Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Kiến thiết quốc gia, giúp đồng bào ta

Kiến thiết quốc gia
Giúp đồng bào ta
Xây đắp muôn người
Ðược nên cửa nhà

Tô điểm giang san
Qua bao lầm than
Ta thề kiến thiết
Trong giấc mộng vàng

Triệu phú đến nơi
Năm, muời đồng thôi
Mua lấy xe nhà
Giàu sang mấy hồi

Kiến thiết quốc gia
Giúp đồng bào ta
Ấy là thiên chức
của người Việt Nam

Mua số mau lên
Xổ số gần đến
Mua số mau lê
Xổ số gần đến.

Kiến thiết quốc gia.
Giúp đồng bào ta…

Tiếng ca quen thuộc tôi nghe mỗi tuần từ năm 1952 cho đến Tháng Tư năm 1975. Vang tiếng một thời. 60 mùa lá vàng bay qua đời tôi, tôi vẫn nhớ tiếng ca Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia của Trần Văn Trạch.

TRẦN VĂN TRẠCH HÁT BÀI CA XỔ SỐ

Nghe Trần Văn Trạch hát Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia

Tôi không biết người Pháp đem trò chơi Xổ Số vào nước ta năm nào, chắc vào khoảng năm 1935, 1938. Những năm 1940 tôi mười tuổi, ở tỉnh lỵ Hà Ðông bên hông Hà Nội, tôi nghe người lớn nói đến chuyện Xổ Số.

Xổ Số thời xưa ấy tên tiếng Pháp là Lotterie, bán trên toàn cõi Ðông Pháp, tức bán trên cả ba nước Việt, Miên, Lào, 1 đồng bạc Ðông Dương một vé số, mỗi năm – 12 tháng – xổ số một kỳ, vé số trúng độc đắc 10.000 đồng bạc Ðông Dương, tiếng Nam là Mười Ngàn đồng, tiếng Bắc là Một Vạn đồng.

Chiê’n tranh nổ trên khắp nước năm 1946, Xổ Số bị dẹp. Năm 1952 tôi thấy Xổ Số sống lại ở Sài Gòn. Giá mỗi vé là 10 đồng. Số tiền khá lớn thời đó. Năm ấy Sài Gòn có hai sòng bạc mở cửa hành nghề suốt ngày đêm, quanh năm không đóng cửa nghỉ một ngày, là Kim Chung và Ðại Thế Giới. Đó là hai sòng bạc có trò Sổ Ðề mỗi chiều. Dân nghèo chỉ có hai, ba đồng cũng đánh Ðề được, biết được mất, tức trúng đề – đề xổ đúng con số mình mua, hay không trúng – biết ngay trong ngày. Dân Sài Gòn mê chơi Số Ðề phần đông là dân nghèo. Như đã nói chỉ hai, ba đồng cũng chơi Số Ðề được. Lại có những người gọi là Huyện Ðề nhận bán Số Ðề ở ngay trong xóm, chi tiền đàng hoàng, việc mua số chỉ bằng miệng.

Vì vậy nn ít người mua sổ xố do Nhà Nước bán. Xổ Số những năm đầu bị ế. Cảnh sát Sài Gòn phạt người đi xe vi phạm luật giao thông bằng cách bắt mua vé số Kiến Thiết. Tôi không nhớ trong những năm 1952, 1953, xổ số xổ mỗi tuần hay xổ mỗi tháng. Dường như thời xưa đó mỗi tháng Xổ Số một kỳ.

Tôi cũng không biết chắc những năm đó Xổ Số đã có tên là Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia hay chưa. Căn cứ trên bài ca Kiến Thiết Quốc Gia của Trần Văn Trạch làm năm 1952, tôi chắc cái tên Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia đã có từ năm 1952.

Năm 1955 hai sòng bạc Kim Chung, Ðại Thế Giới bị chính phủ – Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm – đóng cửa. Hết trò Số Ðề. Xổ Số bắt đầu được dân mua. Ðến năm 1960 tình trạng Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia, vì bán chạy, nên có trò tăng giá. Giá một vé xổ số chính thức là 10 đồng, người mua phải mua với giá 14, 15 đồng. Rồi có tin tổ chức Chợ Ðen Xổ Số KTQG bị bắt, người thầu vé số và bán vé số tăng giá là bà Ðức Lợi. Bà này bị bắt. Tên bà Ðức Lợi Chợ Ðen Vé Số Kiến Thiết được nhiều người Sài Gòn biết.

Dưới đây là những hình ảnh về vé số ngày xưa:

Nguồn: Hoàng Hải Thủy

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 4/10 – Cái chết của Đại Cathay

Có lẽ không mấy ai không biết tiếng Đại Cathay, trùm du đãng nổi tiếng nhất trước 1975 (và mãi đến sau này), người đứng đầu trong “tứ đại giang...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Buổi đầu Pháp thuộc

Ngày 7-9-83, tôi đang đọc quyển “La Cochinchine Contemporaine nhưng đọc vừa được độ ba mươi trang, bỗng tôi phải dẹp cuốn sách xuất bản năm 1884 nầy qua một...

Hiệp sĩ cầu Ba Cẳng

Trước 75, người ta đồn rằng cao bồi du đãng lộng hành khắp Sài Gòn – Chợ Lớn, riêng dân chơi cầu Ba Cẳng gần chợ Kim Biên vừa có...

Đầu cua tai nheo là gì?

Khẩu ngữ "Đầu cua tai nheo" được một số  tác giả và từ điển giải thích khác nhau. Nếu Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên giảng đầu cua tai nheo nghĩa là "đầu...

Những hình ảnh quý hiếm về lớp học ngày xưa

Thời xưa, bậc tiểu học ở miền Nam gồm 5 khối lớp, được gọi là lớp Năm, lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì và lớp Nhất (bây giờ là lớp...

Bậc quân tử không giấu diếm tâm địa, không phô trương tài năng

Bậc chính nhân quân tử, những người có đạo đức cao thượng thời xưa đều có phép tắc làm người và xử thế, đó là “tâm địa quang minh, tài...

Thành ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp”

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng đã từng ít nhất một lần được nghe qua câu tục ngữ này. Nhưng mấy ai suy nghĩ về tính xác thực...

Nhà thờ Cha Tam hơn 100 tuổi phong cách ‘lai’ Á Âu ở Sài Gòn

Nhà thờ Cha Tam độc đáo bởi sự kết hợp kiến trúc Gothic Châu Âu với yếu tố văn hóa của người Hoa. Nhà thờ Cha Tam (đường Học Lạc,...

Nguyễn Công Trứ – Một con người kiệt xuất

Làm quan qua ba đời vua triều Nguyễn là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Khởi đầu sự nghiệp làm quan với chức Hành tẩu Sử quán, sau thăng...

Vài nét về giáo dục xưa và nay

Thông thường xưa nay, cha mẹ nào cũng mong con mình được trưởng thành trở nên người có tài có đức. Chúng ta đã đem lại những sinh mệnh trên...

Lấy của ban ngày

Nước Tấn có kẻ hiếu lợi một hôm ra chợ gặp cái gì cũng lấy. Anh ta nói rằng: "Cái nầy tôi ăn được, cái nầy tôi mặc được, cái...

Thời xưa người miền Tây mặc gì?

Trong thời gian Nguyễn Hoàng trấn thủ tại Thuận Hóa, trang phục của người dân ở đây cũng giống như ngoài Bắc nhưng càng tiến về phương Nam, trang phục...

Exit mobile version