Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sôi động các trận đấu quyền anh tại Sài Gòn ngày trước

Trong những ngày lễ hội như dịp tết, các trận quyền anh đã được tổ chức ở bùng binh trước chợ Bến Thành vì các võ đài khác không đủ sức chứa nhiều khán giả.

Các sân quần vợt của Cercle Sportif Saigonnais, nơi giải vô địch Nam kỳ và nhiều giải khác được tổ chức từ năm 1925 – 1975.
Ảnh: Tư liệu từ sách

Trong thập niên 1920 và 1930, đông đảo quần chúng ở Sài Gòn đến xem các trận quyền anh của nhiều võ sĩ từ Pháp, Phi Luật Tân, Tây Ban Nha và các nước tham gia thi ở võ đài Casino Saigon hay Charner Boxing (đối diện tòa thị sảnh thành phố, trên đường Charner, nay là Nguyễn Huệ).

Trong những ngày lễ hội như dịp tết, các trận quyền anh đã được tổ chức ở bùng binh trước chợ Bến Thành vì các võ đài khác không đủ sức chứa nhiều khán giả.

Quảng cáo các trận đánh quyền anh xuất hiện trên nhiều báo chí Sài Gòn trong thập niên 1920, 1930 và 1940. Từ đó, ta có thể biết quyền anh đã trở thành môn thể thao khá phổ biến trong quần chúng ở Sài Gòn. Như vào năm 1925, André Dupré, vô địch Pháp hạng lông (poids plume) đã đến Nam kỳ và có các trận đánh với võ sĩ người Việt, Phi Luật Tân và Pháp (Écho Annamite, 10.3.1925). Võ sĩ Phi Luật Tân Sosa và Lafleur (người đảo Martinique) đã đấu với André Dupré ở võ đài Charner Boxing trong thời gian này. Võ sĩ Kid-Mohnin, người Ý – Phi Luật Tân, đấu với Littors và Gauval (Martinique) thách đấu với Dupré trước khi Dupré rời Sài Gòn đi Hồng Kông.

Dupré đã qua Nam kỳ lần trước vào năm 1923 và đã có các trận đấu với các võ sĩ quyền anh Pháp, Việt, Phi Luật Tân. Ngoài ra, Dupré còn đi đánh ở Úc năm 1921.

Võ sĩ T.R Sosa có thể ở Sài Gòn trong các năm 1923 – 1925 vì đa số các trận đấu quyền anh ở Sài Gòn (chủ yếu ở Charner Boxing và Casino Saigon) trong thời gian này đều có mặt ông. Ông là võ sĩ quyền anh có tiếng vì quảng cáo phần lớn có tên ông và tên của một lực sĩ (Bathandier) được quảng cáo là đã hai lần đánh thắng Sosa. Một võ sĩ Phi Luật Tân khác cũng thường được nhắc tới là Kid Alfred.

Quảng cáo đấu quyền anh vào ngày 19.2.1923 ở Charner Boxing.

Chưa thấy có hội thể thao quyền anh thành lập trong thời gian này. Chủ yếu là các nhà thương mại và rạp Casino Saigon tổ chức các trận đánh quyền anh để thu hút khán giả đến. Các võ sĩ vì thế là chuyên nghiệp chứ không phải thuần túy thể thao tài tử. Trong danh sách các trận quyền anh mà Liên đoàn Thể thao điền kinh Nam kỳ (Fédération Cochinchinoise de sport athletiques) đã cho phép diễn ra ngày 15.12.1924 ta thấy có cả võ sĩ VN:

Mut Louis (võ sĩ Tây Ban Nha, 50 kg) đánh 4 hiệp với Nidon (Nam kỳ, 48 kg).

Sautart (võ sĩ Pháp, 50 kg) đánh 6 hiệp với Văn Dâu (VN, 48 kg).

Kid Alfred (Phi Luật Tân, 48 kg) đánh 8 hiệp với Faury (Pháp, 53 kg).

Solgrain (Breton, Pháp, 67 kg) đánh 8 hiệp với Weriet (Paris, Pháp, 65 kg).

Và trận đánh lớn phục thù 12 hiệp giữa Bathandier (Marseille, Pháp, 65 kg) và T.R Sosa (Phi Luật Tân, 65 kg).

Như vậy trong thập niên 1920, môn quyền anh ở Sài Gòn rất sống động, thu hút nhiều võ sĩ quyền anh từ các nước đến Sài Gòn đánh và một số như Sosa và Alfred từ Phi Luật Tân đã trú ngụ tại TP.Sài Gòn. Nên nhớ trong thời gian này và cho đến gần đây, Manila là nơi có nhiều võ sĩ và trung tâm quyền anh ở Á châu với nhiều trận đấu quốc tế giải vô địch quyền anh.

Vào thập niên 1930 và 1940, thể thao quyền anh đã có Hội Quyền anh (Boxing Club). Ông Jean Boy Landry, chủ Công ty Boy Landry, là người hâm mộ môn thể thao quyền anh và thường bảo trợ các trận đánh quyền anh ở Sài Gòn. Dưới sự bảo trợ của ông, Hội Quyền anh Sài Gòn (Boxing Club de Saigon) tổ chức ngày 14.9.1941 ở phòng Hội Âm nhạc (Salle de la Philharmonique) một đêm hoành tráng đánh quyền anh “Grande Soirée de Box” tụ tập tất cả võ sĩ có tiếng ở Đông Dương như Đỗ Hy Sinh (vô địch Trung kỳ), Tâm (vô địch Bắc kỳ 1938 – 1939), Naudin (cựu vô địch Pháp hạng nhẹ). Giá vô cửa khá cao so với các môn thể thao khác.

Nghệ sĩ Phùng Há từng chơi quần vợt

Quần vợt được chơi lần đầu tiên ở Sài Gòn bắt đầu trong câu lạc bộ người Pháp (Cercle Sportif Saigonnais). Sau đó không lâu, quần vợt được quan tâm, được ưa chuộng trong giới thượng lưu người Việt.
Phụ nữ cũng tham gia môn thể thao quần vợt. Tại sân của Hội Thể thao An Nam (C.S.A) đường Colombier (nay là Hồ Xuân Hương) có xây riêng sân thi đấu cho phụ nữ. Báo Phụ nữ tân văn số ra ngày 25.1.1934 có đăng bài Phụ nữ Nam kỳ với thể thao như sau: “Từ khi cái sân banh lập riêng cho phụ nữ đã có mặt tại sân C.S.A, đường Colombier thì các chị em cũng thường đến nơi đây mà dượt banh. Các bà các cô đến đó mà tập luyện cũng khá đông như bà Yên, bà Chấn, cô Lê Thoại Ba, cô Bảy Phùng Há…”.

Trong lịch sử quần vợt VN, có ba nhân vật nổi bật là Nguyễn Văn Chim, Huỳnh Văn Giao và Võ Văn Bảy. Cả ba đã từng đoạt các giải trong và ngoài nước, đã từng tham dự giải quần vợt mở rộng Pháp (French Open) năm 1931 (Nguyễn Văn Chim và Huỳnh Văn Giao) và 1954 (Võ Văn Bảy). Riêng Nguyễn Văn Chim và Huỳnh Văn Giao cũng được đăng ký tham dự giải Wimbledon năm 1931.

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 1/10 – Giang hồ đại chiến

Giang Hồ Đại Chiến Hơn 50 năm trước - quãng đầu thập niên 1960 - Trương Văn Cam, tức Năm Cam, còn đứng gác cửa và lắc tài xỉu cho...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 1/25 – Gốc tổ ra sao?

Tự vựng riêng của sách nầy MIỀN DƯỚI: Định danh do miền Nam sáng tác từ non 300 năm nay để chỉ tổng quát ba quốc gia Phi Luật Tân,...

10 bộ phim nổi tiếng về các vụ án oan

Nhà tù Shawshank, Dặm Xanh hay Kết án đều kể những câu chuyện gây xúc động trên màn ảnh rộng về các tù nhân bị xử oan. 1. The Shawshank...

Những điều người Việt có thể học người Hoa

Giống là vậy, thế nhưng nhìn cho kĩ, nhiều điều của xứ Hoa vẫn cứ khác xứ Việt.  Nếu bạn gặp ai lần đầu ở xứ lạ, mà người đó...

Dấu ấn Phật giáo trong nền văn hóa mộ táng cổ ở Việt Nam

Từ thời xa xưa, người Việt cổ đã bắt đầu quan tâm đến cái chết. Có nhiều trường hợp chôn người chết ngay trong hang động, chỗ ở, chỗ ăn...

Lịch sử Đồ Sơn – Vũ Bằng

Ngài có biết lịch sử Đồ Sơn không? Cái bãi biển thu hàng triệu bạc mỗi vụ hè, nguyên là một ổ trộm cướp không đáng đồng xu nhỏ! Đó...

Hình ảnh mãng xà hiếm thấy trên Cửu đỉnh nhà Nguyễn

Trên Cửu đỉnh của triều Nguyễn có khắc 153 hoạ tiết về các cảnh vật về thiên nhiên đất nước con người Việt Nam từ đất liền đến hải đảo...

Sài Gòn thập niên 1880 trong loạt ảnh của Pierre Dieulefils

Cùng xem những hình ảnh tư liệu có độ phân giải cao về Sài Gòn giai đoạn 1880-1890 do nhiếp ảnh gia Pháp Pierre Dieulefils (1862-1837) thực hiện. Dinh toàn...

Về chữ Lạc 貉 trong Lạc Long Quân 貉龍君

Theo truyền thuyết và sử sách, thủy tổ người Việt Nam là Lạc Long Quân, có tên húy là Sùng Lãm, là con trai của Kinh Dương Vương và Long...

Trường làng xưa

Khi đề cập đến việc học trong các thế kỷ trước, người ta thường đề cập đến Quốc Tử Giám hay hệ thống các trường địa phương do nhà nước...

Chùa Linh Phong – ngôi chùa mang vẻ đẹp đậm chất Đà Lạt

Từ đỉnh đồi thông trong khuôn viên chùa Linh Phong, du khách có thể phóng tầm mắt để ngắm nhìn những khung cảnh thơ mộng của Đà Lạt từ trên...

Đọc lại bài thơ “Sinh viên ra trường” nổi danh một thuở

Trong bài thơ lục bát này, tác giả cho thấy thực trạng sinh viên ra trường hoặc thất nghiệp hoặc làm việc trái ngành nghề với lối viết “hài hước”,...

Exit mobile version