Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hàng không dân dụng & phi cảng Tân Sơn Nhứt

Sân bay Tân Sơn Nhứt (hiện nay gọi là Tân Sơn Nhất) được xây dựng từ năm 1914 và phát triển dần cho đến đầu thập niên 1950 đã là sân bay quốc tế, nối Sài Gòn tới Hồng Kông, Tokyo, Paris, Thượng Hải, Nouméa, Calcutta… Tần suất máy bay lên xuống đã có thể so sánh với sân bay Paris thời bấy giờ.

Qua tư liệu báo chí và lời kể của người trong cuộc, chúng tôi cung cấp cho bạn đọc một số thông tin, số liệu để biết thêm về tổ chức của ngành hàng không dân dụng miền Nam cách nay trên dưới nửa thế kỷ.

Tính đến năm 1964, nhà ga hàng không Tân Sơn Nhứt đã có 3 lần được nới rộng. Lần thứ nhất vào năm 1956–1957, từ tổng diện tích 1.790 mét vuông được chỉnh trang, mở rộng lên 2.470 mét vuông. Lần thứ hai trong năm 1960–1961, nhà ga được sửa chữa và nới rộng thành 2.822 mét vuông. Lần thứ ba, trong những năm 1963–1964, nhà ga đã có diện tích lên tới 6.000 mét vuông, tức là gấp hai lần diện tích cũ và khánh thành tháng 10 năm 1964.

Cần nhắc lại là cho đến thời điểm đó, dù quân đội Mỹ chưa đổ vào miền Nam, và chiến tranh chưa lan rộng, nhưng lưu lượng vận chuyển ở đây đã rất cao. Năm 1959 là 30.000 chuyến và đến năm 1963 đã lên đến 122.374 chuyến, tức là tăng hơn gấp ba lần. Trung bình cứ hai phút rưỡi có một chuyến cất cánh hay đáp xuống. Phi cảng Tân Sơn Nhứt đã được xếp vào loại phi cảng có sức chuyển vận vào bậc nhất trên thế giới. Số hành khách theo đó cũng cao dần. Năm 1957, số hành khách quốc nội là 39.300 người, đến năm 1963 đã tăng lên 173.769. Hành khách quốc tế từ 65.000 người năm 1959 đã tăng lên 119.915 người vào năm 1963. Tổng số hành khách đi, đến và transit tăng ở hai mốc thời gian trên từ 116.100 lên 294.400 người. Đến năm 1964 là 360.000 người. Đó là lý do nhà ga liên tục được mở rộng,

Việc nới rộng và chỉnh trang lần thứ ba giao cho kiến trúc sư Nguyễn Văn Hoa nghiên cứu, lập dự án và giám sát xây dựng. Lần đó, nhiều hạng mục trong nhà ga đã được cải tiến. Khu kiểm soát hành lý và sân thượng được nới rộng gấp đôi. Đại sảnh dành cho công chúng đưa đón thân nhân dài 72m, ngang 15m được xây cất và trang bị hoàn toàn mới. Từ lần tu sửa này, ga quốc tế và ga quốc nội tách bạch chứ không dùng chung như trước. Ngoài ra, mái hiện dài 82m được xây cất phía mặt ngoài để che nắng mưa cho khách vừa đến ga. Tổng chi phí cho lần tu sửa sân bay này tổng cộng là 13 triệu 400 ngàn đồng thời đó, cộng với 3 triệu đồng đã ghi vào tài khóa 1965 về điện, quạt, ghế ngồi tại đại sảnh và ở phòng đợi thì chi phí lên tới 16 triệu 400 ngàn đồng. Tuy nhiên, sau khi tu sửa xong trong gần hai năm, sân bay đã có hiện tượng quá tải, nhà ga đã cảm thấy chật chội, trong đó có nguyên do là số người đưa đón ở nhà ga quá đông.

Từ năm 1951, ngành Hàng không miền Nam được thiết lập dưới hình thức công ty hàng không thuộc chính phủ đương thời. Lúc đầu, chỉ có ba chiếc máy bay DC3 và ba chiếc DC4 để chở khách cùng với ba chiếc Bristol chở hàng hóa, hàng ngày nối liền hai trung tâm Hà Nội, Sài Gòn, chở gia súc từ Lào đến Việt Nam và từ vùng biển Việt Nam đến Lào. Sau 1954, đất nước bị chia cắt, ngành Hàng không miền Nam bị thu hẹp trước khi phát triển trở lại. Tính đến năm 1971, Công ty Hàng không Việt Nam tại Sài Gòn đã có một phi đoàn gồm hai máy bay phản lực Boeing 727 (lấy tên là Thanh Long và Ngọc Phụng), hai máy bay DC6, tám máy bay DC4, hai chiếc Cessna C.185 và hai chiếc Cessna U.206C. Với số máy bay trên, năm 1970 Hàng không miền Nam chuyên chở được hơn 1,5 triệu hành khách và 8,8 triệu ký lô hàng hóa.

Cũng thời điểm 1971, công ty đã khai thác thường xuyên chặng đường dài 26.474km. Trong đó, đường bay quốc nội chiếm 15,468km nối liền Sài Gòn với Ban Mê Thuột, Cần Thơ, Cà Mau, Đà Lạt, Huế, Kon Tum, Long Xuyên, Nha Trang, Phan Thiết, Phú Bổn, Phước Long, Phú Quốc, Pleiku, Quảng Đức, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Rạch Giá, Sóc Trăng, Tam Kỳ, Đà Nẵng, Tuy Hòa, Vĩnh Bình.

Đường bay quốc tế (11.006km) từ cuối năm 1964 đến 1971 đã bắt đầu. khai thác các tuyến Sài Gòn – PhnomPenh – Bangkok, Sài Gòn – Hồng Kông bằng máy bay phản lực Caravelle. Đến đầu năm 1965 mở thêm đường bay Sài Gòn – Kualar Lumpur – Singapore. Ngày 3 tháng 12 năm 1966 đường bay Sài Gòn – Đài Bắc – Sài Gòn. Ngày 30 tháng 7 năm 1968 đường bay Sài Gòn – Hồng Kông – Đài Bắc – Osaka – Tokyo được khánh thành và Sai Gòn – Manille ngày 10 tháng 4 năm 1968. Tất cả đều bằng máy bay phản lực Boeing 727.

Trước năm 1961, ở miền Nam có vài lớp không vận viên được mở ra để đào tạo một số chuyên viên đủ trình độ để đáp ứng nhu cầu cấp thời ở sân bay. Tuy nhiên, các chuyên viên này vẫn phải ra nước ngoài như Pháp, Mỹ để được tiếp tục huấn luyện.

Đến ngày 10 tháng 4 năm 1961, khóa học kiểm soát viên không vận trình độ cao, đúng tiêu chuẩn quốc tế ngang với trình độ Pháp, Mỹ và theo khuyến cáo của Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế đã được mở ra lần đầu tiên tại miền Nam với 22 học viên được tuyển chọn sau một cuộc thi tuyến khắt khe. Kỹ sư Dương Thiệu Dụng, chỉ huy trưởng Phi cảng Tân Sơn Nhứt điều khiển lớp học này. Học viên được học hỏi theo điều kiện khai thác đặc biệt tại chỗ, những luật lệ, quy tắc áp dụng ngay tại địa bàn thực tế, điều này thuận lợi hơn khi học ở nước ngoài rồi sau đó mất thời gian thích ứng lại thực tế ở Việt Nam.

Chương trình giảng dạy gồm 665 giờ lý thuyết và 610 giờ thực hành cùng với ba tháng thực tập tại Đài Kiểm soát Tân Sơn Nhứt và trung Kiểm soát Không lưu. Về lý thuyết, học viên được học 28 môn, bao gồm các kiến thức tổng quát của ngành hàng không, luật lệ phương thức không lưu phi cụ trên phi cơ, khí tượng và phương thức viễn thông… Ngoài ra, còn học về luật lệ hành chánh, quản trị phi trường, ngoại ngữ Anh và Pháp. Các chuyên viên giảng dạy hầu hết là người Việt, chọn lựa từ những người có kinh nghiệm nhất trong ngành tại Nha Hàng không dân sự, Nha Khí tượng và Công ty Hàng không Việt Nam của miền Nam. Bên cạnh đó, có mới thêm các chuyên viên nước ngoài như ông Ferry, ông Trauchessec của phái đoàn viện trợ kỹ thuật Pháp, ông Guy Parker của phái đoàn CAAG, Mỹ.

Sau 10 tháng học tập, có 19 học viên tốt nghiệp kỳ thí mãn khóa đầu tháng 2 năm 1962. Sau khi được cấp bằng, lửa kiểm soát viên không lưu đầu tiên của miền Nam này đã đến làm việc tại đài kiểm soát tại các sản bay trong nước, một số làm việc khai thác ở các công ty hàng không.

Ảnh thú vị về Việt Nam những năm 1990 của Michel Troncy

Cuốc xích lô ở Hà Nội, nữ sinh áo dài Sài Gòn, thuyền mành ở vịnh Hạ Long… là những lát cắt cuộc sống ở Việt Nam thập niên 1990...

Chuyện ít biết về Sài Gòn xưa: 3 đại gia …

Lịch sử Chợ Lớn gắn liền với thương mại và cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 xuất hiện các nhân vật đặc biệt, để lại dấu ấn ít...

Nguồn gốc nhà thờ Cha Tam

Vào năm 1898, Đức Cha Jean Dépierre (Đễ, 1895-1899), Giám Mục Sài Gòn, thấy rằng họ đạo người Hoa mỗi ngày một suy giảm, từ 100 người giảm còn khoảng...

Ảnh tô màu tuyệt đẹp về xứ Nam Kỳ năm 1946

Dinh xã Tây ở Sài Gòn, Chùa Khmer Trà Vinh, tháp Hồi giáo Châu Đốc… là những hình ảnh tô màu hiếm có về xứ Nam Kỳ năm 1946 của...

Vẻ đẹp mộc mạc của phụ nữ Việt Nam 100 năm trước

Dù đã trải qua một thế kỷ, vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của phụ nữ Việt Nam vẫn thu hút người xem. Bức ảnh "Thiếu nữ Sài Gòn" của...

Phạm Quỳnh – Người nặng lòng với nhà và canh tân văn hóa

Phạm Quỳnh được coi là người đi tiên phong trong việc dùng tiếng Việt để viết lý luận. Dương Quảng Hàm đánh giá các công trình của ông là đã "luyện cho...

Nghĩa Cần Vương

LỜI NÓI ĐẦU Nghĩa Cần Vương là cuộc toàn dân kháng chiến, dưới chính nghĩa Hàm Nghi. Lẽ tất nhiên là đã có nhiều người không theo chính nghĩa đó....

Bộ ảnh màu Hà Nội những năm 1970 gợi cảm xúc bồi hồi

Bộ ảnh màu Hà Nội những năm 1970 dưới đây chắc hẳn sẽ gợi cảm xúc bồi hồi cho bạn đọc. Những người yêu Hà Nội dù đi đâu về...

Chợ Đũi ở đâu?

Tìm một ngôi chợ đã biến mất hơn trăm năm là một chuyện khó khi tư liệu lịch sử ghi lại của một vùng đất không đầy đủ. Người cố...

Tấn bi kịch lịch sử của Hồ Quý Ly

Hồ Quý Ly (1336-1407) là nhân vật gây nhiều tranh cãi trong lịch sử. Các sử gia Lê – Nguyễn chê mắng ông thậm tệ, các học giả hiện đại...

Thời Vua Hùng không có ‘văn hóa đóng khố’

Đã đến lúc cần cấp tốc loại bỏ thứ “văn hóa đóng khố” ra khỏi nhận thức về trang phục thời đại Hùng Vương, vì đó là một sai lầm...

Chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” gần Hồ Gươm

Dạo quanh khu vực Hồ Gươm – nơi được coi là trái tim của Hà Nội, biết bao nhiêu dấu ấn lịch sử của đất nước như Tháp Rùa, đền...

Exit mobile version