Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sữa Foremost trước 75 và những thương hiệu một thời vang bóng

Nhớ lại một thời chiếc xe Foremost đã ám ảnh biết bao học sinh tiểu học. Cứ đến giờ ra chơi là mỗi học sinh được phát một ổ bánh mì và một hộp sữa, chương trình phát sữa miễn phí cho học sinh tiểu học những năm đó nhằm chống còi xương và tăng cường thể trạng, thể chất cho trẻ em Việt Nam. Ngày nào cũng được phát đến nỗi học sinh ngán quá phải dấu đem bỏ đi.

Đầu tiên là phát sữa bằng hộp giấy, đến năm 1973, thì phát cho mỗi lớp một bao sữa nhựa lớn khoảng chừng 5-10 lít, có ống vòi để vặn rót vào cái ly giấy cùng nhãn hiệu.

Còn nhớ 1973, khi đó tui còn học mẫu giáo trường công Lê Quang Định đối diện với Lăng Ông, cứ mỗi lần xe tới thì ông lao công mở cổng trường cho chiếc xe chạy đến gần thềm ba lớp học. Chú nhân viên hãng sữa, mặt bộ đồ đồng phục trắng cam nhảy xuống xe, chạy ra phía sau xe mở cửa hông dày cui để lấy sữa, tụi tui ngồi bên trong nhìn ra cửa sổ, khói hơi lạnh bên trong thùng xe bay ra trắng toát.

Kế đến chú nhân viên hãng sữa ôm bịch sữa với xấp ly giấy bước xuống thùng sau và đi vào lớp để bịch sữa lên bàn cô giáo. Tụi nhỏ chúng tôi, có đứa nhăn mặt, có đứa nhao nhao nói chuyện um sùm vì giờ này cô giáo không cấm nói chuyện. Tụi tui xếp hàng từ từ lên bàn cho cô giáo bấm vòi rót sữa vào ly rồi xuống bàn để ăn bánh mì và uống sữa trong khi vẫn chờ tiếng reng chuông để ra chơi. Đứa nào thích sữa thì uống thoải mái ngon lành, đứa nào ngán sữa thì chỉ dán mắt nhìn ly sữa trắng bóc trên bàn như kẻ thù, không biết làm sao để khỏi phải uống, vì không uống là bị cô giáo la.

Cứ mỗi lần cô giáo đi qua thì làm bộ lấy tay đưa ly lên miệng, thiệt ra chỉ giả đò đưa ly kề lên cái môi chứ không có nhấp vô họng miếng nào đâu, lúc đó chỉ trông chờ tiếng reng chuông là cầm ly sữa chạy ra khỏi lớp rồi kiếm chổ đổ đi. Đổ đi cũng khổ sở lắm vì cứ cảm tưởng như có cả đống con mắt đang nhìn mình, cái tâm lý đang làm điều gì đó bậy thì nó vậy đó mà. Hồi đó ở nhà Bà Ngoại hay dạy là không được bỏ mứa, bỏ mứa thì mang tội nặng lắm, nên cứ nhớ mà lo sợ là vậy.

Quảng cáo sữa Ông Thọ của Foremost trên vỏ bao diêm.

Dù đã hơn 40 năm nhưng tới giờ tui vẫn còn nhớ mùi béo béo lạt nhách của nó, không biết tới chừng nào mới được thưởng thức lại hương vị xưa mà hồi đó muốn bỏ chạy không kịp. Sữa tươi ngày nay uống thì có mùi như sữa bột chứ không giống như sữa bò tươi ngày xưa.

Nhãn hiệu Foremost bắt đầu có mặt tại Việt Nam qua sự “ăn theo” việc tiếp liệu cho quân đội Mỹ tham chiến tại Việt Nam.

Lúc đầu, nhãn hiệu được người Việt thời xưa nhớ và ưa chuộng là Nestlé (sữa Con Chim), Mont-Blanc (sữa Trái Núi), Vache (đầu Bò). Đến đầu thập niên 1960 thì người ta thấy ngoài sạp hàng chợ trời đường Tôn Thất Đạm có một loại sữa đựng trong các hộp giấy (sử dụng một lần rồi bỏ).

Kịp khi các trường tiểu học được chương trình “bữa ăn giờ ra chơi” của Caritas Asia (“một ly sữa và một khúc bánh mì cho mỗi học sinh”) tài trợ thì nhãn hiệu sữa này xuất hiện bằng các hình thức bột đựng trong thùng 5kg hoặc loại hộp dùng cho quân đội bên ngoài có hình hai bàn tay nắm với nhau cao khoảng 40cm.

Đến đầu thập niên 1970 thì hãng sữa Foremost thiết lập nhà máy chính thức sản xuất tại Việt Nam (Thủ Đức), nhưng lại không dùng nhãn hiệu “Foremost”, thay vào đó là hình một viên hột xoàn kích thước khoảng 5cm bề cao x 3cm bề ngang. Người tiêu thụ tại Việt Nam khi đó đã kêu tên sữa này là “sữa Kim Cương”.

Nếu lúc đầu chỉ bán trong Quân Tiếp Vụ thì về sau Foremost là một trong những mặt hàng nhu yếu phẩm bán cho công chức. Đặc biệt, siêu thị Nguyễn Du gần như là “tổng kho” của nhãn sữa này.

Trước năm 1975, Công ty sữa đa quốc gia Foremost còn hoạt động kinh doanh tại Sài Gòn với thương hiệu nổi tiếng “Longevity” cùng hình ảnh một ông già cầm trái đào tiên (dân gian quen gọi là sữa “Ông Thọ”). Sau năm 1975, các cơ sở của Foremost bị quốc hữu hóa và được Vinamilk tiếp quản. Công ty Vinamilk tiếp tục sản xuất loại sữa đặc Ông Thọ với hình ảnh một ông già cầm quả đào tiên như trước đó.

Sau 75, khi bãi bỏ cấm vận và Công ty Foremost quay lại Việt Nam đầu tư kinh doanh, họ quyết định đòi lại nhãn hiệu sữa với hình ảnh ông già cầm quả đào tiên từ tay Vinamilk. Vụ kiện kéo dài rồi được tòa án quốc tế tuyên rằng hình ảnh ông già cầm quả đào tiên là của Foremost (không bao gồm chữ “Ông Thọ” bằng tiếng Việt).

Sau khi thắng kiện, Công ty Foremost khuếch trương sản phẩm một thời vang bóng “Longevity” với ông già cầm quả đào tiên. Tuy nhiên người Việt bây giờ đã quen với chữ “Ông Thọ” của Vinamilk, cho rằng “Longevity” là nhãn hiệu nhái sản phẩm “Ông Thọ” nên Foremost phải đổi chữ “Longevity” thành chữ “Trường Sinh”.

Foremost cũng là chủ nhân của thương hiệu sữa Cô gái Hà Lan Dutch Lady từng một thời thống trị phân khúc sữa cao cấp tại Việt Nam.

Dễ thương, dễ sợ

Hồi những năm 1970 – 1980 ở Sài Gòn thịnh hành câu nói cửa miệng: dễ thương, dễ sợ… nhất là trong giới trẻ học sinh, sinh viên. Không hay ca...

Nguyễn Trãi với văn hoá Việt cổ truyền

Nguyễn Trãi (1380 – 1442) sống và hoạt động trong một thời kỳ đầy biến động, đầy hoạn nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam. Ông là con...

Những điều luật giáo hóa thời nhà Lê

Trong lịch sử Việt Nam, triều đại nhà Lê (1533-1789) trị vì một thời gian khá dài, kéo dài 256 năm, bắt đầu từ khi tướng Nguyễn Kim lập tông...

Biết đủ thì không nhục, biết dừng thì không nguy

Một người nếu muốn được niềm vui, thì phải có trí huệ sống cho những phút giây hiện tại. Quá trình tìm kiếm niềm vui, cũng chính là quá trình không...

Chuyện ít người biết về chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành có lẽ không ai không biết dù có thể chưa có dịp ghé thăm. Nhưng ngôi chợ này vẫn có nhiều điều có lẽ ít người biết...

Đời thường ở Đà Nẵng năm 1966-1967 qua ảnh

Chợ Hàn tấp nập người qua lại, đường Khải Định giờ cao điểm, xe khách trên tuyến Đà Nẵng – Non Nước… là loạt ảnh sinh động về Đà Nẵng...

Hai chiếc vé về lại một thời hảo ngọt

Một buổi chiều cuối năm, khi mọi việc có vẻ tạm ngớt, chúng tôi hay thèm cái khí quyển của một thị trấn yên yên tĩnh tĩnh. Ở Sài Gòn,...

An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?

Xem thế đủ biết các cụ ta xưa không hề sai lầm. Các cụ vẫn xem Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) là sự tiếp nối của vua Hùng, chứ không...

Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy – Bảo Đại – Vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam

Hoàng tử Vĩnh Thụy sanh ngày 23 tháng 9 năm Quí Sửu (23-10-1913), khi vua Khải Ðịnh mất thì Hoàng tử Vĩnh Thụy còn đang học ở bên Pháp (từ...

Những công dụng thần kỳ của Coca mà bạn chưa chắc là đã biết

Coca Cola vốn là loại nước giải khát được yêu thích nhất nhì thế giới. Từ già tới trẻ, từ mẹ bỉm sữa tới thanh niên F.A, ai cũng mê...

Địa danh trên tờ tiền Việt Nam

Những hình ảnh dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về các địa danh được in trên tờ tiền Việt của chúng ta. 1. Tờ 200 Đồng...

Nhân duyên vợ chồng, cha mẹ và con cái

Đức Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ. Cùng khám phá nghiệp quả, nhân duyên vợ chồng, cha mẹ và con cái Có thể...

Exit mobile version