Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chuyện hồn ma phá án – Chạy đâu thoát khỏi số Trời?

Kẻ sát nhân đã cao chạy xa bay, cứ ngỡ “trời không biết, quỷ không hay”, nào ngờ chạy đâu cũng không thoát khỏi số trời.

Vào thời nhà Đường có một người nông dân tên là Vương An Quốc sống ở vùng ngoại ô Kinh Nguyên. Anh Vương hiền lành, tốt bụng, lại chăm chỉ làm lụng, cuộc sống hoàn toàn tự cung tự cấp.

Một đêm mùa đông năm Bảo Lịch thứ ba đời Đường Kính Tông (năm 827), có hai tên trộm trèo tường lẻn vào nhà anh Vương, tay chúng lăm lăm chiếc dao sắc nhọn, chúng ra sức vơ vét tài sản, toàn bộ quần áo và đồ đạc trong nhà đều bị lấy sạch. Con trai của Vương An Quốc tên là Hà Thất lúc ấy chỉ mới 6, 7 tuổi. Cậu bé đang ngủ bỗng giật mình tỉnh giấc và sợ hãi la lên nhưng bị tên trộm dùng dao giết chết. Cả hai con lừa màu tím buộc đằng sau nhà cũng bị bọn chúng dắt đi.

Trời vừa sáng, dân trong thôn đã đến nhà anh Vương thăm hỏi, họ cùng bàn cách đuổi theo để bắt trộm. Đúng lúc ấy hồn ma của Hà Thất về đến cửa, cậu bé vừa khóc vừa nói: “Cháu chết như thế này cũng là do số mệnh, mong các ông các bà đừng quá đau buồn. Cháu chỉ buồn vì phải vĩnh biệt cha mẹ mà thôi!”.

Hà Thất khóc rất lâu khiến cha mẹ cậu cũng khóc theo, mấy chục người hàng xóm thấy vậy cũng đều khóc thương cho cậu bé. Hà Thất lại nói: “Mọi người không cần phải đuổi theo toán trộm nữa, chỉ cần kiên nhẫn đợi đến tháng 5 năm sau, chúng sẽ tự đến đây nộp mạng”. Dứt lời cậu gọi cha mình tới và thì thầm vào tai, nói rõ tên của kẻ trộm và dặn rằng cha nhất định không được quên.

Đến vụ mùa năm sau, khi Vương An Quốc đang gặt trên thửa ruộng thì bỗng có hai con bò chạy tới giẫm đạp hỏng hết ruộng lúa. Vương An Quốc bực tức bèn lôi bò về thôn và đi hỏi khắp nơi: “Bò nhà ai chạy lung tung giẫm hỏng hết lúa nhà tôi rồi. Giờ tôi xin phép giữ bò lại, chủ bò là ai thì đem tiền qua mà chuộc về, bằng không tôi sẽ cáo quan”. Người dân trong thôn đều lắc đầu trả lời rằng đây không phải bò của họ.

Lúc đó có hai người lạ mặt tới, nói rằng: “Đây là bò của chúng tôi, tối qua nó đã chạy ra ngoài, không ngờ lại chạy tới tận đây. Lúa bị giẫm, chúng tôi sẽ đền gấp đôi, chỉ cần anh trả lại bò cho chúng tôi”.

Vương An Quốc và người dân trong thôn liền hỏi họ từ đâu tới, yêu cầu họ đưa ra chứng cứ thì được biết một trong hai con bò này là được đổi từ con lừa màu tím. Vương An Quốc lập tức nhớ lời con trai căn dặn, liền hỏi tên tuổi của họ, kết quả đúng như những gì Hà Thất đã tiên đoán. Anh liền trói họ lại và nói rằng: “Các ngươi chính là hai tên trộm đã giết con trai ta vào mùa đông năm ngoái, lại còn cướp mất gia tài của ta!”.

Hai tên trộm vô cùng kinh ngạc, mặt biến sắc, không dám giấu diếm thêm nữa. Cả hai vội nói: “Đây đúng là số trời, chúng tôi số chết không thoát được nữa rồi!”.

Hai tên trộm liền kể rõ sự tình: “Lần đó, sau khi phạm tội chúng tôi đã chạy về hướng bắc, đến ngoài vùng Ninh Khánh thì dừng lại nghỉ. Chúng tôi cứ tưởng rằng việc đã trót lọt không ai biết nên đã mua bò để chuẩn bị quay về Kỳ Sơn. Hôm qua, khi dắt bò đến khu vực cách thôn 20 dặm, con bò cứ nhất quyết giằng kéo không chịu đi tiếp. Chúng tôi định để đến đêm mới tiếp tục lên đường, nhưng khi vừa chìm vào giấc ngủ thì bỗng mơ thấy một cậu bé độ 6, 7 tuổi cứ nhảy múa lung tung, làm chúng tôi hoa mắt chóng mặt. Sau đó chúng tôi ngủ mê man, cứ như thế cho đến sáng nay mới tỉnh dậy. Vừa mở mắt ra thì phát hiện dây buộc bò đã bị tuột ra như thể có ai đó tháo chứ không phải do bò giằng đứt, còn bò thì đã chạy đi đâu mất. Chúng tôi lần theo dấu vết thì đến được chỗ này”.

Hai tên trộm than thân trách phận mà rằng: “Đây là quả báo cho tội lỗi mà chúng tôi gây ra. Giờ hai chúng tôi đã hiểu: Đây là do ma quỷ khiến chúng tôi tới đây, đến rồi mới biết sự việc đã bại lộ. Là do ma xui quỷ khiến, ý Trời đã định, chúng tôi không dám cãi!”.

Sau đó, người trong thôn đã dẫn cả hai lên công đường, quan huyện xử án theo quy định.

Theo Vương Cận, Epoch Times

Khoa Cử Việt Nam – Phần 1: Thi Hội – Chương bốn: Khảo quan

Khảo quan thi Hương gồm có ban Giám sát trông coi trật tự trường thi và ban Giám khảo phụ trách việc chấm thi ; khảo quan chấm thi lại...

Thẻ bài trong hoàng cung nhà Nguyễn

Có thể coi thẻ bài trong hoàng cung nhà Nguyễn là một hình thức quản lý nhân sự tương tự thẻ nhân viên thời hiện đại. Điều khác biệt lớn...

Xứ Đàng Ngoài và lối đặt tên kỳ lạ

Vì họ cho tà ma hay ghen ghét và xảo quyệt gây hết các thứ bệnh và tai họa xảy đến cho con cái họ, nên họ thường lấy những...

Quê hương ngày trở lại – Kỳ 1 – Sài Gòn-Châu Đốc-Hà Tiên

Về Sài Gòn tôi bị lạc. Tình trạng lạc hướng kéo dài trên taxi, xe ôm, đi một mình hay cùng gia đình, bè bạn, tôi thường lẩm nhẩm trong...

Cầu Ba Cẳng và những truyền thuyết

Người Sài Gòn xưa thường nói “dân chơi cầu Ba Cẳng”. Vậy cầu Ba Cẳng là cây câu nào? Giờ nó ở đâu mà nhiều người Sài Gòn kiếm hoài...

Văn hoá dòng tộc Việt Nam

Dòng họ là một hiện tượng lịch sử – văn hóa mang tính phổ quát, xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại và tồn tại ở mọi nền...

Câu chuyện bản thể Tết Việt

Bài viết này không cổ vũ việc bỏ Tết âm lịch, mà ủng hộ việc tìm hiểu cội nguồn, giữ được hoặc khôi khục được bản thể đã mất của...

Làm gì nếu bị mắc kẹt trong thang máy?

Có lẽ cơn ác mộng tồi tệ nhất với hầu hết mọi người khi di chuyển trong các tòa nhà cao tầng là bị kẹt trong thang máy. Đây quả...

Bức tranh toàn cảnh về lịch sử chữ viết của người Việt

Chữ viết biểu thị cho nền văn minh của một nước. Ở Việt-Nam, chữ Hán chiếm địa vị chính thức suốt thời Bắc thuộc và tự trị, là thứ chữ...

Chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” gần Hồ Gươm

Dạo quanh khu vực Hồ Gươm – nơi được coi là trái tim của Hà Nội, biết bao nhiêu dấu ấn lịch sử của đất nước như Tháp Rùa, đền...

Tục đa thê

Chúng ta đều biết rằng người An Nam có bổn phận rất thiêng liêng, đó là thờ cúng tổ tiên - một nhiệm vụ chỉ được giao cho nam giới....

Phụ nữ Việt Nam thời xa xưa và ngày nay có gì khác biệt?

Giữa phụ nữ Việt Nam thời xưa và thời nay có nhiều khác biệt, từ chuyện chăm sóc vẻ bề ngoài, chăm sóc sức khỏe đến cách ứng xử, quan...

Exit mobile version