Những chứng tích của cuộc chiến tranh khốc liệt vẫn ngổn ngang ở mảnh đất Quảng Trị năm 1992. Những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Đức Hans-Peter Grumpe thực hiện sẽ khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng.
Phế tích chiến tranh ở Đông Hà
Các hình ảnh này được chụp ở gần điểm giao cắt giữa Quốc lộ 1 và Quốc lộ 9 ở thị xã Đông Hà, Quảng Trị năm 1992.
Thăm đồi Rockpile
Đồi Rockpile là một trong những căn cứ quân sự của Mỹ, được dùng làm tháp canh để quan sát những hoạt động của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong khu phi quân sự ở Quảng Trị từ năm 1966 đến 1968.
Bản làng của người Thượng quanh khu vực đồi Rockpile.
Khe Sanh
Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh còn được gọi là “Chiến dịch Đường 9” hay “Trận Khe Sanh”, là một chiến dịch chính yếu trong chiến cục năm 1968 tại Việt Nam.
Các tài liệu Mỹ thường ghi nhận trận đánh diễn ra trong 77 ngày từ tháng 1 đến tháng 4/1968, và cũng chỉ đề cập đến diễn biến trong 77 ngày này, mà theo đó kết thúc với việc Thủy quân lục chiến Mỹ đóng ở Khe Sanh được Sư đoàn Không Kỵ số 1 cứu viện. Tuy nhiên đối với Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam thì đây chỉ là giai đoạn 1 của chiến dịch, giai đoạn 2 kéo dài từ 9/4 đến 25/7 nhằm chiếm dứt điểm Khe Sanh, cũng diễn ra rất quyết liệt. Tổng cộng 2 giai đoạn kéo dài 170 ngày, kết thúc khi lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Khe Sanh và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam hoàn toàn kiểm soát cứ điểm này, đánh dấu sự cáo chung của Hàng rào điện tử McNamara.
Khe Sanh đã trở thành nơi mà lần đầu tiên, quân đội Mỹ phải rút bỏ một căn cứ quân sự trọng yếu bởi áp lực của đối phương.
Đường tới Khe Sanh.
Những đứa trẻ bóc vỏ măng bên đường.
Tấm bia ghi nhớ trận Khe Sanh.
Trên đường băng sân bay Khe Sanh cũ.
Toàn bộ khu vực lỗ chỗ miệng hố do những người săn phế liệu chiến tranh đào bới.
Các loại đạn vương vãi trên nền đất.
“Một vài ngày trước, hai người thu gom phế liệu đã bị chết bởi vụ nổ lựu đạn” – Hans-Peter Grumpe.
Mũ của người Mỹ (?)
Bản của người Bru – Vân Kiều trên Đường mòn Hồ Chí Minh
“Một phần đường mòn Hồ Chí Minh chạy dọc theo sông Đakrông. Biên giới với Lào chỉ cách khoảng 20 km. Trong khu vực này cũng có những sắc tộc miền núi khác nhau, bao gồm cả người Bru Vân Kiều. Người dân của sắc tộc này đã đóng góp phần lớn công sức trong việc xây dựng Đường mòn Hồ Chí Minh tại địa phương” – Hans-Peter Grumpe.
Sông Đakrông.
Thăm một gia đình người Bru – Vân Kiều.
Con đường được người Cuba xây dựng dẫn đến A Lưới, Thừa Thiên – Huế. Vào thời điểm năm 1992, đường mòn Hồ Chí Minh cũ ở nơi đây không còn lại nhiều dấu vết.
Cảnh quan rừng nhiệt đới.
Một khoảng rừng bị phá để làm rẫy.
Người dân địa phương trên rẫy.
Cây mít.
Khai thác cây mây từ rừng.
Trẻ em người Bru – Vân Kiều.
Trên đường về Đông Hà
Cảnh quan ở Cam Lộ.
Quốc lộ 1.
Cầu Hiền Lương – sông Bến Hải
Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, là ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai miền trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Địa đạo Vịnh Mốc
Địa đạo Vinh Mốc là hệ thống địa đạo tồn tại ở phía Bắc sông Bến Hải, cầu Hiền Lương trong suốt những năm 1965-1972, do quân và dân địa phương xây dựng nhằm chống lại các cuộc tấn công của phía Mỹ và VNCH.
Hành trình khó khăn cho chiếc xe Volga khi đến địa đạo.
Bãi biển cạnh địa đạo Vịnh Mốc.
Các lối vào làng ngầm của khu địa đạo.
Khu vực địa đạo nhìn từ phía bãi biển.
Căn cứ Dốc Miếu
“Căn cứ Dốc Miếu nằm cách sông Bến Hải khoảng 8 km về phía Nam, là một phần của cái gọi là ‘bức tường McNamara’, một hệ thống điện tử tinh vi được thiết kế để ngăn chặn sự xâm nhập vào Khu phi quân sự. Vào năm 1992, nơi này trông như địa hình trên mặt trăng vì sự đào bới của những người tìm kiếm phế liệu. Ở nhiều nơi đạn dược vẫn còn nằm rải rác, và ở phía trước của nhiều ngôi nhà vỏ đạn được thu nhặt và chất đống như củi” – Hans-Peter Grumpe.
Một quả đạn nằm trên mặt đất.
Nghĩa trang liệt sĩ ở Dốc Miếu.
Nghề nguy hiểm: Thu nhặt phế liệu chiến tranh.