Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Xe khách ‘siêu tải trọng’ ở Việt Nam đầu thập niên 1990

Những chiếc xe khách với “núi” hàng hóa ngồn ngộn trên nóc là hình ảnh quen thuộc trên mọi nẻo đường ở Việt Nam đầu thập niên 1990. Cùng ôn lại những “kỷ niệm” này qua loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Đức Hans-Peter Grumpe.

Ảnh: Hans-Peter Grumpe / Hpgrumpe.de.

Những chiếc xe khách chở thêm một đống xe đạp và người trên nóc, bến xe Đà Nẵng năm 1992.

Một xe khách cỡ nhỏ chở nước giải khát được chuyển lên nóc xe từ một chiếc xích lô, bến xe Đà Nẵng 1992.

Xe khách chất đầy các lồng tre đựng gà vịt “leo” lên phà ở bến phà Bính, Hải Phòng năm 1991.

Chiếc xe lên sau chở thêm lợn, người và rất nhiều chiếu cói.

Phà rời bến với hai xe khách “siêu tải trọng”, bến phà Bính 1991.

Bến xe thị xã Cao Bằng năm 1993. Tất cả xe khách ở đây đều được “độn” thêm hàng hóa trên nóc.

Chuyến xe khách “quá tải” với hàng chục thanh niên trên nóc xe, trên đường từ Cao Bằng đến Lạng Sơn, 1993.

Một chiếc xe nhỏ ọp ẹp cũng chở thêm người và hàng trên nóc, trên đường từ Cao Bằng đến Lạng Sơn, 1993.

Một xe khách đang “găm hàng”, trên đường từ Đà Lạt đến Buôn Ma Thuột, 1992.

Xe khách “siêu trọng” tại một bến xe trên tuyến đường từ Buôn Ma Thuột qua Pleiku đến Quy Nhơn, 1992.

Một chiếc xe khách trên Quốc lộ 1 ở Lăng Cô, Thừa Thiên – Huế năm 1991.

Xe chở người (bên trong) và lợn (trên nóc) ở Quốc lộ 1, phía Nam Thừa Thiên – Huế, 1992.

Xe khách trên Quốc lộ 1, từ Tam kỳ (Quảng Nam) đi Đà Nẵng, 1991.

“Núi” hàng trên một chiếc xe, trên đường đi Đà Nẵng, 1991.

Chiếc xe này không còn chỗ trong khoang, hành khách phải đeo bám bên ngoài và ngồi trên nóc cùng hàng hóa, trên đường đi Đà Nẵng, 1991.

Xe lam nhỏ bé cũng không chịu thua kém xe khách về hiệu suất tải hàng. Khung cảnh trên phố Hàng Khoai, đối diện chợ Đồng Xuân, Hà Nội năm 1993.

Nguồn gốc và địa bàn sinh sống của Tộc Việt

Nguồn gốc và địa bàn sinh sống của dòng Bách Việt theo truyền thuyết như sau: HỌ HỒNG BÀNG. Cứ theo tục truyền thì vua Ðế Minh, cháu ba đời...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 11/25 – Một ngàn danh từ Phù Nam trong Việt ngữ miền Nam

Miền Nam có những danh từ, từ ngữ mà Trung Bắc không có, và xem lại thì đó là danh từ của Nam Dương. Hời hợt, có thể cho rằng...

Vì đâu “Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím”?

Hơn 60 năm trước, bài thơ “Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím” của nhà thơ Kiên Giang ra đời (1957) đã làm xôn xao dư luận một thời. Bài...

Năm hạng tang phục (Ngũ phục) là gì?

Theo "Thọ mai gia lễ", có năm hạng tang phục tuỳ theo quan hệ huyết thống và nghĩa tình phân biệt thân sơ: 1.Đại tang: Trảm thôi và tề thôi....

Những cánh thiệp Xuân của ngày xưa

Mùa xuân luôn đem lại sự vui vẻ, hạnh phúc cho tất cả loài người,mùa xuân với sắc trời trong xanh, lung linh những áng mây trời bâng khuâng mơ...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 5 – Thi Khảo – Thi Hạch

Có học thì phải có thi mới biết được trình độ học trò. Thời nhà Nguyễn, ngoài thi Hương, thi Hội, còn tổ chức hai kỳ thi có tầm vóc...

Đã một thời như thế: Hiện tượng Phạm Công Thiện

Có lẽ “người duy nhất” được Phạm Công Thiện kính nể và tôn sùng là Henry Miller. Tôi nghĩ rằng có thể từ chỗ gặp Henry Miller ở California, rồi...

Dân Bách Việt nói tiếng Bách ngữ

Từ cuối thập niên '70, các nhà xuất bản Việt-Nam ở Mỹ thường hay nhắc đến câu "bảo tồn tiếng Việt", nhưng nay (1992) có cảm tưởng họ "im hơi...

Tản Ðà – Nguyễn Khắc Hiếu (1888-1939)

Tản Ðà là biệt hiệu (tên ghép của núi Tản và sông Ðà), tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh năm 1888 lại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh...

Tại sao gọi là Cù Là ?

Những người sống ở Saigon trong những năm xưa ở thập niên 1960 đều có biết đến dầu cù la màu xanh hiệu “Mac Phsu”. Dầu bạc hà “Mac Phsu”,...

Dân bè cá

Đêm! Ngôi nhà lênh đênh trên mặt nước. Anh ngồi ủ rũ bên mâm cơm lác đác vài cọng rau. Chị buồn hiu không nuốt nổi cơm vào bụng, tay...

Khu mộ cổ tuyệt đẹp trên đất Bình Dương

Trên ngọn đồi thấp thuộc phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương có một khu lăng mộ cổ quy mô lớn, được gọi là mộ ông Lân…...

Exit mobile version