Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục nằm ở phía Đông Bắc hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, là đầu nối các phố Lê Thái Tổ, Hàng Đào, Hàng Gai, Đinh Tiên Hoàng, Cầu Gỗ…

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục xưa gọi là Bãi Dừa, hoặc Bãi Gáo. Nơi đây năm 1883 quân Pháp đã đem ông cử Tạ Văn Đình ra chém; rồi ngày 15-4-1887, kinh lược sứ Bắc Kỳ cũng mang hành hình thủ khoa Nguyễn Cao, một sĩ phu chống Pháp. Thời Pháp thuộc, quảng trường có tên Place Négrier, được coi như trung tâm của Hà Nội và là nơi rẽ nhánh của 3 tuyến tàu điện đi về 3 hướng Bắc, Tây, Nam.

Đến năm 1945, thị trưởng Trần Văn Lai thuộc chính quyền Trần Trọng Kim đã đổi tên thành Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục để kỷ niệm ngôi trường tư miễn phí đồng thời là trung tâm của một phong trào yêu nước sôi động vào đầu thế kỷ 20 của sĩ phu Hà Nội và các vùng lân cận.

Trường Đông Kinh nghĩa thục mở vào tháng 3/1907 ở phố Hàng Đào do một số nhân sĩ, tri thức khởi xướng và tham gia giảng dạy như Lương Văn Can, Nguyễn Văn Vĩnh… “Đông Kinh” là tên kinh thành Thăng Long thời Lê sơ, sau đổi ra cả vùng đàng ngoài, “nghĩa thục” là trường dạy việc nghĩa. Ban đầu chỉ có ba lớp với khoảng 100 trò, đến tháng 5/1907 khi có giấy phép chính thức, trường tăng lên 8 lớp, chủ yếu dạy chữ quốc ngữ.

Vợ chồng cụ cử Lương Văn Can – một trong những yếu nhân của phong trào và sáng lập viên Đông Kinh Nghĩa Thục đã hiến mấy căn nhà riêng của mình tại các phố Hàng Ðào, Hàng Quạt và Lương Văn Can (tên từ 1945) làm trụ sở trường này và các cơ sở đặt lớp học.

 

Quàng trường đông kinh nghĩa thục xưa

 

 

 

 

 

 

 

 

Người Việt Nam chúng ta hiện nay có bao nhiêu họ?

Theo tài liệu của người Pháp -Pierre Gourou (1930) - thì ở Việt Nam có 202 dòng họ. Dã Lan Nguyễn Đức Dụ trong cuốn Gia Phả - Khảo Luận...

Leng keng cà rem đổi dép

Tết nay trời đủng đỉnh lạnh. Tôi ngó ra ngõ, nom nắng chỉ đậu lưng chừng bên tường, ướp vàng vài ba ô gạch. Anh trai bảo, mùa này mà...

Lễ ban sắc phong cho một ông quan ở Hà Đông xưa

Sắc phong là văn bản truyền mệnh lệnh của vua phong chức tước cho quý tộc, quan chức, khen thưởng những người có công thời phong kiến. Cùng xem loạt...

Bùi Giáng, Ðại Lão Cái Bang

Lời Tác Giả: Bài viết Bùi Giáng, Ðại Lão Cái Bang cho Giai Phẩm Xuân Bính Tý (1996) của tuần báo Tình Thương của nhà văn Lâm Tường Dũ (hiền...

Tre trúc Việt Nam

Tình cờ trong lúc đi tra nghĩa một thành ngữ, tôi được đọc : Trong bài hịch kể tội Tuỳ Dượng Đế, Lý Mật có viết :  Chặt hết trúc...

Thiền viện có chùa Một Cột thu nhỏ ở miền Tây

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là một trong những điểm đến văn hoá tâm linh nổi tiếng, toạ lạc ở thành phố Cần Thơ. Thiền viện Trúc Lâm Phương...

Độc đáo taxi “con cóc” những năm 60 – 70 tại Sài Gòn

Taxi bắt đầu xuất hiện ở Sài Gòn – Chợ Lớn khoảng cuối những năm 40 và thịnh hành những năm 50 của thế kỷ 20, khi ấy người dân...

Tượng đài trước năm 1975 ở Sài Gòn

Nơi đặt tượng Trần Hưng Đạo, Phù Đổng Thiên Vương, An Dương Vương hay Trần Nguyên Hãn là những địa điểm quen thuộc với người dân Sài Gòn. Mỗi tượng...

Chuyện tình buồn của “Hoa trắng thôi cài lên áo tím”

Tên tuổi soạn giả Kiên Giang – Hà Huy Hà (1929-2014) gắn bó với nhiều vở cải lương nổi tiếng như “Áo cưới trước cổng chùa”, “Sơn nữ Phà Ca”,...

Pétrus Ký, ngôi trường lớn của nhiều thế hệ Sài Gòn

Nhắc đến trường Trung học Pétrus Ký là nhắc đến niềm tự hào của nhiều thế hệ từng học ở một ngôi trường nổi tiếng của Sài Gòn. Sài Gòn...

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (3/7) – Chương II : Sản xuất nước mắm và kỹ thuật ủ chượp

“…Cần nói thêm rằng ở phía Bắc Trung kỳ và Bắc Kỳ, người làm nước mắm, vào thời điểm đưa (nguyên liệu) vào thùng, đã cho thêm vào hỗn hợp...

Giữ Gìn Tiếng Việt Truyền Thống

Năm học lớp nhì trường làng, tức lớp hai trường tỉnh, vừa học thông mặt chữ, ê a đọc Quốc Văn Giáo Khoa Thư: “Công cha như núi Thái Sơn...

Exit mobile version