Xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, Bình Định ngày nay vẫn còn lưu giữ một di tích đặc biệt của triều đại Tây Sơn.
Đó là thành Hoàng Đế – kinh đô của triều Tây Sơn trong giai đoạn 1776 – 1793. Ảnh: Cổng Tử Cấm Thành thời Nguyễn Nhạc, nay là cổng vào di tích thành Hoàng Đế.
Thành được xây dựng năm 1776, sau khi Nguyễn Nhạc đánh bại chúa Nguyễn và lên ngôi hoàng đế nhà Tây Sơn. Thành nằm trên vị trí cũ của thành Đồ Bàn thuộc vương quốc Chăm Pa. Ảnh: Một trong hai tượng bức tượng sư tử đá Chăm Pa được Nguyễn Nhạc giữ lại trong thành.
Từ năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế đặt kinh đô tại Phú Xuân, kinh đô Hoàng Đế chỉ còn trên danh nghĩa. Ảnh: Cột cờ trong thành.
Đầu năm 1801, tướng Võ Tánh dưới quyền Nguyễn Ánh đã chiếm thành từ quân Tây Sơn và đóng quân tại đây. Ảnh: Một đoạn tường thành cũ của Tử Cấm Thành.
Sau đó hai tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng đã bao vây thành. Những trận đánh hết sức ác liệt đã diễn ra. Tháng 5/1801, thành thất thủ, tướng Võ Tánh đã tự thiêu còn quan văn Ngô Tùng Châu uống thuốc độc tự tử. Ảnh: Khu vực lăng mộ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu được Nguyễn Ánh cho xây dựng trong Tử Cấm Thành sau này.
Sau khi triều đại Tây Sơn sụp đổ vào năm 1802, thành Hoàng Đế rơi vào tay nhà Nguyễn. Tới năm 1814, tòa thành bị Nguyễn Ánh cho phá phần lớn để lấy vật liệu xây dựng thành Bình Định mới. Ảnh: Lầu Bát Giác thờ tướng Võ Tánh và Ngô Tùng Châu.
Trên mặt bằng của điện Bát Giác cũ, nơi Vua Thái Đức thiết triều, Nguyễn Ánh đã xây lăng mộ và lầu Bát Giác thờ tướng Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. Ảnh: Mộ tướng Võ Tánh (phải) và quan văn Ngô Tùng Châu (trái).
Các cuộc khảo sát và khai quật sau này cho thấy, thành Hoàng Đế dưới thời Nguyễn Nhạc gồm có 3 lớp: vòng ngoài là thành ngoại có chu vi khoảng 7 km, tiếp đó là vòng trong gọi là thành nội có chu vi khoảng 1,6 km và trong cùng là Tử Cấm Thành có chu vi khoảng 700m, tường thành cao khoảng 3m. Ảnh: Nền móng cung điện thời Tây Sơn trong Tử Cấm Thành.
Ngày nay, tòa thành chỉ còn lại một số công trình của Tử Cấm Thành xưa, gồm có tường thành, cổng tam quan, hai hồ bán nguyệt nguyệt, cặp tượng sư tử Chăm Pa, tường và nền móng các cung điện… Ảnh: Phần chân tường còn lại của một công trình trong thành.
Hồ bán nguyệt nằm bên trái Tử Cấm Thành còn khá nguyên vẹn.
Hồ bán nguyệt bên phải nằm cạnh một cây sung cổ thụ.
Một số dấu tích của tòa thành xưa.