Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lịch sử hình thành và hình ảnh ngày xưa của tỉnh Châu Đốc

Vùng đất Châu Đốc nguyên là đất thuộc Chân Lạp, gọi là Tầm Phong Long (Kompong Long). Năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Tôn (Ang Ton) nhượng đất này cho chúa Nguyễn Phúc Khoát, chúa Nguyễn giao cho Nguyễn Cư Trinh vào và thành lập đạo Châu Đốc cùng với đạo Tân Châu và đạo Đông Khẩu (Sa Đéc).

Châu Đốc mùa lụt

Sau khi vua Gia Long lên ngôi, năm 1805 niên hiệu Gia Long thứ 3, đã đặt lại địa giới hành chính Châu Đốc thuộc trấn Hà Tiên, Châu Đốc lúc này gọi là Châu Đốc Tân Cương. Năm 1808, Châu Đốc thuộc huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh, thuộc Gia Định thành. Năm 1815, triều Nguyễn cho xây thành Châu Đốc. Đến 1825, Châu Đốc tách riêng thành Châu Đốc trấn.

Năm 1832, vua Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh, phủ Gia Định chia thành Nam Kỳ lục tỉnh, đó là: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, Hà Tiên và An Giang. Như vậy trấn Châu Đốc trước đó đổi thành tỉnh An Giang, lỵ sở đặt tại thành Châu Đốc (nay là thành phố Châu Đốc).

Địa bàn tỉnh An Giang dưới thời nhà Nguyễn rất rộng, bao gồm các phần đất mà nay là các tỉnh thành An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, một phần của các tỉnh Đồng Tháp, Bạc Liêu của Việt Nam, và một phần của tỉnh Takeo – Campuchia.

Năm 1867, Pháp chiếm trọn 6 tỉnh Nam kỳ, chia thành 24 hạt thanh tra, trong đó tỉnh An Giang đổi thành hạt thanh tra Châu Đốc.

Trại lính khố đỏ ở Châu Đốc khoảng 1895

Nghị định ngày 5/1/1876 của Thống đốc Nam kỳ chia địa bàn Nam kỳ thành 4 khu vực hành chính, mỗi khu vực có một số tiểu khu hay hạt tham biện, từ đó hạt thanh tra Châu Đốc đổi thành hạt tham biện Châu Đốc.

Rạp hát và chiếu bóng ở Châu Đốc

Nghị định ngày 20/12/1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tên gọi hạt tham biện trên quản hạt Nam kỳ thành tỉnh (province), từ đó hạt thanh biện Châu Đốc thành tỉnh Châu Đốc, tỉnh này tồn tại suốt thời Pháp thuộc.

Nguồn gốc của tên gọi Châu Đốc cho đến ngày nay vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Theo chuyên khảo về tỉnh Châu Đốc do Hội nghiên cứu Đông Dương thực hiện năm 1902, có nhiều người cho rằng tên gọi này chỉ là cách nói trại ra từ một tiếng Cam Bốt là Meàth Chruk, có nghĩa là mõm heo, là tên gọi trước đây của cù lao được hình thành bởi Sông Tiền và Sông Hậu, sông Naréa và Sông Vàm Nao. Người Khmer cũng gọi cù lao này là SlaKét (cây cau dại).

Một số người khác cho rằng tên Châu Đốc là ghép từ họ Châu của bà Châu Thị Tế (vợ của Nguyễn Văn Thoại, tức Thoại Ngọc Hầu, người đã cho đào kinh Vĩnh Tế ở An Giang), với chữ Đốc là danh hiệu nhà vua ban cho vị quan đầu tỉnh.

Cũng có ý kiến khác nói rằng theo những ký tự dùng để viết chữ Châu Đốc, thì nguồn gốc thực sự có thể là (Châu), có nghĩa là tỉnh và (Đốc), có nghĩa là bất diệt,…

Một lớp học ở Châu Đốc thập niên 1930

Ngày 22/10/1956, tổng thống VNCH quyết định sáp nhập tỉnh Châu Đốc với tỉnh Long Xuyên để thành lập tỉnh An Giang, tỉnh lỵ đặt tại Long Xuyên, chứ không phải là ở Châu Đốc như tỉnh An Giang thời nhà Nguyễn nữa.

Châu Đốc năm 1965

Châu Đốc thập niên 1960

Châu Đốc năm 1969

Ngày 8/9/1964, Thủ tướng chính quyền mới của VNCH ký Sắc lệnh tái lập tỉnh Châu Đốc kể từ 1/10/1964, trên cơ sở các quận Châu Phú, Tân Châu, An Phú, Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang trước đó. Lúc bấy giờ, xã Châu Phú thuộc quận Châu Phú vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Châu Phú, đồng thời cũng là tỉnh lỵ tỉnh Châu Đốc trong giai đoạn 1964-1975. Tuy nhiên chính quyền MTDTGPMNVN (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) không công nhận việc tái lập tỉnh Châu Đốc, mà vẫn xem thị xã Châu Đốc trực thuộc tỉnh An Giang.

Khu chợ gia súc họp ở trước chùa Tây An, Châu Đốc năm 1970
Châu Đốc 1973, đường đến biên giới Campuchia

Tịnh Biên, giáp biên giới Campuchia

Chùa Tây An (Núi Sam) năm 1973

Từ sau năm 1975, Châu Đốc vẫn là thị xã của tỉnh An Giang, nhưng tỉnh lỵ của tỉnh An Giang vẫn đặt ở thị xã Long Xuyên (sau đó là thành phố Long Xuyên) từ năm 1956 cho đến nay.

Từ năm 2015, thị xã Châu Đốc trở thành thành phố, là đô thị loại II trực thuộc tỉnh An Giang.

Sau đây là những hình ảnh xưa của tỉnh Châu Đốc từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20:

Tháp mộ

Chùa Khmer ở Tri Tôn

Chợ Tịnh Biên tỉnh Châu Đốc thâp niên 1920

Những người bán nồi đất ở chợ Châu Đốc

Trường của người Chăm ở Châu Đốc

Trường Pháp Việt ở Châu Đốc

Một số “nhà làng” ở Châu Đốc, thường gọi tên khác là “nhà việc”, đây có thể là trụ sở hành chính cấp làng.

Nhà làng Long Phú thuộc tổng An Thành

Thời Pháp thuộc, tỉnh Châu Đốc có 10 tổng, dưới tổng chia thành các làng.

Nhà làng An Thạnh thuộc tổng Qui Đức

Nhà làng Châu Phú thuộc tổng Châu Phú

Hình khác của Nhà làng Châu Phú

Tượng Phật tại Bạch Vân tịnh xá, Núi Sam

Đền Hồi giáo trong làng Chăm

Học trò tại quận Tịnh Biên, Châu Đốc

Dệt xà rông
Nhà Lê Công ở Châu Đốc

Ngày nay, đây là phủ thờ của dòng họ Lê Công, nằm trên đường Lê Lợi – Châu Đốc, mặt quay ra ngã ba sông về hướng Tân Châu.

Bên trong nhà Lê Công

Theo ghi chép của gia tộc Lê Công thì dòng họ này đã có mặt tại trấn Châu Đốc (nay là thị xã thuộc tỉnh An Giang) từ những ngày đầu khẩn hoang mở đất (từ khoảng năm 1785-1837). Qua nhiều đời tiếp nối khai phá khẩn hoang đất Châu Đốc, họ Lê Công đã có nhiều công lao đáng kể trong việc hiến đất, xây dựng trường học, chợ và nhà thương từ khi còn là trấn Châu Đốc cho đến thời Pháp thuộc.

Ngôi nhà thờ họ Lê Công được khởi công từ năm 1908 và hoàn thành sau bốn năm xây dựng (1912) trong khuôn viên khoảng một mẫu. Bao quanh khu đất là hàng rào song sắt, với hai cổng chính nằm phía trước sân. Phía trước có sân trồng cây kiểng quý và hoa phong lan. Dáng vẻ kiến trúc bên ngoài ngôi nhà trông tựa như những tòa nhà của người Pháp xây dựng ở Việt Nam thời ấy, nhưng bên trong mang đậm kiến trúc thuần Nam bộ.

Khu lăng mộ Thoại Ngọc Hầu ở Châu Đốc

Khu lăng mộ của ông quan Nguyễn Văn Thoại, tức Thoại Ngọc Hầu, trấn thủ Định Tường từ năm 1808. Từ năm 1813, ông lãnh chức bảo hộ Cao Miên, nên sau này cũng được gọi là Bảo hộ Thoại. Năm 1813, ông nhậm chức trấn thủ Vĩnh Thanh, rồi 1821 là thống chế bảo hộ Cao Miên, kiêm án thủ Châu Đốc đồn, kiên quản trấn Hà Tiên.

Khu lăng mộ Thoại Ngọc Hầu ở Châu Đốc

Thoại Ngọc Hầu là người đã tập hợp lưu dân, khai sơn khẩn đất, phát triển nông nghiệp trong vùng ông cai quản. Nhờ vậy những vùng hoang hóa, rừng rậm không người lui tới trở thành những vùng ruộng đất tốt tươi, con người tập trung sinh sống hòa bình, sung túc.

Đặc biệt, ông là người tổ chức đào 2 kênh Thoại Hà và Vĩnh Tế, có ý nghĩa quan trọng về giao thông và thương mại, góp phần phát triển vùng đất An Giang suốt 200 năm qua.

Khu lăng mộ này gồm có mộ Thoại Ngọc Hầu và người vợ cả Châu Thị Tế, vợ thứ Trương Thị Miệt, cùng các gia nhân. Khu mộ được chính quyền thuộc địa trùng tu năm 1888.

Khu lăng mộ Thoại Ngọc Hầu ở Châu Đốc

Ngày nay, khu lăng mộ này vẫn còn và được chăm sóc chu đáo.

Nhà bảo sanh ở Châu Đốc

Cầu qua kinh ở Tri Tôn

Trường tiểu học nam sinh Châu Đốc

Hình ảnh Châu Đốc thời điểm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 (được chụp trong khoảng thời gian 1895-1905, đa số là vào năm 1902):

Một số hình ảnh khác của Châu Đốc thập niên 1920:

Một dãy nhà trong bệnh viện Châu Đốc thập niên 1920

Nhân viên trong bệnh viện Châu Đốc 100 năm trước

Hình ảnh: manhhai flickr

Pleiku trước 1975 qua ống kính lính Mỹ

Tiệm ảnh trên đường Phan Đình Phùng, sắc phượng hồng rực rỡ đường phố, khung cảnh Biển Hồ thơ mộng… là loạt ảnh sống động về thị xã Pleikutrước 1975...

Đài thiên văn cổ duy nhất còn tồn tại ở Việt Nam

Quan Tượng Đài – đài thiên văn của triều Nguyễn – là một điểm tham quan thú vị dành cho những người muốn khám phá kiến trúc, lịch sử của...

Dấu ấn của kiến trúc thuộc địa trong bản sắc đô thị Huế

So với các đô thị lớn, kiến trúc thuộc địa tại Huế ít về số lượng, nhỏ về quy mô, và kém cầu kì trong trang trí. Vậy nên quan...

Liệu Lê Lợi có giết Lê Lai?

Rất nhiều người đều biết rằng Lê Lai đã đổi áo liều mình cứu chúa, giúp Lê Lợi thoát khỏi vòng vây của quân Minh trong những năm đầu của...

Nhược điểm quá lớn khiến quái vật biển Caspian sớm bị Nga khai tử

Ekranoplan (máy bay lai tàu đệm khí) lớp Lun của Liên Xô/Nga từng được kỳ vọng sẽ trở thành "quái vật biển Caspian" đối với nhóm tác chiến tàu sân...

Những mẩu chuyện đáng suy ngẫm về người Sài Gòn

Lần đầu tiên lên Sài Gòn là để đi thi đại học. Tôi và một thằng bạn thi chung trường nên đi chung với nhau. Ở thì không lo vì...

Áo bà ba,  nón lá khăn rằn

Trên các con đường đất Việt, nếu ở thành Huế miền Trung các chàng trai chạy thẻo các tà áo dài trắng hay tím thướt tha phấp phới dưới mái...

Chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” gần Hồ Gươm

Dạo quanh khu vực Hồ Gươm – nơi được coi là trái tim của Hà Nội, biết bao nhiêu dấu ấn lịch sử của đất nước như Tháp Rùa, đền...

Hình chim trên trống đồng Lạc Việt

 1. Xuất xứ của chữ “Lạc” Tài liệu bằng văn bản quan trọng đầu tiên về chữ 雒 (lạc) trong danh từ 雒越 (Lạc Việt/Lo Yueh), cho đến ngày nay...

Âm gian cai quản nhân gian, làm việc gì cũng nên thận trọng

Mọi việc chúng ta làm đều có trời đất chứng giám. Cho dù bạn không thấy được hậu quả của những việc mình làm, thì vẫn có Thần đang giám...

Miến Điện, đất nước quá nhiều mâu thuẫn?  Phần I – Hồ Inle, vùng trú ngụ của người sắc tộc Intha.

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - khai mạc vào ngày 11-11-2022 vừa qua ở Phnom Penh - đã không mời Miến Điện/Myanmar tham dự, nên chiếc ghế dành riêng cho...

Sách dạy làm giàu – Sự nguy hiểm của liệu pháp tự kỷ ám thị

Nhưng những sách ấy là dạy người ta như thế. Nó ru ngủ con người trong giấc mộng sang giàu, khao khát đến mức quên cả bản thân mình hao...

Exit mobile version