Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ký ức về tượng đài Trần Nguyên Hãn trước chợ Bến Thành

Sài Gòn dạo ấy, những hình ảnh về bùng binh Bến Thành với tượng đài danh tướng Trần Nguyên Hãn – Công trường Quách Thị Trang thể hiện được sinh hoạt đời thường huyên náo giữ lòng phố thị. Cái bùng binh mênh mông ấy quy tụ bảy con đường là Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Hàm Nghi, Huỳnh Thúc Kháng, Lê Lai, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh.

Mỗi con đường ấy lúc nào cũng sôi động, chuyên chở hàng triệu người và hàng hóa suốt ngày đêm. Xoay quanh bùng binh là chợ Bến Thành, tòa nhà hỏa xa, bến xe, công viên, bệnh viện, tượng đài, bảo tàng, phố đồ cổ, phố ngân hàng… Tất cả làm nên một bức tranh đô hội, nhộn nhịp trong ký ức bao thế hệ khi nhớ về Sài Gòn.

Diện mạo bùng binh Bến Thành sau hơn 100 năm - 1

Bùng binh Bến Thành (TPHCM) và các phố cổ những năm 1920-1930.

Không riêng tôi, hầu hết những người sống ở Sài Gòn từ trước năm 1975 khó có thể quên bức tượng đài Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn ngay trước cổng chính chợ Bến Thành. Đó là hình ảnh vị tướng anh dũng cưỡi ngựa trong tay cầm chặt chim bồ câu truyền báo thông tin giúp giải vây cho những đạo quân.

Tôi sống ở Gò Vấp, thuở nhỏ hay ngồi sau lưng mẹ, trên chiếc xe đạp cũ chở ra chợ Bến Thành chơi vào dịp cuối tuần. Và lần nào cũng thế, tôi cứ chạy lon ton qua bùng binh trước chợ, nơi đặt tượng đài tướng Trần Nguyên Hãn cùng tụi bạn chơi đùa. Tôi còn nhớ vào năm 1970, lần đầu tiên Sài Gòn có cầu vượt cho khách bộ hành ở ngay bùng binh Bến Thành.

Ngày ấy, được chạy bộ lên cầu, bọn trẻ tụi tui náo nức lắm. Lên đến mặt cầu, cả đám hỉ hả bám lấy lan can, ngắm nhìn và chỉ trỏ dòng xe vô tận di chuyển bên dưới. Nhìn từ trên cao, chúng tôi có thể tưởng tượng bên dưới là phần đảo tròn giống như nhụy của một bông hoa cúc nhiều cánh, mỗi cánh là một con đường.

Từ năm 1964, tượng đài tướng quân Trần Nguyên Hãn (khởi nghĩa Lam Sơn, thế kỷ 15) và Quách Thị Trang (nữ sinh ngã xuống trong biểu tình chống chế độ trước chợ Bến Thành năm 1963) được xây dựng tại đây.

Hai tượng đài mang đến cho bùng binh Bến Thành nét lịch sử hào hùng. Từ sau 1975, khu vực bùng binh Quách Thị Trang được chỉnh sửa đôi lần và khối tượng Trần Nguyên Hãn cũng được sơn quét, ốp đá lại. Đến khoảng năm 2013 một chân của tượng bị gãy, rơi xuống đường. Giữa tháng 12/2014 nguyên khối tượng, đài được tháo dỡ để lấy mặt bằng làm tuyến metro số 1. Khối tượng được đưa về đặt trong góc công viên Phú Lâm (quận 6) để bảo quản.

Nói về vị Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn, tôi xin chia sẻ đôi điều. Ông không rõ năm sinh, nhưng mất vào năm 1429, là võ tướng trong khởi nghĩa Lam Sơn, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đánh thắng quân Minh xâm lược và lập thành nhà Hậu Lê.

Theo sách Đại Việt thông sử, Trần Nguyên Hãn người huyện Lập Thạch, dòng dõi Tư đồ Trần Nguyên Đán, có học thức, giỏi binh pháp.

Trong thời gian đánh giặc, ông đã nuôi dưỡng và huấn luyện những con chim bồ câu để làm phương tiện chuyển thư qua lại với chủ tướng Lê Lợi và các đầu mối quân sự khác. Có lần khi đang đóng quân trấn giữ thành Võ Ninh, bị quân Minh kéo đến vây chặt, tình thế rất nguy khốn, Trần Nguyên Hãn đã viết thư cầu cứu rồi buộc vào chân chim. Nhờ thư do chim bồ câu mang đến, Bình Định vương Lê Lợi biết được tình hình liền cho quân tiếp viện đến Võ Ninh phá vỡ vòng vây giải cứu.

Vì vậy năm 1967, Trần Nguyên Hãn được suy tôn là “thánh tổ của binh chủng truyền tin”. Đó là lý do vì sao tượng đài Trần Nguyên Hãn dựng trước chợ Bến Thành có thêm hình tượng chim bồ câu đưa tin.

Tọa lạc nơi trung tâm thành phố, ngay cửa chính chợ Bến Thành hình ảnh bức tượng đài ấy, với dáng vẻ oai nghiêm, kiêu hãnh như gợi nhớ cho lữ khách và người dân Sài Gòn về quá khứ oanh liệt mang dáng vấp thời đại. Để rồi nhà thơ Trần Thị Phú cho ra đời bài thơ như thể hiện sự ngưỡng mộ và biết ơn đến vị Tả tướng quốc lẫy lừng một thời nước Việt.

Hậu duệ đức vua Trần Thái Tông

Mài gươm, sinh trưởng đất Sơn Đông

Kiên cường chí khí vang danh tiếng

Trí dũng thiên tài rạng chiến công

Khai quốc nguyên huân thánh chúa tặng

Anh hùng dân tộc thế gian trông

Đời đời tôn kính Trần Nguyên Hãn

Sáng mãi tên người với núi sông

(Trần Thị Phú)

 

Hình ảnh khó quên về Vũng Tàu năm 1967-1968

Xem những hình ảnh đời thường cực kỳ sinh động về Vũng Tàu năm 1967-1968 do cựu nhân viên quân sự Mỹ Terry Maher thực hiện. Từ bến cá Bãi...

Người nhẫn nhịn mới có thể làm việc lớn

Trong “Nhẫn Kinh” viết: “Người có thể làm Tể tướng là dựa vào tài năng của họ, người ấy có thể làm đại thần ở chốn triều đình là bởi vì...

Quảng cáo Việt Nam ngày trước trông ra sao

Hãy cùng ngược dòng thời gian và tìm hiểu trước năm 1975, hình hài của quảng cáo Việt Nam trông ra sao. Thời kỳ Pháp thuộc (1884 – 1945) Dưới...

Lòng người như nước là cốt lõi của thành công

Trước kia có một vị thương nhân trẻ tuổi, vì bị người hợp tác bán đứng mà cả tiền của đều mất hết. Anh ta quá thống khổ nên muốn nhảy xuống hồ...

Ca-ve là gì?

Ca-ve là gì? ca-ve phiên âm của tiếng lóng cavert mà học sinh nam trường Pháp, ở Việt Nam những năm 50 của thế kỷ 20. Dùng để chỉ một...

Cuộc sống của người dân miền Nam trước và sau thời Pháp thuộc – Phần 2

Tài liệu của các tác giả ngoại quốc viết về xứ Nam Kỳ trước thuộc địa Đã có nhiều sách, phải nói khá nhiều các tài liệu viết về giai...

Ngôi mộ bằng đá cẩm thạch tuyệt đẹp ở Sài Gòn

Bên cạnh những nét độc đáo về kiến trúc, ngôi mộ cổ còn là một di tích lịch sử quan trọng.   Ngôi mộ cổ nằm cách ngã tư Thoại Ngọc Hầu...

Tại sao người Pháp lại lấy con gà trống làm vật tổ?

Có người nói rằng người Pháp lấy con gà trống làm vật tổ cho dân tộc mình. Lý do tại sao? Trước hết, xin cải chính rằng con gà trống...

Xem mặt chọn vua thời chúa Trịnh – Chuyện lạ bậc nhất trong những chuyện lạ lịch sử

Chuyện chúa Trịnh lấn át vua Lê không chỉ người dân cả nước, các quốc gia lân bang đều biết, mà những người phương Tây đến nước ta khi ấy...

Tại sao lại gọi là Ngã tư Ga? Ngã tư Ga ở đâu?

Ngã tư Ga là 1 cái tên được người dân địa phương đặt cho có từ trước 1975,vì trước đây khu vực này có 1 đường ray xe lửa chạy...

Hàng Nghìn Năm Qua, Người Ta Đã Hoàn Toàn Hiểu Sai 2 Chữ “Kỹ Nữ”

Ngày nay nói đến từ kỹ nữ thì già trẻ trai gái đều nghĩ ngay đến những người làm nghề bán thân, sống bằng nghề bán dâm. Về nguồn gốc...

Vua Duy Tân – Nước bẩn thì lấy máu mà rửa

Hoàng thái tử Vĩnh San là con thứ tám của Vua Thành Thái, lên ngôi năm 7 tuổi, lấy niên hiệu Duy Tân – có ý nghĩa là “Bạn của...

Exit mobile version