Ngã tư Ga là 1 cái tên được người dân địa phương đặt cho có từ trước 1975,vì trước đây khu vực này có 1 đường ray xe lửa chạy qua từ ga Gò Vấp đến Dĩ An và khu vực này có 1 con đường cắt ngang mà không có barie làm rào chắn nên thường xảy ra 1 số vụ tai nạn đáng tiếc và người dân gọi là Ngã tư Ga cho dễ nhớ.
Rõ ràng là câu trả lời này rất thiếu thuyết phục. Thứ nhất là vì lộ trình xe lửa không đi qua đây như đã nói trên. Thứ hai là giả sử có đi qua như câu trên nói thì chỉ là đường ray chớ không phải nhà ga.
Ga gốc tiếng Pháp là gare vì cầu gần ở ga tàu điện (tramway) Sài Gòn – Hóc Môn vào cuối thế kỷ 19 (xây dựng trong 2 năm 1896 – 1897) nên có tên trên.
Vị trí của cầu Ga sát ngay Ngã tư Ga, trên quốc lộ 1, hướng về phía Thủ Đức. Hiện nay khi xây cầu vượt, quốc lộ 1A tách thành 2 nhánh nên có Cầu Ga 1A và cầu Ga 1B, chiều dài khoảng 30 met.
Như vậy, cũng như chữ Ga trong cầu Ga, Ngã tư Ga mang tên này vì nó gần với một ga tàu điện được xây dựng ở đây cuối thế kỷ 19.
Đường tramway Saigon-Dakao-Gia Định hoạt động từ 1895-1896 và đến Gò Vấp ngày 13 tháng 8 năm 1897. Năm 1904, đường Saigon-Gò Vấp nới thêm đến Hóc Môn, một đoạn dài 13 km. Đến năm 1908 thì đường ray 0.6m được thay thế bởi đường ray 1m. Và cuối cùng ngày 29 tháng 1 năm 1913 thì đường nối thêm từ Gò Vấp đến Lái Thiêu.
(Nguyễn Đức Hiệp – Hệ thống xe lửa công cộng tramway ở Sài Gòn thời Pháp)
Đường tramway tới Gò Vấp hoàn thành năm 1897. Ngày nay vị trí Ngã tư Ga thuộc quận 12 (Hóc Môn), nhưng vào thời điểm đó nó vẫn thuộc Gò Vấp.
Tóm lại, gọi là Ngã tư Ga vì ở nơi đây có một ga tàu điện (tramway) được xây dựng từ cuối thế kỷ 19.