán rầm rộ, trên bến dưới thuyền. Thời ấy giao thương chủ yếu ở đây là đường thủy. Bên cạnh những sản phẩm mang đậm chất quê, ngày nay người thợ thủ công còn chế tạo ra những sản phẩm hiện đại, hoặc mẫu hình theo đơn đặt hàng của khách hàng gần xa.

Những sản phẩm gốm khác. (Ảnh qua laodongthudo.vn)

Để có được sự độc đáo của gốm Quế, thì yếu tố đầu tiên phải kể đến là chất đất. Kim Bảng được thiên nhiên phú cho loại đất sét tốt, rất phù hợp với việc làm gốm. Các nghệ nhân nơi khác cũng đánh giá cao chất đất nơi đây. Nhưng bên cạnh đó, công đoạn xử lý đất của người thợ vẫn đóng vai trò thành bại cho sản phẩm, bởi vì qua quá trình nhào nặn vất vả, những tạp chất trong đất mới được loại bỏ đi.

Khác với sự kiên trì và nhẫn nại khi xử lý đất, khâu tạo hình lại đòi hỏi ở người thợ một bàn tay khéo léo tỉ mỉ. Thường thì công đoạn này cần hai người thợ cùng phối hợp với nhau. Công việc tưởng như đơn giản ấy lại đòi hỏi sự ăn ý hài hòa và bàn tay điêu luyện, cũng như công sức và sự tập trung cao độ của người thợ.

Tạo hình sản phẩm. (Ảnh qua alov-hcmc.org.vn)

Tạo hình xong rồi, sản phẩm sẽ được mang đi phơi để đạt được độ khô cần thiết rồi mới đem nung. Lò nung Kim Bảng được làm từ hình bầu chứ không làm theo hình rồng như lò gốm ở các nơi khác. Hơn nữa, đây là loại lò nung củi, thường phải mất đến 15 ngày thì một lò gốm mới ra đời.

Gốm Quế mang màu sắc tự nhiên, thường là màu da lươn. Để tạo được loại màu men đặc biệt này, người thợ phải biết sử dụng lửa và điều chỉnh nhiệt độ lò cho thích hợp. Đó cũng là điểm độc đáo của kỹ thuật nung gốm nơi đây. Bên cạnh đó, gốm Quế còn có màu son được pha chế từ một loại quặng non và bôi lên sản phẩm sau khi tạo hình. Nếu khi nung mà giữ đúng độ lửa thì màu son đó sẽ ăn lên sản phẩm mà không bị phai.

Gốm Kim Bảng. (Ảnh qua hanam.gov.vn)

Đồ gốm nói chung không chỉ mang theo cái hồn của người thợ, mà còn mang theo đạo trời, trong đó đất là thổ, trong đất có sắt là kim, nước là thủy, củi là mộc, và dùng lửa để đốt là hỏa. Yếu tố ngũ hành ấy vẫn luôn hiện hữu trong gốm, cũng như một niềm tin cổ xưa rằng bên trong vạn sự vạn vật đều có chứa ngũ hành.

Còn trong đời sống người Việt thì đất, nước, củi, lửa, vẫn luôn gắn liền với sinh hoạt của người dân từ mấy nghìn năm qua. Từ một hòn đất, qua quá trình nhào nặn, nung đốt để rồi một vật dụng bằng gốm ra đời, rất mộc mạc, gần gũi, đơn sơ, mang theo hồn Việt. Đó cũng là điều tự hào của những người con đất Kim Bảng.

Lê Nguyên

Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Văn Tường về việc mất thành Hà Nội năm 1873 (Kỳ 1)

Tháng mười, năm Quý Dậu (1873), tức là năm thứ hai mươi sáu đời vua Tự Đức, trước đây tám mươi năm, quân Pháp đã đánh thành Hà Nội. Nguyễn...

Cận cảnh Bia Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Theo các tư liệu lịch sử bia Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám được dựng trong khoảng gần 300 năm (1484-1780). 82 tấm bia tương ứng với 82...

Tại Sao Gọi Họ Là Người Tàu?

Phần thứ nhất Cách đây gần một năm, một người thuộc giới tri thức hàng đầu, ông Arjen Nguyen chuyển cho thân hữu mình một bài viết mang tên là “Ba...

Gìn Vàng giữ Ngọc cho Tiếng Việt

Đau lòng phải giã biệt miền Nam cuối tháng 4 năm 1975, chúng ta mang theo được gì? Của cải, danh vọng, bà con thân thuộc, bạn bè thì không,...

Vì sao đế chế Ottoman sụp đổ?

Đế chế Ottoman nổi tiếng trong lịch sử bởi lực lượng quân đội mạnh, lãnh thổ rộng lớn. Vì sao khiến đế chế này sụp đổ sau 600 năm tồn...

Bệnh viện Nhi đồng 2 trứ danh Sài Gòn xưa

Bệnh viện Nhi đồng 2 ở TP HCM có tiền thân là Bệnh viện Grall, một trong những bệnh viện lâu đời và có khuôn viên đẹp nhất của Sài...

Những quan điểm thẩm mỹ mới trong thiết kế áo dài ở Việt Nam thế kỷ 20

Sau khi tiếp nhận quần chân áo chít của người Mãn Hán theo chỉ dụ của chúa Nguyễn Phúc Khoát, người Việt đã thay đổi kiểu trang phục này dựa...

Dòng sông huyền thoại của Cố đô Huế

Sẽ không phải là phi lý khi cho rằng, sông Hương đã góp phần đem lại cho cuộc sống cũng như tính cách người Huế sự dịu dàng, bình thản,...

Dã tâm của tiếp viên karaoke có hai người tình

Bị người tình là doanh nhân Hong Kong bắt cắt đứt với người tình thứ hai, Thiệu Miêu Miêu đưa ra lựa chọn và lên kế hoạch độc ác. Ngày...

Đôi nét về sự ra đời của cảng Cam Ranh

Cam Ranh nằm ở vị trí chiến lược cả về quân sự lẫn dân sự, tại khu vực vịnh nước sâu nhất Đông Nam Á. Cảng Cam Ranh ra đời...

Miến Điện, đất nước quá nhiều mâu thuẫn?  Phần I – Hồ Inle, vùng trú ngụ của người sắc tộc Intha.

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - khai mạc vào ngày 11-11-2022 vừa qua ở Phnom Penh - đã không mời Miến Điện/Myanmar tham dự, nên chiếc ghế dành riêng cho...

Chén – bát; mũ – nón

Nguyên nhân nào đã đưa đến sự khác nhau về việc dùng từ giữa miền Nam và miền Bắc, chẳng hạn miền Nam gọi mũ thành nón, gọi bát thành...

Exit mobile version