Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chọn bàn ăn sao cho hợp phong thủy nhà bếp?

Trong cuộc sống ngày nay, nghệ thuật sắp xếp theo phong thủy đã dần len lỏi vào đời sống của mỗi gia đình và trở thành một phần quan trọng khi mua sắm và tân trang nhà cửa, nhất là phòng bếp và phòng ăn.

Phòng ăn là nơi ăn uống, chăm sóc sức khỏe cho gia đình nên cách bố trí về hướng, kiểu dáng theo đúng phong thủy rất quan trọng. Một không gian phòng ăn được trang trí, sắp xếp hợp lý sẽ tạo nên bầu không khí vui vẻ, thoải mái có lợi cho việc hấp thu chất dinh dưỡng và tiêu hóa.

Trong đó, bàn ăn là vật trung tâm của không gian, có liên hệ trực tiếp đến năng lượng phong thủy trong nhà nên cần được bố trí hợp lý cũng như về cách thức chọn màu sắc, kiểu dáng, chất liệu, kích thước,… để mang lại thịnh vượng và bình an cho gia chủ.

Chọn bàn ăn sao cho hợp phong thủy nhà bếp? - 1

Chọn bàn ăn theo tuổi mệnh của gia chủ

Dựa vào quan niệm ngũ hành, việc chọn bàn ăn về chất liệu, màu sắc, kiểu dáng hợp mệnh của gia chủ là điều cần chú trọng. Cụ thể như sau:

Chọn bàn ăn sao cho hợp phong thủy nhà bếp? - 3

Hình dạng của bàn ăn theo phong thủy

Hình dáng của bàn ăn là một phần quan trọng trong việc lựa chọn. Với mỗi loại hình dáng khác nhau, bàn ăn sẽ mang đến sự trải nghiệm tốt nhất cho gia đình bạn.

Bàn ăn tròn: Phù hợp với tất cả mọi người. Kiểu bo tròn giúp các thành viên có khoảng cách từ chỗ ngồi đến tâm bàn là như nhau, điều này giúp gia đình dễ dàng trò chuyện, tâm sự. Với thiết kế không góc cạnh giúp bàn tròn hạn chế sự phát sinh năng lượng xấu trong nhà.

Bàn ăn Oval/Elip: Sở hữu các đường bo tròn không góc cạnh giống như bàn ăn tròn, bàn ăn oval hay elip cũng mà một trong những sự lựa chọn tuyệt vời giúp giảm thiểu năng lượng xấu sản sinh trong nhà. Nếu bạn không còn thích những bàn tròn truyền thống thì đây cũng là sản phẩm hợp lý để thay đổi mà vẫn giữ được phong thủy tốt.

Bàn ăn góc cạnh hình vuông/chữ nhật: Được sử dụng nhiều trong các gia đình truyền thống hiện nay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy thì những loại bàn có góc cạnh sắc nhọn này sẽ sản sinh ra năng lượng xấu gây ảnh hưởng không tốt đến vận khí của gia chủ. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng hoặc chọn những bạn có mài vát các góc nhọn tạo cạnh bo tròn giảm thiểu sự sắc nhọn của bàn.

Màu sắc bàn ăn theo phong thủy

Màu sắc của bàn ăn sẽ tạo nên những năng lượng tốt và dồi dào sinh khí cho bữa ăn nên việc lựa chọn màu sắc cho mặt bạn là một điều cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Bạn có thể chọn và trang trí thêm trên mặt bàn như khăn trải, phủ kính,… để giữ gìn màu sắc cũng như chất liệu của chúng không bị giảm theo thời gian.

Ngoài ra, những vật dụng để lót ly, lót dĩa,… nên được dùng phù hợp với hình dạng của bàn ăn. Nếu bàn ăn hình chữ nhật hay hình vuông, bạn nên dùng lót ly hình vuông và cũng tương tự như vậy với các loại bàn ăn khác.

Vật liệu bàn ăn theo phong thủy

Vật liệu tạo nên bàn ăn cũng có ý nghĩa phong thủy riêng của chúng mà bạn có thể tạo nên không gian phòng ăn hỗ trợ sinh tài lộc và an khang.

Bàn ăn gỗ: Có thể kích hoạt năng lượng tích cực, mang đến sự tươi mát, phấn khởi và luồng khí tốt luân chuyển trong nhà. Với chất liệu gỗ tự nhiên sẽ có sự bền chắc giúp sản phẩm sử dụng lâu theo thời gian.

Bàn ăn kính: Không có lợi trong phong thủy vì chúng mang đến năng lượng tiêu cực, ảnh hưởng đến không khí và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

Bàn ăn mặt gốm, đá: Bàn ăn mặt đá kích thích các luồng khí tích cực đối lưu trong nhà, tạo sự thịnh vượng, hạnh thông sự nghiệp cho gia củ. Bạn có thể chọn màu sắc bàn ăn mặt đá theo đúng với tuổi mệnh của mình để tăng thuận lợi.

Vị trí sắp xếp bàn ăn trong phòng ăn đúng phong thủy

Về vị trí đặt bàn ăn, theo phong thủy, gia chủ không nên đặt bàn ăn ở vị trí tương khắc với ngũ hành của chủ nhà. Theo đó, nếu gia chủ thuộc “Tây tứ mệnh” thì bàn ăn đặt ở các vị trí là phía Đông Nam, Đông, Nam và phía Bắc. Còn nếu gia chủ thuộc “Đông tứ mệnh” thì cần tránh đặt bàn ăn ở vị trí là phía Tây, Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc.

Ngoài ra, khi đặt bàn ăn đúng phong thủy, các gia đình cũng nên lưu ý không nên đặt ở thẳng cửa ra vào bởi vị trí này người đứng ngoài cửa có thể biết người trong nhà đang dùng bữa, đây là một điều không hay. Bàn ăn đặt ở vị trí đối diện cửa cũng sẽ cản trở luồng khí này ra vào nhà, ảnh hưởng không tốt đến tài vận của ngôi nhà.

Phía trên đầu bàn ăn không nên có giầm nhà nằm ngang, vì vị trí này sẽ tạo cảm giác bất an cho người ngồi. Nhiều gia đình thường chọn vị trí đặt bàn ăn ở phòng bếp, khi bố trí như vậy, gia chủ nên lưu ý, tránh để bàn ăn đối diện trực tiếp với bếp nấu. Bởi khi nấu ăn, bếp thường có nhiệt độ cao và khói, nếu bàn ăn đặt đối diện sẽ khiến sức khỏe của các thành viên trong gia đình không được tốt, tính khí cũng sẽ trở nên nóng nảy, dễ cáu gắt.

Theo Bá Di (T/h) 

Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy – Bảo Đại – Vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam

Hoàng tử Vĩnh Thụy sanh ngày 23 tháng 9 năm Quí Sửu (23-10-1913), khi vua Khải Ðịnh mất thì Hoàng tử Vĩnh Thụy còn đang học ở bên Pháp (từ...

Công trạng của các Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn, đôi điều suy ngẫm

Kể từ những năm 70 của thế kỷ XX trở về trước, ở nhiều góc độ khác nhau, Vương triều Nguyễn từng bị phê phán gay gắt và thời kỳ...

Kể Chuyện Kinh, Cầu Xưa Vùng Sài Gòn Chợ Lớn Trước 1975 (P2)

Phần 2 3- Cầu trên rạch phiá Nam - rạch Bến Nghé, Kinh Bãi Sậy, Kinh Đôi, Kinh Tẽ Sông Sài Gòn (Bến Nghé) chạy qua  quận 1 thành phố Sài Gòn...

Giai thoại Chú Hỏa – từ người lượm ve chai trở thành “ông vua nhà đất” Sài Gòn xưa

Người Sài Gòn vẫn truyền miệng nhau câu tục ngữ “Đi tàu Chú Hỷ, ở nhà Chú Hỏa”. Chú Hỷ – “vua tàu thủy” ở miền Nam, còn Chú Hỏa...

Mỹ thuật thời kỳ Hùng Vương

Phần trước chúng ta nói về mỹ thuật việt nam “thời kỳ hình thành cơ tầng văn hóa nghệ thuật bản địa”, tức là thời tiền sử. Ngay sau thời...

Nhớ về Xóm Chùa – Tân Định

Tôi được sinh ra tại nhà bảo sanh Chung Nam Quế trên đường Trần Quang Khải và lớn lên trong khu xóm nhỏ cuối đường Nguyễn Hữu Cảnh nay là...

Tử Cấm Thành của triều đại Tây Sơn

Xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, Bình Định ngày nay vẫn còn lưu giữ một di tích đặc biệt của triều đại Tây Sơn. Đó là thành Hoàng Đế...

Tuổi thơ vùng Tân Định – Đám lau nhau xóm Mayer

“Đám lau nhau xóm Mayer” là cách gọi của các bậc phụ huynh khu ngã tư Hiền Vương – Hai Bà Trưng xưa. Đó là lũ con trai gần hai...

Bật mí những đế chế lớn mạnh nhất trong lịch sử

Trong suốt chiều dài lịch sử, một số đế chế lớn nhất có lãnh thổ trải dài trên nhiều châu lục. Nhờ sức mạnh quân sự vượt trội, những đế...

Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam – Chương 2/2

Những người phủ nhận Đông Sơn Lạc Việt là tổ tiên của ta có đại diện điển hình là V. Goloubew. Đó cũng là một nhà bác học thiếu tinh...

Chữ ” xe cộ” có từ đâu ?

Đồng Ông Cộ Đồng bào ở tỉnh Gia Định từ xưa tới nay thường nghe nói đến tên “Đồng Ông Cộ” nhưng không hiểu rõ cụm từ này do ai đặt ra...

Người Việt Nam có thời ấu thơ kéo dài nhất thế giới?

Không ít gia đình đang biến trẻ thành những chú “gà công nghiệp” – không có kỹ năng sống, không tư duy, không biết giải quyết vấn đề, thụ động...

Exit mobile version