Ở viện bảo tàng, tại đế đô (Huế) có một cái nghiên. Ông coi việc rất lấy làm vinh hạnh khi có một người lạ đến thăm viện… Ông được dịp chỉ cho xem cái nghiên đó, mà người ta thường gọi là nghiên của vua Tự Đức.

Tôi đã có nhiều dịp vào Huế đến nhìn cái Đã biết bao báu phẩm của ta bị mất! Chỉ còn có cái nghiên này.

Tôi xin hiến bạn đọc sự tích chiếc nghiên xưa đó. Năm Nhâm Dần (năm thứ hai triều vua Thiệu Trị, 1842) tháng mười, có người dâng cái nghiên xưa.

Dài bảy tấc bốn phân, rộng bốn tấc bảy phân, dày năm phân. Chất bền mà láng bóng, kiểu xưa mà đơn sơ. Rõ ràng một phiến “ngói âm dương” mà người xưa đã nhân hình dạng đục ra chỗ chứa nước, chỗ mài mực. Đầu nghiên có khắc bài minh (bài minh là một bài thơ, theo cổ văn):

Kỳ sắc ôn nhuận,

Kỳ chế cổ phác,

Hà dĩ trí chi?

Thạch cù bí các

Cải phong tức mặc,

Lan đài liệt tước,

Vĩnh nghi bửu chi,

Thơ hương thị thác.

Bài thơ bằng chữ Hán đó khó dịch lắm. Có những chữ không thể dịch được.

Đại khái nghĩa bài thơ như sau này:

Sắc nghiên ôn nhuận,

Kiểu nghiên cổ phác,

Nên đặt chỗ nào?

Thạch cừ bí các

Tức mặc đối phong,

Lan đài dự tước,

Quý báu đời đời,

Thơ hương phú thác.

Bài minh bằng chữ Hán đã được các quan Bộ Học dịch như trên.

Có một điển tích, ấy là: Đời xưa phong cái nghiên là Tức mặc hầu. Ban

Tức mặc là tên đất, mà nghĩa chánh tức là tới, mặc là mực. Vậy nên đời xưa, nhân tên đất mà phong hầu cho cái nghiên, lại có ý riêng là cái đựng mực.

Lan đài là nơi làm sách. Nơi ấy phải cần nghiên bút.

Nghiên là Tức mặc hầu,

Bút là Quản thành tử.

Nghiên và bút đều dự tước trong Lan đài cả.

Sau bài minh đã dẫn ở trên, ông Tô Thức xưa có khắc hai cái ấn.

Một cái khắc hai chữ:

Kỳ trân nghĩa là quý lạ.

Một cái khắc hai chữ:

Tàng bửu nghĩa là báu kín.

Ông Tô Thức là một vị hay chữ đời Tống.

Sau lưng nghiên có khắc bốn chữ:

Thạch cừ các ngõa, nghĩa là ngói ở các Thạch Cừ.

Dưới, lạc khoản mấy chữ rằng: “Nghiên này chế vào tháng tám, năm thứ ba, hiệu Nguyên Phù”.

Ngài truyền đem nghiên ấy dâng vào Sở Kinh diên. Rồi ngài truyền nội các như sau này (ta đừng quên rằng ngài Thiệu Trị rất hay chữ). “Nghiên này làng hiên các Thạch Cừ xưa”.

Nguyên các ấy từ Tiêu Hà lập ra để chứa đồ tịch. Đến năm thứ ba, hiệu Cam Lộ, vua Tuyên Đế nhà Hán hội các nho thần giảng ngũ kinh tại đó.

Từ năm thứ ba hiệu Cam Lộ năm thứ ba hiệu Nguyên Phù đến Triết Tôn nhà Tống, Tô Thức mới được phiến ngói ấy, làm thành nghiên, cả thẩy (1149) năm.

Từ khi ấy đến nay, lại đúng hạn bảy trăm bốn mua năm nửa (740). Theo nghiên này ghi tích tây đi Hán, làm thành ở Tống mà xuất hiện ra đến nay, thiệt là một vật báu về việc hàn mặc.

Bây giờ, cách sau Hán, Tổng đến hơn hai ngàn năm, nghiên đó há chẳng phải là vật quý bầu trời, đất để dành, đợi thời mới bày tỏ ra hay sao?

Trong đạo chuộng văn, khác thời thế mà chúng một vật báu, đời này cùng đời Hán, Tống xưa chừng có cơ duyên khá hiệp với nhau chăng?

Âu Dương Tu đời Tống xưa có câu rằng

“ Ai ưng vật gì thời vật ấy thường tụ hội tới”. Nghĩa là vậy đó.

Trên đây tôi sao nguyên văn một sử liệu trong bộ Chánh biến. Một câu hỏi đặt ra; ai đã dâng nghiên xưa này lên ngài Thiệu Trị Phải chăng là một người Trung Hoa? Người này đã biết giá trị của cái nghiên và đã biết đem cái nghiên ấy dâng lên nhà vua. Vua Tự Đức đã thường dùng cái nghiên đó. Thực là một quốc bảo, còn giữ được đến bây giờ, cũng là một sự lạ, vì không bị thất lạc hay đập vỡ.