Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhớ xe đạp mini Sài Gòn xưa

Khoảng những năm 1970-1980 là thời hoàng kim của xe đạp mini và kiểu áo dài mini. Thời ấy nữ sinh thường mặc áo dài trắng, tà hẹp và ngắn khoảng ngang đầu gối, quần ống rộng và đi xe đạp mini, đó là một hình ảnh quen thuộc và rất đẹp của Sài Gòn.

Quả thật xe đạp mini rất hợp với các thiếu nữ có mái tóc thề ngang lưng và tà áo dài bay bay trong gió. Áo dài không ôm sát mà xẻ eo cao hơn lưng quần, khi ngồi xe không cần lót tà xuống yên xe cho kín đáo, tà áo buông thả nhưng không lo bị quấn vào bánh xe, nhờ vậy hai tà áo cứ lượn lờ, thi thoảng hé lộ chút eo thon hay khoảng lưng mịn màng… Sáng sớm hay chiều tà, trên đường có những thiếu nữ thong thả đạp xe phía trước, thế nào cũng có chàng trai theo sau, chưa kể nhiều người đi qua còn ngoái lại nhìn…

Nếu chiếc áo dài mini với hai tà ngắn và hẹp, cổ áo thấp, tay lửng tạo nên sự thoải mái và năng động cho các nàng thì khi mặc với kiểu quần tây ống loe rộng, dài phủ đôi guốc cao, đạp xe mini lại tạo nên vẻ dịu dàng, đằm thắm. Chiếc xe mini vành bánh nhỏ, yên xe và tay lái khá cao tạo sự thoải mái cho người đi xe, ngồi trên xe thì lưng thẳng, chân dài… Nếu khi đi bộ “Em không dám đi mau, ngại chàng chê hấp tấp, số gian nan không giàu” thì đi xe mini cũng ít cô nào vội vàng. Cứ từ từ thong thả vòng bánh xe quay cùng lá me bay, chiếc giỏ xe phía trước là cặp sách, có khi có chiếc nón vải gấp lại gọn gàng. “

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng” làm rối lòng không biết bao nhiêu chàng trai mỗi khi hè tới. Ai mà bồ bịch chở nhau bằng xe mini tình cảm hết biết: Nàng ngồi phía sau “miệng cười khúc khích trên lưng” chàng, tay ôm hờ eo chàng. Còn chàng, một tay lái xe, một tay nắm tay nàng… Đi xe mini an toàn, có chuyện gì thì chàng chống hai chân xuống đất, chẳng lo té ngã.

Ở miền Bắc trước năm 1975 hoàn toàn không có xe đạp mini, thỉnh thoảng trên phố thấy có chiếc xe đạp thiếu nhi Liên Xô, dân quen gọi là xe “pơ giô con vịt”. Sau 1975, xe mini ra Bắc không nhiều, hình ảnh các anh bộ đội đi tàu Thống Nhất vác theo cái khung xe đạp buộc con búp bê nhắm, mở mắt quen thuộc gần chục năm sau chiến tranh. Còn ở Sài Gòn, mặc dù có xe mini Nhật nhưng phần lớn xe đạp đều do nhà máy ở bên khu Khánh Hội sản xuất với những nhãn hiệu quen thuộc như Lux, Motobecane…

Xe đạp mini thường có màu đỏ, màu trắng rất hợp với đồng phục học sinh. Hầu như mỗi nhà đều có một, hai chiếc xe mini cho con đi học. Nhà khá giả thì có xe máy nhưng học sinh trung học rất ít người dùng, phần lớn người đi xe máy là người đã đi làm hay sinh viên.

Cho đến những năm 1990, xe máy ít dần, xăng dầu khan hiếm, xe đạp càng trở nên phổ biến nhiều loại xe lớn, xe mini không được ưa chuộng như trước. Lúc này ai cũng vất vả làm ăn, đi xe lớn nhanh hơn, chở được nhiều hơn. Một chiếc xe đạp gắn thêm ghế nhỏ phía trước là chở được “cả hộ khẩu” trên xe, gồm vợ chồng và một, hai đứa con. Chiếc xe đạp lúc đó cũng như một gia tài chứ không chỉ là phương tiện bình thường.

Rồi đến lúc xe máy Trung Quốc ồ ạt tràn vào, “đánh bạt” xe Dream Thái, xe Daelim Hàn, xe Cub “nghĩa địa” Nhật… Các loại xe đạp cũ biến mất. Sài Gòn có xe đạp Martin 107, lúc đầu lắp ráp xe lớn nhưng sau có thêm xe mini. Sau khi Nhà nước quy định học sinh trung học chưa đủ tuổi đi xe máy thì thị trường xe đạp sôi động hơn nhưng cũng ít người chuộng xe mini như trước.

Bây giờ trên đường thành phố là xe hơi, xe máy, vội vã, ồn ào, chen chúc… Đâu ai thích đi xe đạp nữa. Áo dài mới được hồi sinh nhưng hoặc là kiểu cổ điển sang trọng hoặc “cách tân” ngắn ngủn cứng đơ. Cả hai kiểu đều không thích hợp với chiếc xe đạp mini giản dị, năng động mà dịu dàng. Hình ảnh “tà áo em bay bay trên phố” chỉ còn là ký ức…

18 tầng địa ngục và những hình phạt cho kẻ gây tội

Địa ngục hay cõi âm hay 18 tầng ngục là một địa danh siêu nhiên được nhắc đến trong nhiều nền văn minh và tôn giáo. Đây là nơi đến...

Nhớ về thời hoàng kim của ‘băng video’, ‘đầu video’

Các hàng cho thuê băng video hồi ấy có đủ mọi thể loại phim như chưởng Tàu, hành động Mỹ, tâm lý xã hội, hoa hậu áo tắm, thậm chí…...

Cơ sở hạ tầng và đời sống thị dân Sài Gòn xưa

Thời gian Charles Le Myre de Vilers giữ chức Thống đốc Nam kỳ tuy ngắn nhưng ông đã thiết lập kế hoạch đô thị và để lại nhiều công trình...

Người trí tuệ không thể hiện mình thông minh

Thông minh là một loại tài phú, người thực sự có đại trí tuệ thường thường đều là ẩn giấu, không để lộ tài năng ra bên ngoài. Thời khắc...

Chuyện kể về Hồ Xuân Hương – Đà Lạt

Hồ nước lớn ở trung tâm thành phố Đà Lạt không phải là một hồ nước tự nhiên, mà là một hồ nhân tạo. 1. Nguồn gốc của Hồ Xuân...

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên: “Người kể chuyện tình” tài hoa

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, một trong những tên tuổi lừng lẫy trong làng nhạc tình cảm Việt Nam, đã để lại dấu ấn sâu đậm với các tác phẩm...

Quốc tử giám Huế – Di tích văn hóa Cố đô

Dưới thời nhà Nguyễn, tại Huế có một trường học với tư cách Đại học Quốc gia đầu tiên, tồn tại với danh xưng là Quốc Học Đường ( hay...

Nguyên nhân gọi Cố Cung là Tử Cấm Thành

Cố Cung có cách gọi cũ là Tử Cấm Thành, được Hoàng đế Minh Thành Tổ bắt đầu xây dựng từ năm Vĩnh Lạc thứ 4 đến năm Vĩnh Lạc...

Còn chốn để về, về đi

‘Bây giờ mẹ nằm, lá đổ ngoài sân,  để ru mẹ ngủ’  (Lời mẹ ru – TCS) Tôi bỗng dưng trở thành nơi xả stress của những người bạn già...

Lá thư dụ hàng kỳ quặc nhà Tống gửi vua Lê Đại Hành

Một tờ thủ dụ hàng ngộ nghĩnh, xáo trộn văn chương quân sự, lời lẽ ngoại giao với những luận bàn về y học… Tháng tám năm Canh Thìn (980)...

Tuổi thơ của tôi và cái garde-manger

Garde-manger, tủ đưng thức ăn thời xa xưa … Những năm 50s, khi Dân Saigon chưa có tủ lạnh, trong bếp mỗi nhà đều có cái garde-manger đựng thức ăn....

Tết Đoan Ngọ (Mồng 5 tháng 5) có những tục gì?

ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Vì vậy các cụ thường nói "Mồng 5 ngày Tết". Học trò...

Exit mobile version