Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đọc lại bài thơ “Sinh viên ra trường” nổi danh một thuở

Trong bài thơ lục bát này, tác giả cho thấy thực trạng sinh viên ra trường hoặc thất nghiệp hoặc làm việc trái ngành nghề với lối viết “hài hước”, phóng túng. Nhiều người tỏ ra vô cùng thích thú về bài thơ “độc đáo” này vì đã phản ánh một phần thực trạng sinh viên ra trường hiện nay.

Có vị nhận xét: “Thật buồn, giáo dục mà áp dụng đạo “doanh thương” đúng nghĩa vào có phải hay không? Lãng phí tài lực, nhân lực, vật lực… Kiến thức không theo thực tế, sinh viên không được hướng nghiệp, đầu vào đã xấu thì đầu ra càng tồi tệ, chung quy lại có nhiều nguyên nhân dẫn đến cái kết đáng buồn như vậy…”.

Lại có bạn trẻ khá bi quan: “Ra trường không có tiền là không có việc làm, học mấy năm trời Đại học, tài năng không được dùng, trong khi nhiều người chỉ học Trung cấp mà có tiền là có việc…”.

Mời quý vị đọc bài thơ:

Sinh viên ra trường

Đầu đường Xây dựng bơm xe.
Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen.
Ngoại thương mời khách ăn kem.
Mấy anh Nhạc viện thổi kèn đám ma.

Ngân hàng ngồi dập đô la.
In giấy vàng mã, sống qua từng ngày.
Sư phạm trước tính làm thày.
Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô.

Điện lực chẳng dám bô bô,
Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao.
Lập trình chả hiểu thế nào,
Mở hàng trà đá, thuốc lào…cho vui.

Nông nghiệp hỏi đến ngậm ngùi,
“Số em chắc chỉ tiến lùi theo trâu”
Nhìn quanh, Thương mại đi đâu?
Hóa ra là đã nhảy tàu đi buôn…

Ngoại ngữ vẻ mặt thoáng buồn
Đang ngồi viết sớ, kiêm luôn bói bài.
Báo chí buôn bán ve chai.
Giao thông đi chở thuê ngoài Đồng Xuân.

Bách khoa cũng gặp đôi lần
Buôn đồ điện hỏng, kiếm cân dây đồng.
Mỹ thuật thì đang chổng mông
Đục khắc bia mộ, cũng mong lên đời.

Mỏ địa chất mới hỡi ôi
Sáng thồ hai sọt, chào mời mua than.
Thuỷ sản công việc an nhàn
Sáng cân mớ cá, cuối làng ngồi rao.

Hàng hải ngồi gác chân cao
Bao giờ trúng số mua tàu ra khơi.
Bác sĩ, y tá có thời
Học xong về huyện được mời chích heo !

Giáo dục tư nhân trước 1975 qua bản quy chế tư thục

Về quan điểm chính thống nhà nước đối với Tư thục, năm 1968, ông nguyên Tổng trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Thơ đã từng phát biểu tại trường tư (Công...

Cuộc sống của người dân miền Nam trước và sau thời Pháp thuộc – Phần 1

“Họ chỉ trọng cái bề ngoài. Bề ngoài tỏ ra lễ phép lịch sự với người ngoại quốc, nhưng trong bụng lại khinh bỉ. Họ gian đối chỉ cốt thu...

Việt Nam năm 1997 qua ống kính Tổng lãnh sự Canada

Ông Kyle Nunas là Tổng lãnh sự Canada tại TP HCM. Vào năm 1997, ông đã có một chuyến “phượt” xuyên Việt và ghi lại nhiều hình ảnh sinh động....

Cửu tuyền là gì? Vì sao gọi âm phủ là nơi chín suối?

Trong tiếng Việt, cửu tuyền nghĩa là nơi chín suối, tức âm phủ. Về từ nguyên, cửu tuyền là phiên âm của chữ Hán 九泉 (đọc là Jiǔquán). Chữ 九泉 trong tiếng Hán lại có nguồn...

Các nông cụ Việt Nam vang bóng một thời

Trong dân gian ai cũng biết : "Đời sống con người hay vật dụng hằng ngày cũng chỉ có một thời kỳ mà thôi". Bởi vì, sự vô thường phải đến để...

Loạt ảnh về trại trẻ mồ côi Sài Gòn trước 1975

Theo ước tính có khoảng 200.000 trẻ mồ côi ở miền Nam Việt Nam năm 1968. Một phần rất lớn trong số đó có bố là lính Mỹ. Sơ Theresa...

Món ăn dĩ vãng

Ông già cháo huyết hay bà cháo lòng có khác gì những người muôn năm cũ. Họ là phần ký ức nhỏ trong một quãng hành trình nào đó của...

Có một thời Việt Nam từng văn minh như Nhật

Tháng 9 năm 1987 tôi rời Hà Nội vô Sài gòn nhận công tác, chỗ tôi dừng chân tá túc đầu tiên là cổng Phi Long (khu vực Lăng Cha...

6 thói quen hàng triệu người đang làm sai mỗi ngày không hề nhận ra

Đây đều là những thói quen cực gần gũi mà bạn vẫn vô tình làm sai hàng ngày nhưng lại không hề biết chúng gây hại như thế nào. Trong...

Kế sinh nhai trên phố phường Việt Nam năm 1900

Những hình ảnh dưới đây được giới thiệu trong một ấn phẩm có tiêu đề “Bắc Bộ 1900” (Le Tonkin eu 1900) được xuất bản nhân triển lãm thế giới...

Bát Tiên Quá Hải là ai?, sao lại sử dụng khi có lễ Chúc Thọ

Bát Tiên Quá Hải là một trong những điển tích nổi tiếng hay được sử dụng trong thơ ca hội họa của nền văn hóa Trung Quốc và Việt Nam,...

Tự điển tiếng Việt Đổi Đời – Kỳ 2 – Từ Vần D-H

D. - Dân du lịch/đi chơi trở thành phượt thủ (VnExpress). Tôi không hiểu họ lấy chữ “phượt” ở đâu ra. Có thể từ tiếng Miên. - Dẫn bóng một mình/đi bóng một mình trở thành solo. Trong...

Exit mobile version