Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sinh hoạt của người miền Nam 100 năm trước qua tranh ký họa của Trường vẽ Gia Định

Đám cưới, đám ma, tảo mộ ngày Tết, trang phục, bữa ăn hàng ngày… của cư dân Sài Gòn xưa được ghi lại trong hàng trăm bức tranh ký họa của Trường vẽ Gia Định.

Lưu bản nháp tự động

Sách Ký họa về Đông Dương – Nam Kỳ (NXB Văn hóa Văn nghệ TP.HCM ấn hành) là một bộ tranh gồm hàng trăm bức ký họa (màu và đen trắng) có giá trị nghệ thuật đặc sắc, phản ánh trực quan, sinh động về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa ở Sài Gòn và Nam Kỳ vào đầu thế kỷ XX. Bộ tranh này do Trường vẽ Gia Định (tiền thân Đại học Mỹ thuật TP.HCM), Hiệp hội các nhà trang trí, khắc chữ và in litô ở Gia Định thực hiện. Vào những năm 1930, Nhà xuất bản Phương Đông (Paris) đã cho xuất bản bộ tranh này với tên gọi Monographie Dessinée de L’Indochine – Cochinchine (Ký họa về Đông Dương – Nam Kỳ).

Lưu bản nháp tự động

Chủ đề trong Ký họa về Đông Dương – Nam Kỳ rất phong phú. Bên cạnh các bức ký họa miêu tả phong cảnh, di tích, hoặc phản ánh đời sống kinh tế (chiếm phần lớn), là những bức ký họa phản ánh những nét rất riêng về phong tục tập quán, đời sống văn hóa – tâm linh, hay nếp sinh hoạt của cư dân Sài Gòn đầu thế kỷ XX. Trong ảnh là bức ký họa phản ánh phong tục cưới hỏi của người Sài Gòn xưa. Chú rể mang hộp đựng lễ vật; phù rể bưng mâm trầu, cau và rượu, trên phủ một chiếc khăn hồng điều.

Trong ảnh là bức ký họa cảnh một đám ma. Người con mồ côi mặc chiếc áo vải thô trắng, đeo khăn tang, quỳ trước linh cữu của người đã khuất, trong lúc thầy tụng làm lễ cầu siêu.

Còn bức ký họa này lại phản ánh việc khiêng linh cữu trong đám ma.

Bức ký họa ngày 30 Tết tại nghĩa trang Tân Sơn Nhất: Lễ tảo mộ cho người thân để đón Tết.

Bức ký họa xin chữ đêm Giao thừa, cho thấy tục xin chữ truyền thống vào dịp Tết không chỉ có ở miền Bắc mà còn hiện diện ở miền Nam.

Bức ký họa nhóm ba người mặc trang phục truyền thống, phần nào phản ánh văn hóa ăn mặc của con người Sài Gòn xưa. Người đàn ông khăn đóng, áo dài, quần dài và giày; Những người phụ nữ: Khăn trùm, áo dài, quần lụa.

Bức ký họa một bữa cơm và các món ăn này cho biết phần nào phong tục ăn uống của người xưa.

Nếp sinh hoạt của người lao động Sài Gòn xưa phần nào được phản ánh qua bức ký họa gánh hàng di động bán bì cuốn (món ăn gồm bì lợn và thịt lợn thái nhỏ, cùng rau cuốn bánh tráng chấm nước mắm để ăn).

Bức ký họa chợ cá tại Bà Chiểu (thuộc quận Bình Thạnh ngày nay) cho thấy hoạt động bán buôn trao đổi của người Sài Gòn xưa.

Vương quốc Phù Nam

Thông qua Trung Á vào thế kỷ II TCN, sứ bộ 張騫 Trương Khiên lần đầu tiên đã bắt đầu đặt mối quan hệ chính thức giữa Trung Quốc và phương Tây....

Việt Nam – Đất nước của những kẻ lười biếng

Đây là một bài viết tôi sưu tầm được, nhưng tôi phải nói trước với bạn là ngôn từ của nó không hề ngọt tai, nếu bạn chưa sẵn sàng...

Vợ chồng xưng hô với nhau thế nào?

Người Việt Nam ta từ nhỏ đến lớn, đến già nói chuyện với nhau đã quen tai nhưng nếu diễn giải cho người nước ngoài biểu đạt được đầy đủ...

Lễ trao trả ấn kiếm triều Nguyễn 1952

Theo những thông tin hãng Millon cập nhật thì đây chính là chiếc “bảo ấn” cùng với “bảo kiếm” từng được coi là “tượng trưng cho giang sơn Nguyễn triều”...

Những công dụng thần kỳ của Coca mà bạn chưa chắc là đã biết

Coca Cola vốn là loại nước giải khát được yêu thích nhất nhì thế giới. Từ già tới trẻ, từ mẹ bỉm sữa tới thanh niên F.A, ai cũng mê...

Làm thế nào để nhận biết nghệ thuật Phục hưng Ý?

Đôi khi chúng ta sử dụng từ phục hưng để nói về sự hồi sinh của một cái gì đó nói chung, nhưng trong lịch sử nghệ thuật, Phục hưng...

Từ đường họ tộc của người Việt

Truyền thống của dân tộc cũng như mỗi dòng họ, mỗi gia đình luôn gìn giữ và duy trì là: nhớ ơn tiên tổ, nhân hậu thuỷ chung, thương người...

Vùng núi Kiệt Đặc – Phượng Hoàng linh thiêng trong các thư tịch cổ

Tại đền thờ Chu Văn An trên núi Phượng Hoàng còn lại 3 tấm bia đá cổ. Tấm cổ nhất là “Chu Văn Trinh tiên sinh ẩn cư xứ”, được...

Đọc lại bài thơ “Trang Sử Cũ” – Bài học thuộc lòng một thuở

Nhắc đến bài thơ “Trang sử cũ” chắc trong chúng ta không có mấy người biết. Vì bài này được in trong sách Quốc văn toàn tập lớp Nhất (tức...

Một vài điều ít người biết về Lê Lợi bị lược đi trong Toàn thư

Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) chép về vua Lê Lợi, giai đoạn trước lúc khởi nghĩa như sau: “Bấy giờ, họ Hồ cướp ngôi nhà Trần, rồi quân...

Ông nghè Trương Gia Mô

Trương Gia Mô (1866 - 1929) hiệu Cúc Nông, tên tự lúc đầu là Sư Thánh, sau đổi là Sư Quản, biệt hiệu Hoài Huyền Tử, khi làm quan ở...

Barber pole là gì? Tại sao người ta lại trang trí cây đèn này trước tiệm cắt tóc?

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao trước hầu hết các quán cắt tóc dành cho nam giới (barber shop) đều sẽ trang trí một chiếc đèn xoay nhiều...

Exit mobile version