Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nghề rèn An Tiêm

Nghề rèn truyền thống ở thôn An Tiêm, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy được hình thành từ ngày Trần Hưng Đạo lập xưởng rèn quân khí cho quân đội nhà Trần. Hơn 700 năm đã trôi qua, đến nay, ngọn lửa rèn vẫn rực cháy. Âm vang tiếng búa, tiếng đe, tiếng mài, tiếng gò hàn vẫn hàng ngày ngân vang nơi làng quê thanh bình.

Nghề rèn. (Ảnh minh họa)

Từ xa xưa người dân An Tiêm đã lưu truyền câu ca:

Chẳng tham ao gỗ cá bè,
Chỉ tham cái búa cái đe thợ rèn.

Theo tư liệu để lại, nghề rèn có từ năm 1288, khi Hưng Đạo Đại Vương lập doanh trại ở nơi ngày nay là xã Thụy Hồng để chuẩn bị vũ khí cho quân đội. Trong 5 người phụ trách đứng đầu xưởng rèn đó thì có đến bốn người quê ở An Tiêm. Vì nghề rèn góp phần công lao lớn trong thời kỳ đó nên được vua Trần Nhân Tông sắc phong cho năm người đứng đầu là Ngũ vị tổ sư nghề rèn. Nghề rèn Am Tiêm cũng bắt đầu từ đó và phát triển cho đến ngày nay.

Ở làng An Tiêm trong những căn nhà dù ngày nắng hay ngày mưa, bếp lò rèn vẫn đỏ lửa. Trong làng lúc nào cũng rộn ràng tiếng đe, tiếng búa, mà từ lâu người dân đã quen với âm thanh ấy. Tiếng búa cứ đều đặn chắc chắn, những thanh thép thô cứ dần dần thay hình đổi dạng dưới bàn tay bền bỉ của người thợ, tạo nên những chiếc cuốc, chiếc liềm.

Nghề rèn An Tiêm. (Ảnh sưu tầm)

Để làm được chiếc liềm tưởng như đơn giản đó người thợ cũng phải trải qua rất nhiều công đoạn như chọn nguyên liệu từ những thanh thép thô, sau đó tiến hành cắt thành từng miếng tùy theo kích thước để rèn dao hay liềm. Tiếp theo là công đoạn rèn qua lửa, kỹ thuật rèn vô cùng quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bước cuối cùng là mài rồi làm nguội, đánh lưỡi cưa tạo răng liềm và tôi. Tất cả những khâu đó cũng phải qua một vài người thợ làm ở những công đoạn khác nhau mới hoàn thiện nên vật dụng.

Vào những ngày mùa người dân An Tiêm tập trung thu hoạch, khi hết vụ họ lại quay lại với nghề rèn xưa, cái nghề đã gắn bó qua các thế hệ, góp phần làm ấm no cho làng xã. Đa phần người dân An Tiêm đều biết nghề rèn, để góp phần thêm cho thu nhập của gia đình mình.

Sản phẩm của nghề rất đa dạng, từ những vật dụng sinh hoạt như dao, kéo, liềm, đến những chi tiết máy móc phức tạp. Với trình độ tay nghề cao, cùng với việc giữ gìn và phát huy thương hiệu được xây dựng từ trước đó, các sản phẩm rèn An Tiêm ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường, được tiêu thụ cả trong và ngoài nước. Bên bếp than đỏ lửa, với cái nắng của thời tiết, sức nóng của lò, dưới bàn tay thô ráp của những người nông dân nơi đây, những sản phẩm được tạo ra như hơi thở của một vùng làng quê bình dị.

Lê Nguyên

Tượng Phật “lạ” – Góc nhìn và ý nghĩa

Một vị giáo sư người Đức chuyên nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng trao cho biết về bức tượng Phật “lạ” gây dư luận tại Thái Lan, Việt Nam...

Vua Hàm Nghi – người mở đầu cho nền hội họa hiện đại Việt Nam?

“Vua Hàm Nghi là một trong những họa sĩ đầu tiên của Việt Nam bắt đầu vẽ theo truyền thống châu Âu – với thể loại tranh sơn dầu, bằng...

Ly Rượu Mừng – Một bài hát bất hủ ngày Tết của Phạm Đình Chương

Ca khúc "Ly Rượu Mừng" là một bài hát thịnh hành trong dịp Tết. Bài hát mời mọi người cùng uống rượu mừng Xuân và nói những lời chúc Tết...

Thiệp cưới xưa và nay

Thiệp cưới xưa và nay có nhiều sự khác biệt lớn. Sự khác biệt này chủ yếu xuất phát từ sự phát triển công nghệ sản xuất và công nghệ...

Sau tuổi 50, tôi hiểu ra rằng, cuộc đời chỉ cần vui vẻ là đủ

Thế là sau tuổi 50, tôi đã hiểu được rằng, thế giới thật rộng lớn, mà bản thân mình lại rất bé nhỏ, có những sự tình không cần phải...

Bí ẩn chưa có lời giải của vương quốc Champa

Dù còn nhiều điều chưa được giải mã, các chuyên gia đều thừa nhận rằng đài thờ Trà Kiệu là hiện vật tiêu biểu cho sự tồn tại của một...

6 quả chuông trong Nhà Thờ Đức Bà

Sáu quả chuông nặng trên 28 tấn, trên 100 tuổi thọ. Nằm ngang tầm với nóc nhà thờ. Cách mặt đất chừng hơn 20 thước. Được chuyên chở từ Marseille...

Chú Hỷ – Ông vua tàu thủy Sài Gòn

Sài Gòn cách đây một thế kỷ không đông người và không có các phương tiện đi lại như ngày nay. Giao thông chủ yếu dựa vào đường thủy. Do...

Ai đã thiết kế Bưu điện Saigon?

Theo Tim Doling -sử gia UNESCO, nói và viết tiếng Việt, tác giả nhiều sách về lịch sử thành phố Việt Nam- thì chính tài liệu "Hướng dẫn thuyết minh...

Chuyện tình buồn của “Hoa trắng thôi cài lên áo tím”

Tên tuổi soạn giả Kiên Giang – Hà Huy Hà (1929-2014) gắn bó với nhiều vở cải lương nổi tiếng như “Áo cưới trước cổng chùa”, “Sơn nữ Phà Ca”,...

Đi bộ dưới mưa, thong dong tự đắc

Con người nếu cởi mở, thoải mái, thì dù đi trong mưa cũng rất vui vẻ. Tôi lớn lên ở vùng nông thôn, rất thích những ngày trời đổ mưa....

Các Giai Thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh: Hóc Môn, Bà Điểm Với 18 Thôn Vườn Trầu

Địa danh Hóc Môn, cho tới nay vẫn còn nhiều ý kiến giải nghĩa khác nhau. Theo cách hiểu thông thường, người ta nói: ”Hóc là chỗ xa xôi vắng vẻ...

Exit mobile version