Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Xuất xứ tên gọi Ba Son

Xin cho biết xuất xứ của tên gọi Ba Son (Nhà máy Ba Son)?

Về tên Ba Son, trong Sài Gòn năm xưa, Vương Hồng Sến đã ghi nhận bốn cách giải thích sau đây:

1. Trước kia có một anh thợ nguội tên Son, thứ ba, đã vào làm ở sở này. Người ta bèn lấy thứ và tên của anh mà gọi tên sở là Ba Son.

2. Trước khi Ba Son được thành lập thì nơi đó có một con xẻo chảy qua. Xẻo này có nhiều cá. Người Pháp thường đến câu ở đó và gọi nó là “mare aux poissons” (ao cá). Khi xây dựng xưởng Ba Son, con xẻo tuy bị lấp nhưng tên vẫn còn. Người ta bèn phiên âm poissons thành Ba Son để gọi xưởng mới thành lập.

3. Ba Son là do tiếng Pháp réparation có nghĩa là “công việc sửa chữa” mà ra (Ba Son vốn là nơi sửa chữa tàu thuỷ).

4. Ba Son là do “bassin de radoub” nghĩa là “ụ sửa chữa vỏ tàu” mà ra (bassin > Ba Son). Ông Vương Hồng Sển viết rõ như sau: “Theo quyển Promenades dans Saigon, tác giả, bà Hilda Arnold, ghi rằng buổi đầu người Pháp đã xuất ra trên bảy triệu quan thời ấy để lấp đất và xây cái ụ tàu “bassin de radoub” này, để có thể sửa chữa các thứ tàu chiến tàu buôn tại đây khỏi đem về tận Pháp quốc. Thời ấy, cuộc chuyển vận đều do đường thuỷ, nên cái “bassin de radoub” vận mạng xứ này trong tay”. Trong bốn cách giải thích thứ tư là đáng tin nhất mà thôi.

Về phần mình, chúng tôi cho rằng Ba Son là do tiếng Pháp bastion (= pháo đài) mà ra và tin rằng sẽ có ngày chúng tôi chứng minh được mối quan hệ này.

Vua Tự Đức là con ai?

Một hôm đang cong lưng nhổ sắn trên đồi, một anh bạn cùng đội bỗng cao hứng hỏi: ‘Anh hay kể chuyện sử, vậy anh có biết chuyện người ta...

Đốt Vàng Mã Tại Hoa Kỳ

Đám lưu dân Việt hầu như ở khắp địa cầu đã tỏ ra có một cá tính mạnh: đó là đặc tính cưu mang “quê hương” trong lòng thuộc bất kỳ...

Tục khao lão

Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ, Có rượu thì ông chống gậy ra. (Nguyễn Khuyến) Lên lão cũng phải khao. "Khao lão" không khó khăn như khao vị thứ...

Ca khúc “Em tôi” và cuộc tình dang dở của nhạc sỹ Lê Trạch Lựu

Nhạc sỹ Lê Trạch Lựu sinh ngày 6-9-1936 tại Hà Nội. Trong sự nghiệp âm nhạc của mình, ông đã sáng tác hơn 10 ca khúc nhưng nổi tiếng nhất...

Vì sao ông bà ta thường kiêng kỵ cho con cháu xuất hành vào ngày mùng 5 – 14 – 23?

Sáng sớm vừa xin ba mẹ đi chơi xa đã không được duyệt mà phải khăn gói quay trở lại phòng ngủ vì ngày hôm ấy là mùng 5, vậy...

Những ngôi đình cổ giữa lòng Hà Nội

Trong khu phố cổ Hà Nội vẫn còn hàng chục ngôi đình xưa cũ, có những nét kiến trúc đặc trưng riêng, phản ánh rõ nét quá trình hình thành...

Bánh lọt – lọt từ đâu lọt tới?

Bánh lọt là món quà quê rất quen thuộc ở miền Tây, lên cả Sài Gòn hoa lệ, đi vào không ít thi ca, những câu chuyện học trò… Từ...

Tại sao lại gọi là “Đêm năm canh, ngày sáu khắc”?

Năm “Canh” sáu “Khắc”, cộng lại mới chỉ mười một ?! Theo tính toán của người xưa, để tính thời gian trong một ngày và một đêm, người ta chia...

Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ – P4: Chiêm Thành quy thuận, Cao Miên dâng đất

Năm 1687, chúa Nguyễn Phúc Tần mất. Nguyễn Phúc Thái lên ngôi, thời kỳ này lãnh thổ Đàng Trong không có gì thay đổi. Năm 1691, Nguyễn Phúc Chu lên...

Danh ca Chế Linh và câu chuyện một thời ở ẩn

Chế Linh là danh ca lừng lẫy của dòng nhạc vàng Việt Nam từ trước năm 1975. Đến nay, ông là “cột trụ” cuối cùng còn lại của “Tứ trụ”...

Lắng nghe và hòn đá

Một ông nhà giàu đang ngồi trong chiếc xe hơi đắt tiền chạy khá nhanh trên đường phố. Từ phía trước, ông nhìn thấy một đứa trẻ đang chạy ra...

Vì sao nói Chim sa cá lặn?

Khi nói về đàn bà đẹp, người Việt dùng thành ngữ “chim sa cá lặn”. Phải chăng xuất phát từ một thành ngữ Trung Hoa? (Hoàng Thị Lan, Liên Chiểu,...

Exit mobile version