Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Món phụ kiện đa năng không thể thiếu của phụ nữ xưa

Đã bao giờ bạn tự hỏi ở cái thời chưa có khẩu trang thì người ta che mặt bằng gì chưa? Câu trả lời chính là những chiếc quạt tay.

Hãy tạm quên đi chiếc quạt giấy có giá chừng vài nghìn một cái hay quạt mo vốn đã gắn liền với tuổi thơ êm đềm những ngày cúp điện. Ngược về quá khứ chừng vài thế kỉ trước, khi mà phụ nữ và đặc biệt là giới quý tộc hay trung lưu, luôn được nhìn thấy với chiếc quạt trên tay. Từ trong tranh vẽ đến ảnh chụp, từ những nàng thiếu nữ đến những quý bà, từ ăn vận đơn giản đến phục sức cực kì lộng lẫy, hầu hết đều cầm trong tay một chiếc quạt. Xuất hiện với tần suất dày đặt như vậy, hẳn những chiếc quạt kia phải có nhiều hơn mỗi công dụng chính là quạt cho mát hoặc cầm cho đẹp. Vậy chính xác thì chúng đa năng thế nào?

Quạt cầm tay – Món phụ kiện đa năng không thể thiếu của phụ nữ xưa
Tranh sơn dầu “The Lady with a Fan” của danh họa Diego Velázquez (1599-1660), được vẽ vào khoảng năm 1638-1639. Danh tính của người phụ nữ trong tranh vẫn chưa được xác định, nhưng nhiều người cho rằng đây có thể là một quý tộc thuộc hoàng gia Tây Ban Nha đương thời. Nguồn ảnh: www.artuk.org
Quạt cầm tay – Món phụ kiện đa năng không thể thiếu của phụ nữ xưa
“A Fair Maiden”, tranh sơn dầu trên vải canvas của danh họa Ý Giovanni Costa (1833-1893). Nguồn ảnh: Pinterest
“Ready For The Ball”, tranh của nữ họa sĩ người Pháp Sophie Gengembre Anderson (1823-1903). Nguồn ảnh: fromlaughter.tumblr.com

Tiếp tục ngược về thế kỉ thứ 4 TCN tại Ai Cập, thời điểm mà các nhà sử học xác định là nơi xuất hiện sớm nhất của tổ tiên chiếc quạt tay. Lúc bấy giờ, theo những nghiên cứu từ các cổ vật thì vật có dạng quạt, làm từ nhiều chất liệu kể cả lông thú, được gọi là “rhipis” vốn chỉ sử dụng trong việc xua đuổi côn trùng – loại sinh vật rất đông đúc và gây nhiều sự khó chịu ở thời đấy. Ở Trung Quốc vào khoảng thế kỉ thứ 7, quạt tay được sử dụng điêu luyện trong các bài múa và thường được đề thơ trên thân. Dần dần, các thương nhân ngoại quốc đưa chúng du nhập vào châu Âu và đến thế kỉ 15, những chiếc quạt đã có một chỗ đứng riêng trong nền văn hóa phương Tây.

Tranh trên một chiếc bình cổ Hy Lạp cho thấy thần Eros đang trao cây quạt và chiếc gương soi cho người phụ nữ. Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ học ở Milan (Ý). Nguồn ảnh: Wikipedia
Chân dung một người phụ nữ tay cầm chiếc quạt cứng có dạng tròn trong bức họa “Appreciating Plums” của họa sĩ thời nhà Minh Chen Hongshou (1598–1652). Nguồn ảnh: Wikipedia

Nhưng chỉ đến thế kỉ 16 thì loại quạt có thể xếp lại mới bắt đầu xuất hiện, và với sự tiện lợi cũng như gọn gàng đó, chúng nghiễm nhiên trở thành một loại phụ kiện thời trang mà bất cứ người phụ nữ nào cũng phải sở hữu dù ít hay nhiều. Chiếc quạt càng tinh xảo, được chế tác từ loại vật liệu càng lạ hay hiếm, và có hình vẽ trang trí càng tỉ mỉ thì sự “đẳng cấp” của chủ sở hữu càng cao. Chọn quạt sao cho phù hợp với phục sức cũng quan trọng không kém với chọn giày dép, túi xách, cách trang điểm ở thời hiện đại.Với sự hạn chế về việc tạo dáng trong các bức vẽ hoặc ảnh chụp ở thời trước, các vị tiểu thư, phu nhân, phụ nữ trong hoàng tộc nói riêng hay hầu hết nữ giới nói chung, đều hay cầm một chiếc quạt để tăng độ nữ tính và mềm mại của bản thân khi “lên hình”.

Cận cảnh chiếc quạt trong bức tranh “Portrait of a Lady with a Fan” của họa sĩ người Anh Thomas Francis Dicksee (1853-1928). Nguồn ảnh: Pinterest
Chân dung Alexandra của Đan Mạch, về sau là Công chúa xứ Wales và Hoàng hậu Anh Quốc nhờ cuộc hôn nhân với Vua Edward VII. Bức chân dung vẽ năm 1864 bởi danh họa nổi tiếng Franz Xaver Winterhalter (1805-1873)

Nếu chỉ dùng để làm đẹp như một kiểu phụ kiện thì các quý cô thời xưa đã chẳng kè kè chiếc quạt bên mình làm gì. Quạt thì đương nhiên là để làm mát hoặc xua đuổi côn trùng vo ve xung quanh, nhưng vào nhiều thế kỉ trước thì… người ta thường không mấy khi sử dụng nó vào mục đích đó. Ở thời điểm mà khẩu trang còn lâu lắm mới được biết đến, thời tiết hay không khí cũng chẳng đến mức lắm gió bụi, các quý cô quý bà chẳng thể ở mãi trong nhà mà thỉnh thoảng cũng phải bước ra trời nắng một tí, thì chiếc quạt cầm tay xinh đẹp và thanh lịch được ưu ái sử dụng để… che bớt những khuôn mặt thanh tú kia đi cho khỏi chịu nhiều nắng gió.

Còn những khi thời tiết mát mẻ trong lành thì quạt sẽ được giơ lên để che nếu chủ nhân… không muốn bị ai chụp hình. Hoàng hậu Áo – Hung Elisabeth xứ Bavaria thời trước vốn rất xinh đẹp và thu hút sự chú ý, bởi thế nên từ khi việc chụp ảnh trở nên phổ biến, đã có không ít những thợ ảnh lăm le chụp trộm hoàng hậu để tăng doanh thu bán ra của báo. Elisabeth thì chắc hẳn không phải lúc nào cũng sẵn sàng để lên báo, nhất là nỗi ám ảnh tuổi già khiến bà dừng hẳn việc làm mẫu vẽ hay chụp ảnh từ năm 32 tuổi. Thế nên với sự trợ giúp của chiếc quạt cầm tay bản lớn luôn được đeo trên tay mỗi khi xuất hiện ngoài đường, Elisabeth tránh các paparazzi một cách không thể quý tộc hơn: xòe quạt ra che hết cả khuôn mặt mình ngay khi thấy bóng dáng một chiếc máy ảnh nào đó.

Tránh khỏi những chiếc máy ảnh bằng cách xòe quạt che mặt của Hoàng hậu Elisabeth là một trong rất nhiều giai thoại về cuộc đời người phụ nữ nổi tiếng này. Nguồn ảnh: Pinterest

Nếu ở châu Á – mà cụ thể là Trung Quốc – các câu thơ được đề lên quạt theo cách viết thư pháp thật chỉn chu thì ở trời Tây, nhiều thợ chế tác còn viết luôn lên quạt những câu hỏi đáp ngắn hay mấy lời bói toán thông dụng, với mục đích chính là để cứu vãn một cuộc nói chuyện chán phèo nào đó giữa những chủ nhân của mấy chiếc quạt này. Những câu chuyện về việc viết “phao” lên quạt rồi len lén giở ra khi thi của sĩ tử thời trước tưởng như chỉ có trong phim ảnh, thơ văn, nhưng thật ra tình tiết này không đến nỗi quá phi lí. Các nhà sử học tìm thấy nhiều chiếc quạt được đề ngày tháng quan trọng, hoặc vẽ bản đồ của những khu vực nhỏ nhằm mục đích ghi nhớ ngày tháng và đường xá.

Đây là một món quà mừng sinh nhật thứ 47 của Hoàng hậu Elisabeth. Con gái út của bà, Marie Valerie, đã tự tay thiết kế một vài họa tiết trên món quà tặng mẹ mình. Nguồn ảnh: empresstitania.tumblr.com
Những hình vẽ tinh xảo trên chiếc quạt làm bằng bạc thuộc sở hữu của Hoàng hậu Pháp Marie Antoinette. Nguồn ảnh: www.royalcollection.org.uk

Đến nay, tuy không còn là một món phụ kiện thời thượng khó tách rồi như thuở trước, chiếc quạt cầm tay vẫn là một món đồ giữ vị trí quan trọng trong nhiều nền văn hóa khác nhau. Nghệ thuật múa quạt vẫn còn đó, đề thơ lên quạt vẫn là một nét đẹp văn hóa, và việc vẽ những bức tranh tinh xảo lên thân quạt vẫn được tỉ mẫn trau chuốt. Hay gần gũi hơn một chút thì bạn cũng có thể dùng quạt cầm tay để che mặt những lúc không muốn bị lên hình chẳng hạn.

Ý nghĩa của tên gọi “Trạng Trình” khi nói về Nguyễn Bỉnh Khiêm

Người ta thường gọi cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm là Trạng Trình. Là trạng thì điều này dễ hiểu vì cụ đỗ trạng nguyên. Là Trạng Trình thì cũng dễ hiểu...

Trầu cau, món ăn đã lụi tàn

Trên đường du khảo trên quê hương, các em sẽ nhìn thấy một sắc thái văn hóa Đông Nam Á của thời Hùng Vương còn tồn tại cho tới ngày...

Khởi nghĩa Dương Thanh năm 819

Bài viết chỉ dừng lại ở việc đặt một giả thuyết khác về cuộc khởi nghĩa của Dương Thanh hay nói cách khác bài viết góp những bằng chứng cho...

Vì sao người miền Nam ăn thịt kho và canh khổ qua ngày Tết?

Thịt kho hột vịt, canh khổ qua mang đặc trưng vùng miền và những yếu tố về phong tục, tâm linh gắn liền đời sống người Nam Bộ. Mỗi buổi...

Thời báo Hoàn Cầu viết về tình cảm yêu – ghét của Việt Nam với Trung Quốc

Ngày 28/11/2017, thời báo Hoàn Cầu đăng bài của nhà báo Bạch Vân Dy viết về quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc với tựa đề “Thật khó tin!...

Số phận thê thảm của dân tộc Hung Nô trong lịch sử Trung Hoa

Hung Nô là một dân tộc hùng mạnh đã có thời bắt Tô Vũ sứ giả nhà Hán đi chăn cừu mười năm, khiến nhà Hán phải cống người đẹp...

Đôi điểu về nạn cờ bạc trong lịch sử Việt Nam

Nạn cờ bạc ở nước ta thời xưa gieo rắc ảo tưởng giàu sang, khiến đến vua cũng có người ham chiếu bạc, quan bỏ việc say đỏ đen. Cờ...

Trịnh Công Sơn và những cảm tác đầu đời

Một trong những khía cạnh đặc sắc của nhạc Trịnh Công Sơn được nhiều người thừa nhận là lời ca: lời ca như thơ, khác thường, độc đáo, sâu đậm......

Từ Phổ Nghĩa và An Nghiệp ở Bắc Kỳ (1872-1874)

Từ Phổ Nghĩa (Còn có cách phiên âm khác là Đồ Phổ Nghĩa.) (Jean Dupuis) và An Nghiệp (Francis Garnier) thuộc chung về lịch sử nước Pháp và nước ta....

Gọi là bánh hay là mứt đều được !

Nói đến bánh mứt Huế là nói đến cả kho tàng văn hóa ẩm thực ở đất Cố đô. Có quá nhiều loại bánh mứt được chế biến từ bàn...

Những tên phố cổ Hà Nội ít người hiểu nghĩa

Không nhiều người trẻ ngày nay có thể hiểu Lò Sũ nghĩa là gì, Hàng Chĩnh, Hàng Đẫy bán gì. Hà Nội có trên 40 tên phố bắt đầu bằng...

Sài Gòn năm 1963 qua ảnh của Anthony Larusso

Cùng khám phá những địa điểm nổi tiếng ở Sài Gòn năm 1963 qua loạt ảnh do cựu binh Mỹ Anthony Larusso thực hiện. Một góc đại lộ Nguyễn Huệ,...

Exit mobile version