Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Môn Hạ Sảnh ấn – Chiếc ấn cổ vô giá của nhà Trần

Cho tới nay, không có nhiều phát hiện về ấn đồng của các triều đại phong kiến Việt Nam. “Môn Hạ Sảnh ấn” là chiếc ấn hiếm hoi có nội dung rõ ràng, niên đại cụ thể liên quan đến lịch sử hành chính trung ương thời Trần.

Được phát hiện vào năm 1962 tại xã Hương Giang, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, ấn đồng “ Môn Hạ Sảnh ấn” là hiện vật lịch sử vô giá của nhà Trần – một triều đại vàng son trong lịch sử Việt Nam.

Chiếc ấn cổ này được đúc vào thời Trần, niên hiệu Long Khánh thứ 5 (1377), cuối triều vua Trần Duệ Tông (1372-1377). Ấn có chiều cao 8,5 cm, dài 7 cm, rộng 7 cm. Mặt ấn có hình vuông, đế tạc ba cấp, núm hình bia đá.

Cạnh phải lưng ấn khắc chữ “Môn Hạ Sảnh ấn” (ấn của Sảnh Môn Hạ), cạnh trái khắc chữ “Long Khánh ngũ niên nguyệt nhị thập tam nhật tạo” (chế tạo ngày 23/5, niên hiệu Long Khánh 5).

Mặt ấn đúc bốn chữ “Môn Hạ Sảnh ấn” giống trên lưng ấn, nhưng theo kiểu chữ triện. Ấn được dùng để đóng lên những văn bản hành chính quan trọng của nhà Trần từ kể từ đời vua Trần Phế Đế (1377-1388) trở về sau.

Sảnh Môn Hạ là một cơ quan hành chính trung ương thời Trần, được lập năm 1325, có nhiệm vụ giữ bảo ấn, giấy tờ, truyền lệnh của vua tới các quan, nhận lời tấu lên vua và lo các công việc lễ nghi trong cung.

Cho tới nay, không có nhiều phát hiện về ấn đồng của các triều đại phong kiến Việt Nam. “Môn Hạ Sảnh ấn” là chiếc ấn hiếm hoi có nội dung rõ ràng, niên đại cụ thể liên quan đến lịch sử hành chính trung ương thời Trần.

Vào năm 2012, “Môn Hạ Sảnh ấn” đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam. Ngày nay, hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội.

Các loại vạch kẻ đường thường gặp

Vạch kẻ đường là dạng báo hiệu thông dụng và cơ bản nhất khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các dạng khác nhau...

Một gánh hàng rong – Một miền ký ức

Gánh hàng rong trên phố Hà Nội xưa giờ chỉ còn là miền ký ức mà người Hà Nội nay cố gắng kiếm tìm. Miền ký ức ấy sẽ ùa...

Đào Nguyên và Thiên Thai là chốn nào?

Chào mừng đón hỏi dò la, ĐÀO NGUYÊN lạc lối đâu mà đến đây ? Đó là hai câu trong Truyện Kiều tả lúc Thúy Kiều nằm mơ thấy Đạm...

Chân dung Phan Châu Trinh dưới mắt người con

Những vị nào đi ngang qua Quảng Tín (một phần Quảng Nam xưa) từ Tam Kỳ lên Cẩm Khê, nhìn về một phía đồi cao, đã thấy sừng sững một...

Vì sao thời xưa con gái bị gọi là ‘nha đầu’?

Trong một số truyện cổ, ta thường bắt gặp cách xưng hô với con gái là “Nha đầu”, hai chữ “Nha đầu” này từ đâu mà có? Trong một số...

Thiên La Địa Võng nghĩa là gì?

“Thiên” là trời, “địa” là đất thì ai cũng hiểu. Nhưng còn “la” và “võng” thì sao? Liệu có thể đảo thành “thiên võng địa la” được không? Và “võng”...

Thế nào là Chân, thế nào là Chính, Chân Chính rốt cuộc là gì?

"Chân chính" là tiêu chuẩn phẩm đức và nhân cách làm người. ‘Làm người chân chính', 'hành xử chân chính', 'kinh doanh chân chính',v.v... Vậy "chân chính" rốt cuộc là...

Tết Dưới Mắt Người Tây Phương

Trong "Lối Xưa Xe Ngựa..." tập II, tôi có viết ba bài về những tục lệ liên quan đến Tết Nguyên đán (1), song là viết theo sách sử của ta. Ở...

Bồ đào mỹ tửu – Người tỉnh ta… sai?

Nhớ mang máng ngày xưa có lần được nghe thầy giảng Bồ đào mĩ tửu. Nghe như vịt nghe sấm. Chữ thầy trả thầy. Hôm nay xin vô phép hỏi thầy: –...

Mùa hè bình yên đang về trên Hà Nội

Ai đó cứ hay chê, mùa hè Hà Nội nóng nực hơn Sài Gòn. Hà Nội vừa bức bí, lại oi và nắng, cả ngày khó chịu chẳng thấy gió...

Đã chết rồi, những bài hát tuổi thơ?

Trách ai khi con trẻ không được hưởng môi trường âm nhạc lành mạnh? Trách ai khi trẻ con trong chương trình ca nhạc thiếu nhi không còn là trẻ...

Hoàn Cảnh Sáng Tác “Cho Vừa Lòng Em” Của Nhạc Sĩ Mặc Thế Nhân

Thôi rồi ta đã xa nhau kể từ đêm pháo đỏ rượu hồng Anh đường anh em đường em yêu thương xưa chỉ còn âm thừa Em đành quên cả...

Exit mobile version