Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cách người xưa đoán biết tương lai của con cháu

Làm bậc tiền nhân, ai cũng mong con cháu mình trong tương lai sẽ có được cuộc đời thông thuận, bình an hoặc giả phú quý, trường thọ. Nhưng rất nhiều người đôi khi lại quên mất rằng, phúc báo của con cháu là có liên quan mật thiết đến tâm địa, hành vi của chính mình. Ông bà cha mẹ có tâm địa không tốt sẽ khó để dưỡng dục con cháu thành người tâm địa lương thiện và khó kết được thiện duyên, càng khó có được phúc báo, thậm chí còn có thể rước họa vào thân. Cổ nhân rất có trí tuệ và tầm nhìn xa trông rộng, họ có thể từ những hành vi và việc làm của bản thân hoặc của tổ tiên mà phán đoán ra được tương lai con cháu đời sau.

Vu Công biết trước tương lai của con cháu

Trong sách “Hán Thư”, cuốn 71 có ghi chép về Vu Công như sau: Vào thời Tây Hán, ở huyện Đàm quận Đông Hải có một người tên là Vu Công, đã từng làm các chức trong huyện như Ngục sử, Quận quyết tào. Vu Công xử án theo phép nước, đối xử với mọi người bằng tấm lòng khoan dung, thương xót. Do đó những người phạm pháp được ông xử tội đều tâm phục khẩu phục, không có ai sinh lòng oán hận với ông. Mọi người thậm chí còn xây sinh từ (đền thờ khi còn sống) cho ông để bày tỏ lòng kính trọng và ngưỡng mộ.

Một vụ việc nổi tiếng đương thời là ở quận Đông Hải có một phụ nữ hiếu thuận, thủ tiết ở vậy từ khi tuổi còn trẻ, cũng không có con cái, nhưng bao năm vẫn cung kính, phụng dưỡng mẹ chồng như trước. Mẹ chồng rất thương xót cô, muốn cô tái giá, nhưng cô nhất quyết không theo. Mẹ chồng cho rằng bà làm khổ lây đến cô, bèn treo cổ tự tử, hy vọng con dâu có thể tìm được nơi tốt nương thân. Kết quả là con gái bà cụ đã đến quan phủ kiện cáo, nói rằng người phụ nữ hiếu thuận kia đã sát hại bà cụ. Quan phủ liền sai người đến bắt người phụ nữ đó lại. Người phụ nữ này một mực nói mình thanh bạch, nhưng khi bị quan lại dùng nhục hình bức cung.

Sau khi Vu Công biết sự việc này, ông đã nói với quan Thái thú rằng người phụ nữ đó cung kính phụng dưỡng mẹ chồng đã hơn mười năm, không thể là do cô ấy sát hại được. Nhưng quan Thái thú cố chấp ý kiến của mình, hoàn toàn không nghe Vu Công. Vu Công không còn cách nào đã ôm giấy phán quyết đứng trong nha phủ rồi bật khóc. Sau đó ống lấy cớ mắc bệnh, từ chức và rời khỏi nha phủ. Người phụ nữ hiếu thuận kia cuối cùng bị nhóm người của quan Thái thú xử tử. Sau khi hiếu phụ hàm oan bị hại, trong huyện bị đại hạn tròn 3 năm liền.

Sau này có quan Thái thú mới đến nhậm chức, đã tìm hiểu nguyên nhân đại hạn, cho người mời Vu Công đến xác minh lại sự tình. Thế là quan Thái thú mới đích thân đến mộ hiếu phụ phúng viếng, đồng thời lập bia cho cô, biểu dương đức hiếu hạnh của cô.

Một lần, cổng làng bị hỏng, mọi người chuẩn bị sửa chữa thì Vu Công nói với họ rằng: “Hãy xây cổng cao và rộng hơn một chút, để xe tứ mã có mui cao có thể đi qua được. Những năm tôi xử án đã tích được rất nhiều âm đức, hơn nữa cũng chưa xử sai gây ra một án oan nào, vì vậy con cháu tôi nhất định sẽ hưng thịnh hiển quý”.

Quả nhiên, con trai Vu Công là Vu Định Quốc, sau này đã làm đến chức Thừa tướng thời Hán Tuyên Đế. Cháu nội là Vu Vĩnh làm quan đến chức Ngự sử Đại phu, tước vị đứng hàng Tam Công, đồng thời được phong hầu truyền đời.

“Tam Nguyên Tể tướng” Thương Lộ

Trong sách “Thương văn nghị công tập” có kể câu chuyện về “Tam Nguyên Tể tướng” Thương Lộ triều Minh. Cha của Thương Lộ từng làm Phủ lại ở Nghiêm Châu. Ông thường khuyên các đồng sự phải phụng sự việc công, tuân thủ phép nước, không được gây oan gây hại cho người dân, các quan viên đều nghe theo lời ông. Các huyện trực thuộc hễ có tù phạm áp giải đến Nghiêm Châu, chỉ cần có oan khuất thì ông nhất định kêu oan cho tù nhân, cứu giúp họ. Nhờ vậy mà rất nhiều người đã giữ được mạng sống.

Một đêm, quan Thái thú từ xa nhìn thấy trong nhà của Phủ lại có ánh sáng lấp lánh, bèn tới xem xét. Thái thú kinh ngạc vì đó không phải là ánh lửa. Sáng hôm sau, quan Thái thú hỏi Phủ lại rằng: “Đêm qua nhà ông đã xảy ra chuyện gì thế?” Phủ lại đáp: “Nhà hạ quan sinh được một bé trai”.

Quan Thái thú liên tưởng đến ánh sáng kỳ lạ đêm qua, nghĩ thầm rằng: “Nhà họ Thương nhất định đã sinh được quý tử”. Đợi sau khi đầy tháng, quan Thái thú đã bảo Phủ lại bế đứa bé đến để ông xem. Quan Thái thú vừa nhìn thấy đứa bé thì vừa kinh ngạc vừa hâm mộ.

Đứa trẻ mới sinh nhà Phủ lại đó chính là Thương Lộ, tự là Hoằng Tái, hiệu là Tố Đình. Năm Chính Thống thứ 10, Thương Lộ đỗ đầu Giải nguyên và Hội nguyên, sau đó lại đỗ đầu thi điện (thi đình), đỗ liền Tam Nguyên. Đây là người duy nhất trong lịch sử 300 năm của nhà Minh đỗ Tam Nguyên. Sau này Thương Lộ làm trọng thần suốt ba triều, làm quan đến chức Lại Bộ Thượng thư. Mọi người thường gọi ông là “Tam Nguyên Tể tướng”.

Mẹ Âu Dương Tu đoán biết tương lai con

Âu Dương Tu là nhân vật nổi tiếng và có học vấn uyên bác trong lịch sử. Ông là một trong số tám nhân vật lớn thuộc thời Đường Tống. Cha của Âu Dương Tu là Âu Dương Quan, sinh thời cũng là người có học thức và đức hạnh, đã từng làm phán quan của châu Tứ và châu Miên.

Khi thẩm tra, nghị án và phán xét các vụ án, ông rất dụng tâm và bỏ nhiều công sức, chỉ sợ có án oan. Lần nào ông cũng cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng để tránh những người không đáng chết bị phán xử sai thành tử hình. Ông thường thở dài mỗi khi không thể miễn trừ tội chết được cho phạm nhân.

Khi Âu Dương Quan qua đời thì con trai là Âu Dương Tu vẫn chưa trưởng thành. Mẹ của Âu Dương Tu thường kể những chuyện về cha cho ông nghe và nói với ông rằng: “Mẹ không biết sau này con có thành tựu gì không, nhưng mẹ biết cha con nhất định sẽ có con cháu tốt”.

Sau này, Âu Dương Tu quả nhiên đỗ tiến sĩ, trở thành hiền tướng đương thời. Hoàng đế còn truy phong cho cha ông là Âu Dương Quan làm Trịnh Quốc Công.

Sở dĩ mẹ của Âu Dương Tu có tầm nhìn xa đến như vậy và có thể khẳng định rằng “cha con nhất định sẽ có con cháu tốt” là bởi vì người xưa tin vào nhân quả, làm việc thiện ác thì đều có báo ứng, người hành thiện nhất định sẽ được hồi báo. Cha của Âu Dương Tu dụng tâm ngăn chặn án oan như thế, hành vi cứu giúp người khác của ông đã tích được âm đức rất lớn, thế nên con cháu đời sau sẽ có phúc báo lớn.

Cổ nhân có tầm nhìn xa trông rộng, có thể biết được tương lai con cháu, không phải bởi vì họ thông minh hơn người, mà là họ tin vào đạo Trời, coi đạo Trời là tiêu chuẩn đánh giá hành vi, nên đã có được trí tuệ ấy.

Nhớ những kỷ niệm về cây ăng-ten và chuyện nghe nhìn ngày trước

“Quay qua trái chút xíu. Chưa trong ba ơi, qua phải chút xíu đi!” Đó là những câu nói quen thuộc thân thương ngày trước… Đi trên đường bây giờ,...

Lại vẫn chuyện i ngắn, y dài – i-cờ-rét

Cách đây chừng ba năm, tôi có mạo muội đề nghị với Tạp chí “Thế Kỷ 21” là nên viết tên tờ báo đứng đắn đó là Thếkỉ 21. Tiếp đó,...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 10

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Những bí mật ẩn giấu của các vận động viên Olympic

Qua cách họ tìm mọi cách vượt qua giới hạn bản thân, bạn có thể có cái nhìn mới về cơ thể con người. Ảnh chụp X-quang của một vận...

Ảnh đặc biệt về Việt Nam năm 1980-1981 của nữ phóng viên Pháp

Cùng xem những hình ảnh hiếm có về Hà Nội và một số địa phương miền Bắc Việt Nam những năm 1980-1981 được ghi lại qua ống kính nữ phóng...

Huyền Vũ, tường thuật viên túc cầu

Huyền Vũ đã trở thành một thứ không thể thiếu của tất cả những trận đá banh của Sài Gòn trước những năm 1975. Một trận đá banh mà không...

Thời Vua Hùng không có ‘văn hóa đóng khố’

Đã đến lúc cần cấp tốc loại bỏ thứ “văn hóa đóng khố” ra khỏi nhận thức về trang phục thời đại Hùng Vương, vì đó là một sai lầm...

Đi Tìm Ý Nghĩa Tích Cực Của Chữ “Hòa” 和 Trong Tôn Giáo

Trong sinh hoạt tư tưởng, người Ki-Tô giáo thường hay nhắc tới câu nói sau đây của một ngôn sứ trong Cựu Ước có lẽ là câu nói được truyền...

Thuyền nhân vượt biển sau biến cố 1975

Sự kiện người dân vượt biển ra đi sau biến cố năm 1975 được coi là một cuộc di dân lớn, cũng là sự kiện đau thương đầy máu và...

Ngọ Phạn Điếm

Ngày xưa, cách đây 60 năm, ở đường Duy Tân Huế từ cầu Trường Tiền đi xuống, qua khỏi Morin (cũ), đi một đoạn, có một địa điểm mang cái...

Cổ vật Việt Nam ở viện bảo tang Guimet

Viện Bảo tàng Quốc gia Nghệ thuật Á Đông Guimet là một trong những nơi có nhiều cổ vật Á Đông nhất thế giới. Riêng bộ sưu tập Nhật Bản...

Ngựa và… thẳng ruột ngựa!

Ngựa không gần gũi người Việt bằng trâu. Ngựa chỉ biết kéo xe, không biết kéo cày. Ngựa còn bị khiển trách là không chịu tham gia khề khà chén...

Exit mobile version